Thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng được người dân ưa chuộng

(CL&CS) - Các dịch vụ thanh toán trực tuyến phát triển mạnh mẽ giúp hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục tăng trưởng khá trong quý 1/2023.

Ngày 26/5, Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước và Báo Tuổi trẻ phối hợp tổ chức Họp báo công bố chuỗi sự kiện hưởng ứng Ngày không tiền mặt năm 2023 (16/6/2019 - 16/6/2023).

Ngày 26/5, Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước và Báo Tuổi trẻ phối hợp tổ chức Họp báo công bố chuỗi sự kiện hưởng ứng Ngày không tiền mặt năm 2023 (16/6/2019 - 16/6/2023).

Cụ thể, số lượng giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng 8,55% so cùng kỳ năm trước về giá trị; Số lượng giao dịch qua hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử tăng 70,77% về số lượng và tăng 18,55% về giá trị.​

74,63% người trưởng thành có tài khoản ngân hàng

Ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến cuối tháng 3/2023, toàn thị trường có 21.347 máy ATM và có 430.625 máy POS; tăng tương ứng 3,88% và 26,34% so cùng kỳ năm trước​.​ Số lượng giao dịch qua POS tăng 37,57% về số lượng và tăng 32,09% về giá trị, giao dịch qua ATM tiếp tục giảm 2,37% về số lượng và giảm 4,02% về giá trị cho thấy xu hướng dịch chuyển từ rút tiền mặt sang thanh toán không dùng tiền mặt.

Các dịch vụ thanh toán trực tuyến phát triển mạnh mẽ; những giải pháp thanh toán mới, hiện đại, tiết kiệm chi phí như thanh toán qua mã phản hồi nhanh (QR code), thanh toán phi tiếp xúc (contactless)… đã được các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán áp dụng, tích hợp vào trong sản phẩm, dịch vụ để nâng cao tiện ích, an toàn bảo mật, đem lại lợi ích lớn, giá trị thiết thực cho khách hàng. Qua đó góp phần phổ biến thanh toán không dùng tiền mặt đến với người dân và doanh nghiệp.

Hiện nay, tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng đạt 74,63%. Giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 53,51% so cùng kỳ năm trước về số lượng; qua kênh Internet tăng 88,11% về số lượng và 7,43% về giá trị; qua kênh điện thoại di động tăng 65,55% về số lượng và 13,31% về giá trị; qua phương thức QR code tăng 160,71% về số lượng và 43,84% về giá trị.

Tổng số tài khoản Mobile-Money được đăng ký và sử dụng là hơn 3,71 triệu tài khoản với gần 8.880 điểm kinh doanh được thiết lập, 15.300 đơn vị chấp nhận thanh toán. Nhiều dịch vụ ngân hàng có thể được thực hiện hoàn toàn trên kênh số với quy trình, thủ tục đơn giản, nhanh chóng, có ngay kết quả.

Tính đến cuối năm 2022, có 40 ngân hàng đã triển khai chính thức quy trình mở tài khoản thanh toán eKYC với hơn 11,9 triệu tài khoản thanh toán mở bằng eKYC đang hoạt động; có 22 ngân hàng triển khai chính thức mở thẻ eKYC với gần 10,8 triệu thẻ mở bằng eKYC đang hoạt động. Ngoài ra, đến tháng 4/2023, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với Bộ Công an (C06) hoàn thành xác thực hơn 25 triệu thông tin tín dụng khách hàng vay với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Triệt nạn mua - bán, cho thuê tài khoản ngân hàng

Ông Phạm Anh Tuấn cho biết, Ngân hàng Nhà nước và C06 đã ký kết phối hợp triển khai đề án về kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và định danh điện tử. Đây là kế hoạch rất quan trọng của ngành ngân hàng trong việc khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ cho việc làm sạch, định danh điện tử khách hàng cũng như là cung cấp thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng của mình trên cơ sở dữ liệu.

Trước tiên sẽ làm sạch dữ liệu trên hệ thống Trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Ngân hàng Nhà nước đã kết nối vối C06 để định danh chính xác từ số chứng minh nhân dân cũ sang căn cước công dân mới, làm sao đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác.

Đảm bảo đúng nhân thân là bước đầu tiên, tiếp đến là đối chiếu xem người mở và người dùng tài khoản có khớp không. Hiện nay, nan giải nhất là nạn cho thuê, cho mượn tài khoản để nhận tiền lừa đảo. Sau đó, đối tượng lừa đảo chuyển tiền đi lòng vòng qua nhiều tài khoản khác nhau để chiếm đoạt.

Trong 4 tháng qua, 90% giao dịch liên ngân hàng có giá trị dưới 2 triệu đồng. Tội phạm thường chỉ lừa tiền trăm triệu đồng, tiền tỷ đồng. Như vậy, các ngân hàng có thể đặt ngưỡng 5 hay 10 triệu đồng trở lên phải xác minh chính chủ.

Quá trình này chỉ mất 5 - 10 giây. Nếu xác minh không đúng chính chủ, ngân hàng có quyền tạm dừng giao dịch và yêu cầu xác thực tại quầy.

Ngoài ra, còn một vấn đề khác là một sim điện thoại đang được đăng ký nhiều tài khoản ngân hàng do vậy cũng phải xác minh lại. Ông Phạm Anh Tuấn nhấn mạnh: “Chúng tôi không kết luận nhưng nếu rơi vào tình huống như vậy thì phải yêu cầu xác thực tại quầy. Bộ Thông tin - Truyền thông cũng cần quyết liệt hơn trong việc giải quyết sim không chính chủ, qua đó chung tay với ngành ngân hàng để giải quyết nạn cho thuê, mua bán tài khoản”.

Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

Ông Nguyễn Cảnh Anh được bầu làm Chủ tịch HĐQT Eximbank

Ông Nguyễn Cảnh Anh được bầu làm Chủ tịch HĐQT Eximbank

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 15:26

(CL&CS) - Ngày 26/4, HĐQT Eximbank đã thông qua nghị quyết chính thức bầu ông Nguyễn Cảnh Anh, thành viên HĐQT giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ VII (2020-2025) thay cho bà Đỗ Hà Phương.

NCB ghi nhận tín hiệu kinh doanh tích cực trong quý I/2024

NCB ghi nhận tín hiệu kinh doanh tích cực trong quý I/2024

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 08:50

(CL&CS) - Kết thúc quý I/2024, hoạt động kinh doanh chính của NCB có nhiều tín hiệu tích cực, huy động vốn và cho vay khách hàng tăng trưởng khả quan cho thấy niềm tin của khách hàng vào NCB ngày một tăng.

Năm 2024: Sacombank đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 23:12

(CL&CS) - Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của Sacombank đã thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.