Thứ ba, 03/12/2024, 21:16 PM

Thanh Hóa thúc đẩy cải thiện năng suất chất lượng trong doanh nghiệp

(CL&CS)- Năng suất chất lượng được coi là một trong những vấn đề sống còn của nền kinh tế. Việc thúc đẩy năng suất là nền tảng, động lực giúp kinh tế mỗi quốc gia phát triển.

Đối với các doanh nghiệp(DN, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm có ý nghĩa quan trọng, là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Năng suất lao động tăng thì làm giảm giá thành sản phẩm, đồng thời cũng giúp cải thiện chất lượng sản phẩm vì tiết kiệm được chi phí về tiền lương trên một đơn vị sản phẩm.

Với sự hỗ trợ của Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng, các doanh nghiệp có được các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng khác nhau và những hệ thống, công cụ này lại đòi hỏi doanh nghiệp thực hành theo các cách thức khác nhau, ví dụ như áp dụng riêng lẻ hệ thống quản lý, công cụ năng suất chất lượng, tích hợp nhiều hệ thống quản lý với nhau, kết hợp hệ thống với công cụ… qua đó thu về những lợ ích thiết thực.

Điển hình tại tỉnh  Thanh Hóa đã triển khai nhiều dự án nhằm hỗ trợ DN nâng cao năng suất và chất lượng, kết nối chặt chẽ hoạt động khoa học, công nghệ với sản xuất và đời sống. Nhờ đó, nhận thức của các cơ quan quản lý Nhà nước, đặc biệt là các DN, về vai trò của năng suất và chất lượng đã có những chuyển biến tích cực.

BSon

Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 trong sản xuất

Nhiều DN trên địa bàn đã tích cực đầu tư đổi mới phương pháp quản lý và điều hành, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, sử dụng các công cụ quản lý cải tiến hiện đại, đồng thời công bố sản phẩm đạt tiêu chuẩn hợp chuẩn, hợp quy. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí trong hoạt động sản xuất mà còn đảm bảo chất lượng hàng hóa, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng và giảm thiểu tỷ lệ sản phẩm lỗi. Tiêu biểu là các đơn vị như Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn không chỉ tiên phong trong việc áp dụng công nghệ lò quay tiên tiến, mà còn đầu tư vào hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001, qua đó giảm phát thải và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên. Điều này giúp công ty không chỉ nâng cao năng suất mà còn thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, góp phần bảo vệ môi trường.

Trong khi đó, Công ty CP Dụng cụ thể thao Delta đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tự động hóa và các công cụ cải tiến như Kaizen và Lean Six Sigma vào quy trình sản xuất. Kết quả là các sản phẩm của công ty không chỉ đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế mà còn đáp ứng nhanh chóng các đơn hàng lớn từ các đối tác khó tính ở châu Âu và Mỹ, tạo nên sự phát triển bền vững cho DN.

Mục tiêu nâng cao năng suất và chất lượng không chỉ dừng lại ở việc cải thiện quy trình sản xuất mà còn phải giúp DN tạo được sức cạnh tranh bền vững trên thị trường. Các DN Thanh Hóa đã chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu và gia tăng giá trị cho sản phẩm. Nhiều DN đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm đặc trưng của địa phương như mắm tôm Ba Làng, nem chua Thanh Hóa hay các sản phẩm từ tre luồng. Việc khai thác hiệu quả các nền tảng thương mại điện tử đã mở ra một kỷ nguyên mới cho các DN trong việc tiếp cận khách hàng. Sự hiện diện trên các sàn thương mại lớn như Amazon hay Alibaba không chỉ giúp DN mở rộng kênh tiêu thụ mà còn mang lại cơ hội để quảng bá sản phẩm Thanh Hóa đến nhiều thị trường tiềm năng trên toàn cầu. Những nỗ lực này cho thấy sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy kinh doanh, từ phụ thuộc vào các kênh phân phối truyền thống đến việc tận dụng các công cụ hiện đại để tăng cường sự hiện diện và nâng cao năng lực cạnh tranh.

12-23

 Công ty CP Dụng cụ thể thao Delta áp dụng các công cụ cải tiến như Kaizen và Lean Six Sigma vào quy trình sản xuất

Tuy nhiên, theo Sở Khoa học và Công nghệ, dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực, các chương trình và dự án nâng cao năng suất, chất lượng vẫn đối mặt với không ít khó khăn. Một trong những hạn chế chính là đội ngũ cán bộ quản lý và tư vấn về năng suất, chất lượng còn rất mỏng, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của DN. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách địa phương, vốn còn hạn chế, dẫn đến việc triển khai các dự án chưa đạt hiệu quả tối ưu.

Ngoài ra, phần lớn các DN trên địa bàn tỉnh đều thuộc nhóm vừa và nhỏ với nguồn lực hạn chế cả về tài chính lẫn nhân lực. Nhận thức và sự quan tâm đến việc cải tiến năng suất, chất lượng ở một số DN vẫn chưa đủ sâu sắc, dẫn đến việc triển khai các giải pháp chủ yếu mang tính bề rộng thay vì đi vào chiều sâu. Điều này khiến cho phong trào nâng cao năng suất, chất lượng chưa thể phát triển mạnh mẽ và bền vững. Thách thức lớn nhất vẫn là việc tạo lập và duy trì văn hóa năng suất trong cộng đồng DN. Đây không chỉ đòi hỏi sự hỗ trợ từ chính sách mà còn cần sự cam kết mạnh mẽ và nỗ lực từ chính các DN trong việc thay đổi tư duy, cải thiện quy trình và xây dựng chiến lược phát triển dài hạn.

Trước thực trạng đó, tỉnh Thanh Hóa đã chủ động triển khai nhiều giải pháp để khắc phục những khó khăn, thúc đẩy nâng cao năng suất và chất lượng trong DN. Một trong những giải pháp quan trọng là tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và tư vấn về năng suất, chất lượng. Tỉnh đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức chuyên môn, triển khai các khóa đào tạo, hội thảo để nâng cao năng lực cho các DN, giúp các DN dễ dàng tiếp cận với những công cụ cải tiến năng suất chất lượng, nhất là các công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh vào DN. Bên cạnh đó, nỗ lực thu hút nguồn vốn đầu tư từ các chương trình hỗ trợ của Trung ương nhằm đảm bảo nguồn kinh phí cho các dự án nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa. Các DN, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ được khuyến khích tham gia vào các dự án này để nhận được sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật và tư vấn chuyên sâu. Để giải quyết vấn đề nhận thức và sự chủ động trong cải tiến, tỉnh còn đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các lợi ích của việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm; khuyến khích DN thực hiện cải tiến liên tục thông qua các chương trình thi đua, khen thưởng...

Bên cạnh các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, mỗi DN cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, coi đó là yếu tố quyết định cho sự phát triển bền vững. Chỉ khi nhận thức rõ điều này, mới có thể lựa chọn và áp dụng các giải pháp phù hợp giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo sự phát triển bền vững.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Thanh Hóa thúc đẩy cải thiện năng suất chất lượng trong doanh nghiệp

Thanh Hóa thúc đẩy cải thiện năng suất chất lượng trong doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ ba, 03/12/2024, 21:16

(CL&CS)- Năng suất chất lượng được coi là một trong những vấn đề sống còn của nền kinh tế. Việc thúc đẩy năng suất là nền tảng, động lực giúp kinh tế mỗi quốc gia phát triển.

Tiêu chuẩn hóa giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng

Tiêu chuẩn hóa giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng

sự kiện🞄Thứ ba, 03/12/2024, 21:16

(CL&CS) - Nói một cách dễ hiểu thì tiêu chuẩn hóa là quá trình thiết lập và áp dụng các quy tắc, nguyên tắc, tiêu chí hoặc đặc điểm kỹ thuật cho một sản phẩm, dịch vụ, quy trình hoặc hệ thống. Mục đích của tiêu chuẩn hóa là đảm bảo rằng các sản phẩm, dịch vụ, quy trình hoặc hệ thống đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, an toàn, hiệu quả, khả năng tương thích và tính bền vững, giúp nâng cao năng suất và chất lượng, là cánh cửa thành công cho mỗi doanh nghiệp.

Tư vấn nâng cao năng suất, chất lượng cho doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng

Tư vấn nâng cao năng suất, chất lượng cho doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng

sự kiện🞄Thứ ba, 03/12/2024, 13:55

(CL&CS)- Sở Khoa học và Công nghệ Sóc Trăng đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và thực thi các chương trình hành động vì mục tiêu năng suất, chất lượng cho các doanh nghiệp trên địa bàn.