Thứ ba, 31/07/2018, 13:41 PM

Thăng trầm nghề hát bội ở phố cổ Hội An

(NTD) - Làng Nam Diêu (phường Thanh Hà, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam) được mệnh danh là “cái nôi” nuôi dưỡng nghệ thuật hát bội ở xứ Quảng. Thế nhưng...

Đã thành thông lệ, vào đêm 14 âm lịch hằng tháng, tiếng hát nỉ non như âu sầu, ai oán, lúc trầm, lúc bổng lại réo rắt vang lên giữa lòng phố cổ. Những cung đàn, điệu nhạc như níu chân du khách tại không gian trình diễn hát bội (hay còn gọi hát tuồng) bên mép chùa Cầu.

Giữ nghiệp “cơm nhà áo vợ”

Những tràng vỗ tay tán thưởng không ngớt của khán giả khi màn nhung sân khấu khép lại cũng là lúc các anh kép, chị đào “thoát thân” nhân vật, gột rửa lớp phấn son dày cộm để trở về với con người thật rất đỗi bình thường. Không ai khác, họ chính là những diễn viên sinh ra và lớn lên ở làng tuồng Nam Diêu một thời trứ danh trong vùng. Những nghệ sĩ này cho biết, lòng mến mộ của khán giả đã níu giữ họ theo đuổi môn nghệ thuật tuồng mấy chục năm qua.

Ông Lê Phú Hải (68 tuổi, trưởng đoàn), người đã có công gầy dựng, vực dậy nghề hát tuồng trước bờ vực thất truyền kể: “Hồi chiến tranh hay những năm đầu sau giải phóng, nhắc đến nhóm tuồng Nam Diêu là bà con trong vùng hầu như ai cũng biết. Gánh tuồng đi đến đâu, người dân hồ hởi đón xem đến đó, từ sân khấu lớn cho đến các sân đình, làng…”

Thế nhưng sự hưng thịnh chỉ kéo dài đến những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước. Sau này, lớp lớp thế hệ già đến trẻ trong làng rời bỏ nghiệp hát tuồng ông cha bao đời truyền lại bởi nghiệp hát không nuôi nổi bản thân người ca xướng. Nhóm tuồng Nam Diêu thuở nào bỗng chốc tan rã, không còn ai nhắc nhở đến nữa.

Mãi đến năm 2002, khi nghe chính quyền địa phương có chủ trương đưa nghệ thuật tuồng vào biểu diễn phục vụ du khách, ông Hải đã tức tốc khăn gói từ Sài Gòn về quê sau cả chục năm bôn ba quê người.

Giờ đoàn hát của ông cũng chỉ vỏn vẹn 5 nghệ sĩ như ngày nào. Theo nghiệp đến giờ còn có bà Hồ Thị Ánh Hoa (55 tuổi). Bà Hoa đã có 30 năm theo nghiệp cầm ca, 15 năm đồng cam cộng khổ với đoàn tuồng lưu diễn trong và ngoài thành phố. Nữ diễn viên này chiếm trọn cảm tình của khán giả mê tuồng ở Hội An. Bà Hoa nói, vẫn nguyện một lòng son sắt cùng “phu quân” vực dậy làng tuồng Nam Diêu.

PS-Lang-hat-boi-o-pho-Hoi-Anh-4
Một diễn viên nhí sau khoảng thời gian được đào tạo đã có thể tham gia biểu diễn tuồng. (Ảnh: H.Tân).
PS-Lang-hat-boi-o-pho-Hoi-Anh-2-2
Đoàn tuồng Nam Diêu biểu diễn phục vụ du khách ở phố cổ. (Ảnh: H.Tân).

Truyền nghề cho lớp trẻ

Trong gian nhà chật hẹp (vốn dĩ là điểm lớp mẫu giáo thôn do cán bộ địa phương cấp ở tạm cho vợ chồng ông Hải) lỉnh kỉnh dàn âm ly, loa thùng và những bộ phục trang sờn vai, đứt chỉ, vợ chồng ông Hải cùng những nghệ sĩ lớn, nhỏ tập bộ (động tác vũ đạo - PV), tập ca những điệu thán và các làn điệu khác của hát bộ.

Dường như cái nghiệp hát bội ấy giờ lại lan truyền sang cô con gái của hai vợ chồng ông Hải. Lê Hồ Hoàng Yến (13 tuổi) đang trên đường trở thành một diễn viên tuồng chuyên nghiệp và đã có thể sẵn sàng sắm vai thay thế nếu một trong số các diễn viên ít ỏi trong đoàn khàn tiếng hoặc ốm đau.

Những vở tuồng được ví như bài học vỡ lòng: “San Hậu”, “Kim Liên tiễn mẹ”… đã được Yến hay một số bạn nhỏ khác trình diễn một cách thuần thục. Tất cả đều bắt nguồn từ lòng yêu nghề, quyết gìn giữ nghiệp hát bội của những diễn viên bao đêm lặng lẽ cống hiến tài nghệ trên không gian sân khấu đô thị cổ hàng trăm năm tuổi.

Ông Trần Đình Châu, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Du lịch TP.Hội An cho biết: “Những năm qua, đoàn tuồng Nam Diêu giữ vai trò rất lớn trong việc quảng bá nghệ thuật tuồng ở đây. Những lớp người kế cận đã có để tiếp tục giữ môn nghệ thuật đặc biệt lâu đời này”./.

PS-Lang-hat-boi-o-pho-Hoi-Anh-1-2
Vợ chồng ông Hải, bà Hoa vẫn ngày ngày cần mẫn gìn giữ nghề hát tuồng ở làng Nam Diêu. (Ảnh: H.Tân).
PS-Lang-hat-boi-o-pho-Hoi-Anh-2-1
Các diễn viên trong đoàn tuồng mở lớp đào tạo miễn phí cho các bạn trẻ. (Ảnh: H.Tân).
Ông Hải chia sẻ: “Lứa diễn viên như bọn tôi đã ở bên kia sườn dốc sự nghiệp, giờ thì rất cần những người trẻ tiếp nối. Nỗi trăn trở đó cũng được giải tỏa khi chúng tôi đã chọn ra 9 cháu trong làng có độ tuổi từ 11-17 để mở lớp dạy hát tuồng. Ngoài học định kỳ vào tối thứ Bảy ở phố cổ thì tranh thủ thời gian rảnh, các cháu lại đến nhà tôi để được anh em trong đoàn thay phiên nhau dạy hát”.

Hoàng Tân

_NTD_So 455 456_In_Page_37
 

 

Bình luận

Nổi bật

VinFast nhận 27.649 đơn đặt cọc xe VF 3 chỉ sau 66 giờ mở bán

VinFast nhận 27.649 đơn đặt cọc xe VF 3 chỉ sau 66 giờ mở bán

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 08:13

(CL&CS) - Hà Nội, ngày 16/05/2024 - VinFast công bố đã có 27.649 đơn đăng ký mua xe VF 3 chỉ sau 66 giờ mở nhận đặt cọc sớm, đạt kỷ lục chưa từng có trên thị trường ô tô. Đặc biệt, 100% đơn hàng đều không được hoàn hủy hoặc chuyển nhượng, khẳng định sức hút ấn tượng, xứng tầm là “mẫu xe quốc dân” tại Việt Nam.

Khách hàng VinFast sẽ sử dụng mạng lưới 700.000 cổng sạc tại Châu Âu

Khách hàng VinFast sẽ sử dụng mạng lưới 700.000 cổng sạc tại Châu Âu

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 08:13

(CL&CS) - Paris, ngày 15/05/2024 – VinFast Auto (Nasdaq: VFS) công bố ký kết thỏa thuận hợp tác với Bosch, một trong những nhà cung cấp dịch vụ và công nghệ ô tô hàng đầu thế giới. Theo thỏa thuận, khách hàng sở hữu xe VinFast có thể sử dụng mạng lưới 700.000 cổng sạc của Bosch tại 30 quốc gia châu Âu.

Hơn 100 tổ chức, doanh nghiệp tham gia triển lãm ENE Vietnam 2024

Hơn 100 tổ chức, doanh nghiệp tham gia triển lãm ENE Vietnam 2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 08:13

(CL&CS)- Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Điện và Năng lượng tại Việt Nam - ENE Vietnam 2024 diễn ra tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội với sự tham gia của hơn 100 tổ chức, doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam và quốc tế.