Thăng trầm và lạc quan thị trường xe hơi Việt

(NTD) - Khép lại năm 2018, ngành xe hơi Việt có nhiều điều đáng để đem ra mổ xẻ: Từ nghị định mới về sản xuất, lắp ráp ô tô, thuế, phí, những mẫu xe nhập khẩu... đến tương lai của các mẫu xe “Made in Việt Nam”

1

Do vấp phải nhiều khó khăn trong việc nhập khẩu xe, nhiều chủ đại lý phải chuyển dịch hướng kinh doanh hoặc chuyển sang buôn bán xe hơi cũ.

Thuế nhập khẩu giảm, giá xe vẫn tăng

Các hãng xe nhập khẩu (ngoại trừ Mercedes Benz) đều rơi vào hoàn cảnh không có hàng để bán dù khách đặt cọc từ lâu. Cụ thể như Lexus, Audi, Volvo là những thương hiệu xe sang nhưng nhập khẩu nguyên chiếc và doanh số chỉ lẻ tẻ vài chục đến trăm chiếc, chưa thể đặt lên bàn cân để so găng với hãng “ngôi sao ba cánh”.

Nguyên do là Nghị định 116 “làm khó” cho những doanh nghiệp nhập khẩu, Mercedes Benz chiếm được ưu thế là do có nhà máy lắp ráp nội địa.

Người tiêu dùng đặt nhiều kỳ vọng khi năm 2018 thuế nhập khẩu ô tô từ khu vực ASEAN về mức 0%, và xe nhập khẩu có mức giá tốt hơn

Nhưng người tiêu dùng đã thất vọng. Vậy tại sao thuế về 0% mà giá xe ô tô chưa giảm, thậm chí còn tăng?

Ở mức thuế cũ, một chiếc xe sẽ phải “gánh” 30% thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, lãi doanh nghiệp, chiết khấu, kho bãi, vận chuyển, quảng cáo… Dựa vào những cơ sở đó, hãng xe sẽ cân đối và đưa ra mức giá niêm yết tại thị trường Việt Nam.

Thuế giảm nhưng giá vẫn tăng, phần đông cho rằng đây là quy luật cung - cầu của thị trường. Khi người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để mua xe thì doanh nghiệp không dại gì mà hạ giá thành xuống để giảm lợi nhuận của mình.

Chi phí kiểm tra ô tô nhập khẩu theo từng lô là một trong các yếu tố tác động nhiều lên giá bán. Tới cuối năm 2018, tình trạng khan hiếm nguồn cung ở thị trường ô tô Việt Nam có phần nào cải thiện, tuy nhiên điều này khó “vớt vát” nổi một năm buồn cho ô tô nhập khẩu.

2

Vinfast mang nhiều kỳ vọng về một nền công nghiệp xe hơi phát triển ở Việt Nam

Xe lắp ráp nội địa chiếm lĩnh thị trường

Năm 2018 được coi là một năm “lên ngôi” của xe lắp ráp. Số đông người tiêu dùng cho rằng có được vị thế này là do những chiếc xe lắp ráp có giá thành rẻ, trang thiết bị đủ dùng, phù hợp với túi tiền của người Việt. Số khác thì cho rằng điều này do tác động của Nghị định 116, các doanh nghiệp “gặp khó” khi nhập xe về bán, lượng xe ít hay thậm chí không có khiến người tiêu dùng phải dịch chuyển sang xe lắp ráp nội địa.

Và dù nguyên nhân nào đi chăng nữa thì không thể phủ nhận đây là một năm thành công đối với các hãng xe lắp ráp. Theo một báo cáo gần đây của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), người Việt đang chủ yếu chọn các thương hiệu của Nhật Bản và Hàn Quốc, được lắp ráp trong nước.

Những mẫu xe lắp ráp bán chạy nhất vẫn là Toyota Vios, Hyundai Grand i10 hay Kia Morning, những chiếc xe giá rẻ, tiết kiệm nhiên liệu và tính thanh khoản vô cùng tốt. Một chuyên gia đã nhận định, trong thời đại công nghệ 4.0, mô hình “sharing economy” (kinh tế chia sẻ) phát triển mạnh, những chiếc xe giá rẻ sẽ được sử dụng nhiều hơn để phục vụ mục đích này.

Năm 2018 cũng chứng kiến “cuộc cách mạng” thực sự trong ngành xe hơi Việt. Vinfast tạo ra hai mẫu xe mới chỉ trong vòng 12 tháng kể từ khi ra mắt.

Hai mẫu xe của VinFast LUX A2.0 sedan và LUX SA2.0 SUV dựa trên nền tảng và công nghệ của BMW, phần thiết kế được thực hiện bởi Ital Design và Pininfarina. Ngoài ra VinFast cũng cho mẫu xe giá rẻ Fadil nhằm cạnh tranh với các đối thủ cùng phân khúc.

3

Nghị định số 116 khi đã tạo ra những rào cản kỹ thuật không mong muốn đối với các doanh nghiệp nhập khẩu.

Tín hiệu lạc quan cho thị trường xe

Sức mua cuối năm “kéo” phần nào doanh số của các nhà phân phối xe hơi nhập khẩu và cả xe hơi lắp ráp bởi ai cũng biết, giai đoạn cuối năm người tiêu dùng thường mua xe để phục vụ gia đình vào dịp lễ, Tết.

Cụ thể, theo báo cáo mới nhất từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 9/2018 lượng ô tô nhập khẩu đạt 11.507 chiếc, trị giá hơn 242 triệu USD, là tháng có lượng xe được nhập về cao nhất kể từ đầu năm 2018 đến nay. So với tháng 8/2018, lượng ô tô nhập khẩu tăng 16,3% về số lượng và 11,1% về giá trị. Trong khi đó, các đại lý xe nói lượng xe bán ra trong tháng 10 và tháng 11 tăng nhẹ so với các tháng trước.

Những số liệu này đem đến những dấu hiệu tích cực về thị trường ô tô tại Việt Nam: Người tiêu dùng sẽ có nhiều lựa chọn, các doanh nghiệp có “nguồn thu” tốt hơn.

Tuệ Minh

9
 

 

 

Bình luận

Nổi bật

Ông Nguyễn Cảnh Anh được bầu làm Chủ tịch HĐQT Eximbank

Ông Nguyễn Cảnh Anh được bầu làm Chủ tịch HĐQT Eximbank

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 15:26

(CL&CS) - Ngày 26/4, HĐQT Eximbank đã thông qua nghị quyết chính thức bầu ông Nguyễn Cảnh Anh, thành viên HĐQT giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ VII (2020-2025) thay cho bà Đỗ Hà Phương.

NCB ghi nhận tín hiệu kinh doanh tích cực trong quý I/2024

NCB ghi nhận tín hiệu kinh doanh tích cực trong quý I/2024

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 08:50

(CL&CS) - Kết thúc quý I/2024, hoạt động kinh doanh chính của NCB có nhiều tín hiệu tích cực, huy động vốn và cho vay khách hàng tăng trưởng khả quan cho thấy niềm tin của khách hàng vào NCB ngày một tăng.

Năm 2024: Sacombank đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 23:12

(CL&CS) - Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của Sacombank đã thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.