Tham vọng của Masan ở thị trường thịt chế biến

(NTD) - Tập đoàn Masan vừa tăng đầu tư vào lĩnh vực thịt chế biến với tham vọng đẩy quy mô thị trường tăng 10 lần sau 5 năm nữa. Mục tiêu này có quá viển vông khi mức tiêu thụ thịt chế biến của người dân còn quá thấp?

Tăng 10 lần sau 5 năm

Thông qua công ty con là Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng Sài Gòn (Saigon Nutri Food - SNF), Masan đã bắt tay với đối tác Hàn Quốc Jinju Ham để đẩy mạnh mảng thịt chế biến. Theo đó, Jinju Ham sẽ mua 25% cổ phần của SNF và SNF sẽ được đổi tên thành Masan Jinju.

Jinju Ham hiện đứng đầu ngành hàng xúc xích và các thực phẩm cung cấp bữa ăn đầy đủ tại Hàn Quốc. Masan sẽ áp dụng công nghệ từ Jinju Ham để làm ra các sản phẩm xúc xích tiệt trùng cao cấp, một phân khúc hoàn toàn mới tại Việt Nam. Sự hợp tác này được kỳ vọng sẽ làm thay đổi cục diện thị trường thịt chế biến tại Việt Nam.

Theo số liệu của Bloomberg, thị trường thịt sống nói chung (gồm bò, cừu, dê, heo và gia cầm) hiện đang đạt giá trị khoảng 18 tỷ USD. Trong đó thịt heo tươi sống chiếm đến 9 tỷ USD. Tỷ lệ tiêu thụ thịt chế biến tại Việt Nam hiện chỉ bằng 1% so với tổng lượng thịt tiêu thụ, tức chỉ đạt 180 triệu USD, tương đương hơn 4.000 tỷ đồng. Masan kỳ vọng đến năm 2022, tỷ lệ tiêu thụ thịt chế biến của người Việt sẽ tăng 10 lần, lên mức 1,8 tỷ USD.

Liên doanh Masan Jinju đưa ra mục tiêu trên dựa vào niềm tin tương tự trường hợp ở Trung Quốc. Năm 2008, mức tiêu thụ thịt chế biến tại Trung Quốc là 10% và hiện nay, tức sau 10 năm là 20% tổng lượng thịt toàn thị trường.

Ngoài ra, phong cách ăn uống đang thay đổi của người Việt cũng là căn cứ cho niềm tin của liên doanh trên. Theo tờ Nikkei Asian Review, chế độ ăn của người Việt Nam đang thay đổi, họ ăn nhiều thịt hơn, nhất là thịt chế biến. Các chuỗi thức ăn nhanh như KFC hay McDonald’s đã trở thành nơi lui tới thường xuyên của người dân.

Nghiên cứu mới đây của Công ty Nghiên cứu Thị trường Euromonitor cho rằng, cuộc sống bận rộn, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM, khiến người tiêu dùng Việt Nam ít thời gian nấu nướng. Cùng với nỗi lo thực phẩm bẩn đã khiến cho người tiêu dùng ngày càng tin tưởng hơn vào thực phẩm chế biến sẵn có thương hiệu uy tín.

SFN
Nhà máy sản xuất thịt chế biến của Saigon Nutri Food.

Tham vọng viển vông?

Sản xuất thịt chế biến cũng là bước đi cuối trong mô hình 3F - từ trang trại tới bàn ăn của Masan. Tập đoàn này đã sở hữu trại chăn nuôi heo công nghệ cao tại Nghệ An với tổng 250.000 heo thịt/năm, nhà máy chế biến thịt tại Hà Nam với công suất chế biến 14.000 tấn/năm. Khâu trung gian có nhà máy thức ăn gia súc Proconco và Anco.

Tuy nhiên, nhìn vào mục tiêu của Masan, đã có nhiều ý kiến nghi ngờ về tham vọng này. Trước hết, bước vào thị trường thịt chế biến, Masan sẽ phải cạnh tranh với các đối thủ lớn, chẳng hạn như Tập đoàn CJ của Hàn Quốc. Trong năm rồi, CJ đã mua lại hai công ty chế biến thực phẩm có tiếng là Công ty Thực phẩm Cầu Tre và Công ty Thực phẩm Minh Đạt.

Thực tế quy mô thị trường thịt chế biến hiện còn khá nhỏ, khoảng 180-250 triệu USD. Để tăng đến 1,8 tỷ USD trong 5 năm không phải chuyện dễ dàng. Còn theo dự báo của Euromonitor, giai đoạn 2016-2021, thị trường thịt chế biến chỉ tăng khoảng 2% về doanh thu và sản lượng mỗi năm. Bởi vậy, mục tiêu khá cao của Masan khiến nhà đầu tư nghi ngờ rằng, tập đoàn vẽ ra bức tranh màu hồng để thu hút nhà đầu tư.

Masan là một tập đoàn có tầm nhìn dài hạn, với chiến lược dẫn dắt mọi ngành hàng mà họ tham gia. Hầu hết các sản phẩm của Masan như nước tương, nước mắm, mì gói… đều có thị phần rất cao trên thị trường. Ngoài ra, họ cũng có ưu thế về tài chính để đẩy mạnh hoạt động quảng bá nhằm phủ rộng thị trường khi cần thiết. Tuy nhiên, với sản phẩm mới thì thành công của Masan vẫn còn là ẩn số.

Dù vậy, ngành thực phẩm chế biến cũng là thị trường có đối tượng khách hàng mà Masan nhắm vào lâu nay. Về mặt chiến lược, giám đốc một công ty tư vấn chiến lược doanh nghiệp cho rằng, thịt chế biến là sản phẩm mới nên chưa thể đánh giá Masan có thể làm được gì và đẩy thị trường tăng tới đâu. Tuy nhiên, vì sản phẩm này vẫn thuộc thị trường hiện hữu, tức cung cấp các sản phẩm trong khu vực bếp ăn cho người dân, nên bước đi này của Masan có rủi ro tương đối thấp. Masan chỉ đang thâm nhập sâu hơn vào ngành hàng tiêu dùng nhanh mà họ đang có ưu thế về thị phần.

 Dương Nguyễn

_NTD_So 453 454_In_Page_12
 

 

Bình luận

Nổi bật

Saigon Co.op - nhà bán lẻ thuần việt lâu đời nhất Việt Nam

Saigon Co.op - nhà bán lẻ thuần việt lâu đời nhất Việt Nam

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:09

(CL&CS) - Trong 34 năm, Saigon Co.op không ngừng phát triển và đổi mới liên tục thay đổi theo xu thế như phát triển đa dạng các mô hình bán lẻ, thực hiện chuyển đổi số, tái cơ cấu nguồn nhân lực, quản trị, tinh gọn các khâu, mang đến chất lượng và dịch vụ tốt nhất cho người tiêu dùng…

Đồng Tháp: Củ Sen Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của Nhật

Đồng Tháp: Củ Sen Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của Nhật

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:08

(CL&CS)- Mới đây, tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức lễ công bố lô hàng đầu tiên với 15 tấn củ sen đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe để xuất khẩu đi Nhật Bản, đánh dấu mốc đưa sản phẩm sen thâm nhập vào một trong những thị trường khó tính của thế giới.

Nhà đầu tư địa ốc vẫn đang chờ chu kỳ điều chỉnh giá kết thúc để “xuống tiền”?

Nhà đầu tư địa ốc vẫn đang chờ chu kỳ điều chỉnh giá kết thúc để “xuống tiền”?

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:07

Thời gian qua, Quốc hội đã liên tiếp thông qua các bộ luật chính liên quan đến bất động sản, kỳ vọng sẽ là cú hích lớn, tạo dựng lại niềm tin của nhà đầu tư vào bất động sản. Tuy nhiên, hiện tại giới đầu tư địa ốc vẫn đang chờ đợi những dấu hiệu cho thấy chu kỳ điều chỉnh giá hiện tại đã kết thúc trước khi xuống tiền.