Thị trường bất động sản sẽ sôi động khi đón dòng tiền kiều hối

Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) được Quốc hội thông qua cuối năm 2023, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, có nhiều nội dung mới, trong đó có mở rộng chào đón Việt Kiều có nhu cầu đầu tư bất động sản tại Việt Nam. Điều này dự báo sẽ giúp thị trường bất động sản trở nên sôi động hơn khi Luật có hiệu lực.

dòng tiền kiều hối_page-0001

Nhu cầu sở hữu nhà ở tại Việt Nam của Việt Kiều rất lớn

Nhu cầu mua nhà của người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam, bao gồm nhu cầu sở hữu nhà để ở và nhu cầu kinh doanh là rất lớn. Theo thống kê của Bộ Xây dựng, có khoảng 4 triệu người muốn mua nhà ở Việt Nam trong tương lai, bao gồm người nước ngoài và Việt kiều.

Tuy nhiên, trước đó, Luật Nhà ở năm 2014 quy định chặt chẽ về việc Việt Kiều mua nhà ở tại Việt Nam nên số lượng giao dịch thực chỉ có khoảng 3.035 người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam, chủ yếu là các căn hộ chung cư ở dự án nhà thương mại. Số lượng này được đánh giá là rất ít so với nhu cầu thực tế của Việt Kiều.

Theo ông Peter Hồng, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài cho biết, “Hiện có 600.000 - 700.000 Việt kiều là doanh nhân, trí thức có trình độ cao (chiếm 10 - 12% cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài), nhiều người muốn trở về quê hương để đầu tư, kinh doanh hoặc sinh sống, nên nhu cầu mua nhà ở tại Việt Nam là rất lớn”.

Xu hướng tăng mua nhà của người nước ngoài tại Việt Nam là một tín hiệu tốt, phản ánh tiềm năng của nền kinh tế đang phát triển ngày càng tích cực.

Cùng với dòng vốn FDI đang ngày “chảy" mạnh, lượng người nước ngoài đến sinh sống và làm việc lâu dài tại Việt Nam cũng tăng lên hàng năm. Theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2005, số lượng lao động nước ngoài ở Việt Nam là 12.000 người, năm 2010 là 55.000, năm 2015 là 83.600 và năm 2019 là 117.800 người... Cũng theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê, số lao động nước ngoài được cấp phép làm việc tại Việt Nam tính đến tháng 3/2022 là 100.000 người, tăng gấp gần 10 lần so với năm 2005.

Việc làm ăn lâu dài ở Việt Nam cũng như nhu cầu đầu tư trước sức hút từ tiềm năng của thị trường bất động sản tại Việt Nam chắc chắn sẽ làm nảy sinh nhu cầu sở hữu nhà ở, căn hộ. Bên cạnh đó sự lựa chọn của giới nhà giàu nước ngoài khi mà giá nhà ở một số quốc gia đã quá cao hay việc siết các quy định nhập cư ở một số nước… cũng sẽ khiến nhu cầu sở hữu nhà tại Việt Nam ngày càng tăng lên.

Kỳ vọng thị trường bất động sản sôi động nhờ mở rộng điều kiện trong Luật

Theo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) được Quốc hội thông qua cuối năm 2023, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam (quốc tịch Việt Nam) có quyền và nghĩa vụ liên quan đến đất đai như công dân Việt Nam trong nước, nghĩa là được kinh doanh bất động sản như công dân trong nước.

Riêng đối với người gốc Việt định cư ở nước ngoài mà không phải là công dân Việt Nam (không mang quốc tịch Việt Nam), thì chỉ được kinh doanh bất động sản theo các hình thức như luật hiện hành.

Quy định trên đồng bộ với Luật Nhà ở (sửa đổi) quy định theo hướng dẫn chiếu người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh, thì được sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất theo pháp luật đất đai.

Như vậy, quy định của 3 luật đã thông qua là cơ bản thống nhất, đồng bộ, nhằm đảm bảo Việt kiều còn giữ quốc tịch Việt Nam có quyền sử dụng đất, quyền kinh doanh tại Việt Nam như công dân trong nước.

Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM nhận định, quy định mới đã tạo sự bình đẳng giữa người dân trong nước và kiều bào trong việc đầu tư, kinh doanh bất động sản. Khi được mua nhà, có quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất như công dân trong nước, họ sẽ chuyển tiền về đầu tư, mua nhà ở Việt Nam. Như vậy, thị trường bất động sản sẽ có thêm nhu cầu lớn từ Việt kiều, thêm đầu ra cho nguồn cung nhà ở cao cấp đang vượt cầu.

Có thể thấy, đối với quy định mới, Việt kiều sẽ dễ dàng hơn trong việc sở hữu và kinh doanh bất động sản trong nước. Nếu trước đây, dù quy định cho phép Việt kiều được mua bất động sản trong nước, nhưng nhiều người phải nhờ người thân đứng tên. Cũng chính vì lo ngại thủ tục, quy định phức tạp, không được đứng tên sổ hồng, nên nhiều Việt kiều ngần ngại, không mua bất động sản trong nước. Nhưng đến khi Luật có hiệu lực, rào cản ấy không còn hiên hữu nữa, kỳ vọng đề dòng tiền ngoại hối sẽ giúp thị trường bất động sản trở nên sôi động hơn.

Hà Thu

Bình luận

Nổi bật

Nơi từng diễn ra “cơn sốt đất điên cuồng” 2 năm trước: Thị trường bất động sản đang diễn biến thế nào?

Nơi từng diễn ra “cơn sốt đất điên cuồng” 2 năm trước: Thị trường bất động sản đang diễn biến thế nào?

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

Cách đây 2 năm, tại Bình Phước, giới đầu tư không khỏi kinh ngạc trước hình ảnh sôi động của thị trường bất động sản Bình Phước. Khi đó, giá nhà đất Bình Phước bất ngờ được đẩy lên cao ngất ngưởng. Thậm chí những dự án được rao bán cách đây nhiều năm đến thời điểm “cơn sốt” diễn ra vẫn chỉ là bãi đất trống nhưng lại nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhà đầu tư.

Hà Nội: Thị trường “sôi động”, nhu cầu sở hữu bất động sản của người dân ngày càng nhiều?

Hà Nội: Thị trường “sôi động”, nhu cầu sở hữu bất động sản của người dân ngày càng nhiều?

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

Theo Báo cáo tổng quan thị trường bất động sản Hà Nội quý 1/2024 của OneHousing (đơn vị thuộc Tập đoàn One Mount) cho thấy, khoảng 53% khách hàng được hỏi đều có nhu cầu mua bất động sản trong quỹ đầu năm nay (tăng 17%) so với quý 3/2023.

“Sôi động” các phiên đấu giá đất tại khu vực ngoại thành Hà Nội

“Sôi động” các phiên đấu giá đất tại khu vực ngoại thành Hà Nội

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

Có thể thấy, từ đầu năm đến nay, các phiên đấu giá tại Hà Nội khá sôi nổi, đặc biệt là những huyện ngoại thành với liên tiếp các cuộc đấu giá được diễn ra với đông đảo lượng người tham dự.