Thị trường bất động sản xuất hiện thêm nhiều tín hiệu tích cực mới

Thị trường bất động sản thời gian gần đây đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực ở hầu hết các phân khúc bất động sản, đặc biệt là về nguồn vốn cho bất động sản. Trong đó, tín dụng gia tăng, được đánh giá đang có xu hướng phục hồi tốt, thị trường trái phiếu cũng sôi động trở lại và niềm tin của khách hàng vào bất động sản cũng dần hồi phục.

TÍN HIỆU TÍCH CỰC MỚI tk

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, trong quý I/2024, ngành ngân hàng đã tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn.

Lãi suất bình quân huy động và cho vay đối với các giao dịch phát sinh mới lần lượt ở mức 3,1%/năm và 6,5%/năm, giảm tương ứng khoảng 0,4%/năm và 0,6%/năm so với cuối năm 2023.

Mặc dù trong tháng 1 và 2.2024, nguồn tín dụng vào thị trường nhà ở chưa tốt, song tháng 3 và tháng 4 đã phục hồi rất tốt. Đưa ra con số cụ thể, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM (HoREA) cho biết, hoạt động tín dụng bất động sản đang có xu hướng tăng trưởng qua từng tháng với những chuyển biến tích cực. Theo đó, trong 4 tháng đầu năm, tín dụng bất động sản tại thành phố đã tăng trưởng 1,61%, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung (1,31%) và chiếm 27% trong tổng dư nợ tín dụng.

Ông Châu cho rằng, theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản, dự án dưới 20ha thì 20% vốn chủ sở hữu, trên 20ha phải là 15% vốn chủ sở hữu nên doanh nghiệp bất động sản phải chọn ngân hàng làm “bà đỡ” cho thị trường.

Ngoài tín dụng ngân hàng, vốn đổ vào thị trường bất động sản còn có kênh trái phiếu. Nếu thời gian trước, thị trường trái phiếu phát triển nóng nhưng rất may là được điều chỉnh. Sắp tới, với kế hoạch hình thành sàn giao dịch trái phiếu nên trong tương lai, bất động sản kỳ vọng vào nguồn này.

Báo cáo của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam cho thấy, 4 tháng đầu năm nay, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt 36.088 tỷ đồng, với 6 đợt phát hành ra công chúng và 30 đợt phát hành riêng lẻ. Riêng trong tháng 4/2024, có 12 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Không chỉ phát hành mới tăng trở lại, mà lượng mua lại trước hạn cũng giảm, cho thấy áp lực đáo hạn trái phiếu với doanh nghiệp đã bớt nặng nề. Tính từ đầu năm đến nay, tổng giá trị trái phiếu được mua lại trước hạn đạt 37.054 tỷ đồng, giảm 29,7% so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, lượng trái phiếu doanh nghiệp bất động sản phát hành trong 4 tháng đầu năm chiếm tới 51,2%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 22,5% của năm 2023.

Giao dịch trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường thứ cấp cũng sôi động hơn. Ông Nguyễn Quang Thuân, Tổng giám đốc FiinRatings cho hay, trong quý I/2024, giá trị giao dịch trung bình theo ngày đạt gần 4.000 tỷ đồng, cao gấp 22,4 lần so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy sự chào đón của nhà đầu tư. Trong đó, ngành bất động sản chiếm gần 29% tổng giá trị giao dịch của thị trường.

Cuối cùng là nguồn vốn từ khách hàng với quy định tiền đặt cọc không quá 5%, khi các dự án được mở bán và thị trường ấm dần lên, nguồn tín dụng từ khách hàng sẽ chảy mạnh hơn vào thị trường bất động sản.

Thống kê cũng cho thấy trong quý 1/2024, phân khúc nhà ở đón nhận khoảng 20.541 sản phẩm được chào bán; trong đó có hơn 4.300 sản phẩm tự các dự án mở bán mới hoàn toàn. Giao dịch phân khúc nhà ở tiếp đà tăng trưởng, với 6.200 giao dịch, tăng 8% so với quý 4 năm 2023 và gấp đôi cùng kỳ năm 2023. Riêng phân khúc căn hộ ghi nhận hơn 3.000 căn mới với tỷ lệ hấp thụ đạt 57%.

Kết quả khảo sát mới đây của VARS với các hội viên là môi giới bất động sản cũng cho thấy, mặc dù thận trọng hơn trong quyết định rót tiền ra nhưng nếu cung hợp lý thì có tới 70% khách hàng, nhà đầu tư của họ sẵn sàng “xuống tiền” mua bất động sản trong năm 2024. Khách hàng lựa chọn kỹ phân khúc, loại hình bất động sản trước khi xuống tiền. Đất nền, thấp tầng là hai phân khúc nhận được sự quan tâm nhiều nhất.

Cùng với các tín hiệu tích cực trên, trung gian kết nối giao dịch bất động sản là các môi giới cũng đã sẵn sàng tái nhập cuộc. Cũng theo khảo sát từ VARS cho thấy, 20-30% môi giới bất động sản rời thị trường trong thời gian trước đó đã quyết định “tái nhập cuộc”. Và 70-80% các Sàn giao dịch cũng đã sẵn sàng tái nhập cuộc. Tuy nhiên, thị trường vẫn ghi nhận tình trạng thiếu hụt môi giới bất động sản; đặc biệt là các môi giới có kiến thức kinh nghiệm và chứng chỉ hành nghề. Đây là lý do nhiều Sàn giao dịch có kế hoạch mở rộng, phân phối thêm các phân khúc tiềm năng, nhưng phải cân nhắc, dựa theo kết quả tuyển dụng môi giới.

VARS cho rằng, thời gian tới, tình trạng thiếu hụt này sẽ được khắc phục phần nào khi có khoảng 30-40% môi giới bất động sản đã nghỉ việc trước đó cho biết, họ sẵn sàng tái nhập cuộc tiếp trong quý 2, khi các tín hiệu phục hồi của thị trường rõ nét hơn nữa. Và 60-70% môi giới bất động sản coi công việc này là nghề tay trái đã chuẩn bị tinh thần sẵn sàng để toàn tâm, toàn ý cho mảng bất động sản.

Hà Thu

Bình luận

Nổi bật

Đâu là “trợ lực” để bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi?

Đâu là “trợ lực” để bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi?

sự kiện🞄Thứ ba, 25/06/2024, 14:27

Sự phục hồi của ngành du lịch cùng với hàng loạt chính sách tháo gỡ khó khăn đang được kỳ vọng sẽ giúp bất động sản du lịch đẩy nhanh tốc độ hồi phục. Tuy nhiên, niềm tin của nhà đầu tư khiến phân khúc này vẫn chưa thể phục hồi như kỳ vọng.

Giá thuê bất động sản công nghiệp được dự đoán sẽ tiếp tục tăng

Giá thuê bất động sản công nghiệp được dự đoán sẽ tiếp tục tăng

sự kiện🞄Thứ ba, 25/06/2024, 14:26

Các chuyên gia cho rằng, giá thuê bất động sản công nghiệp ở cả miền Bắc và miền Nam sẽ tiếp tục tăng trong năm nay.

Savills: Diễn biến trái chiều của giá nhà tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Savills: Diễn biến trái chiều của giá nhà tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

sự kiện🞄Thứ ba, 25/06/2024, 14:26

Theo báo cáo chỉ số giá bất động sản Savills Việt Nam quý 1/2024, phân khúc nhà ở tại Hà Nội và TP.HCM diễn ra theo hai thái cực đối lập, trong khi chỉ số giá nhà ở tại Hà Nội trong 3 tháng đầu năm có xu hướng tăng mạnh, Thành phố Hồ Chí Minh giảm nhẹ.