TCM đã nhận khoảng 77% kế hoạch doanh thu đơn hàng cho quý 3

(CL&CS) - Dệt may Thành Công cho biết, đã nhận khoảng 77% kế hoạch doanh thu đơn hàng cho quý 3 và nhận khoảng 75% kế hoạch doanh thu cho đơn hàng của năm.

Năm 2023, TCM đề ra mục tiêu là 3.927 tỷ đồng doanh thu thuần và 245 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.

Năm 2023, TCM đề ra mục tiêu là 3.927 tỷ đồng doanh thu thuần và 245 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.

Ước tính 6 tháng đầu năm, Công ty cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM) ghi nhận doanh thu 1.571 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 106 tỷ đồng, giảm tương ứng 28% và 17% so với cùng kỳ. Nếu so với kế hoạch đề ra, TCM đã thực hiện 40% kế hoạch doanh thu và 43% kế hoạch lợi nhuận.

Công ty đề ra mục tiêu năm nay là 3.927 tỷ đồng doanh thu thuần và 245 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Kế hoạch này đã thay đổi so với kế hoạch ban đầu công bố vào giữa tháng 3. Lúc đó, TCM đề ra mục tiêu doanh thu thuần 4.364 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 274 tỷ đồng. Công ty giảm chỉ tiêu doanh thu gần 10% so với kế hoạch ban đầu.

Về thị trường xuất khẩu, riêng tháng 5/2023, TCM xuất khẩu thị trường Châu Á chiếm phần lớn, tới 59,4%. Trong đó, thị trường Hàn Quốc chiếm 18,6%; thị trường Nhật chiếm 16,7%; thị trường Trung Quốc chiếm 7,59%. Tiếp đến là thị trường Châu Mỹ chiếm 32,2%; trong đó thị trường Mỹ chiếm 30,2%; Canada chiếm 1,96%. Thị trường Châu Âu chiếm 7,8%, trong đó Anh đã chiếm tới 6,74%.

TCM cho biết, do ảnh hưởng mạnh của suy thoái kinh tế, lạm phát cao tại Mỹ và EU trong thời gian qua đã khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu và giảm tiêu dùng những sản phẩm không phải hàng thiết yếu, trong đó có dệt may. Điều này làm cho tình hình xuất khẩu của TCM sang các thị trường này giảm sút so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, nhờ vào chiến lược đa dạng hóa thị trường xuất khẩu trong đó có thị trường Châu Á và chú trọng phát triển thị trường nội địa với mảng vải - sợi để giảm thiểu rủi ro và gia tăng tỷ trọng xuất khẩu.

Về tình hình đơn hàng, công ty hiện vẫn đang hoạt động chưa tối đa công suất, thiếu đơn hàng cho quý 2. Tính đến thời điểm hiện tại, TCM đã nhận khoảng 77% kế hoạch doanh thu đơn hàng cho quý 3/2023 và nhận khoảng 75% kế hoạch doanh thu cho đơn hàng của năm.

Về định hướng kinh doanh năm 2023, TCM cho biết sẽ tuyển dụng lao động để đạt công suất kế hoạch của nhà máy may Vĩnh Long 2 tại Khu công nghiệp Hòa Phú (Vĩnh Long) ngay sau khi thị trường có dấu hiệu hồi phục. Năm 2022, Công ty hoàn thành thi công nhà máy may này với quy mô 1,500 công nhân, tổng vốn đầu tư là 190 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, TCM sẽ tận dụng các hiệp định thương mại tự do đã ký như CPTPP, EVFTA, RCEP để mở rộng tệp khách hàng.

TCM cho biết sẽ mở rộng thị phần tại châu Âu, khi thị phần ở thị trường này vẫn còn thấp (khoảng 5%). Hiện các thị trường xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao của TCM là Mỹ, CPTPP (Nhật Bản) và Hàn Quốc (từ đối tác Eland).

Đồng thời, gia tăng công suất nhà máy ngành nhuộm, dệt thông qua việc hợp tác cùng các đối tác.

Trước thềm ĐHĐCĐ, TCM cũng thay đổi nhân sự cao cấp. Cụ thể, công ty đã bổ nhiệm ông Lee Hyoung Kyu giữ chức vụ Giám đốc chiến lược kiêm Người đại diện phần vốn góp trong Công ty TNHH TC Tower. Thời gian bổ nhiệm không xác định. Ngày bắt đầu có hiệu lực là 19/6/2023;

Bổ nhiệm ông Han Kwang Taek giữ chức Giám đốc Sáng tạo kiêm Người đại diện phần vốn góp trong Công ty TNHH TC Commerce. Thời gian bổ nhiệm không xác định. Ngày bắt đầu có hiệu lực là 19/6/2023;

Bổ nhiệm bà Ngô Thị Quỳnh Mai làm Trưởng phòng pháp chế, Thư ký HĐQT kiêm Người phụ trách quản trị công ty. Thời gian bổ nhiệm không xác định. Ngày bắt đầu có hiệu lực là 19/6/2023.

Cũng từ ngày 19/6, hai nhân sự không còn đảm nhận vị trí quan trọng tại TCM. Đó là ông Choi Haeoi không còn đảm nhận chức vụ người đại diện phần vốn góp trong Công ty TNHH TC Tower và Công ty TNHH TC Commerce. Còn bà Huỳnh Thị Thu Sa không còn đảm nhận chức vụ Thư ký HĐQT kiêm người phụ trách quản trị công ty.

Trước đó, ngày 13/6, Dệt may Thành Công nhận được đơn từ nhiệm thành viên HĐQT của ông Kim II Kyu với lý do cá nhân.

Được biết, ông Kim II Kyu trình độ cử nhân quản trị kinh doanh và được bổ nhiệm vào vị trí thành viên HĐQT tại Dệt may Thành Công từ ngày 6/4/2021. Ngoài ra, từ năm 2019 đến nay, ông Kim II Kyu đang là Phó chủ tịch kiêm người đại diện Công ty TNHH Eland Construction.

Minh Vân

Bình luận

Nổi bật

VINACAS: Ngành điều vẫn gặp khó khăn do các quy định không phù hợp thực tế

VINACAS: Ngành điều vẫn gặp khó khăn do các quy định không phù hợp thực tế

sự kiện🞄Thứ năm, 13/03/2025, 21:09

(CL&CS)- Ông Bạch Khánh Nhựt, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) cho biết, dù ngành điều tiềm năng tăng trưởng lớn, ngành điều vẫn gặp khó khăn do các quy định không phù hợp thực tế.

Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất tiếp cận nguồn vốn ưu đãi

Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất tiếp cận nguồn vốn ưu đãi

sự kiện🞄Thứ năm, 13/03/2025, 21:07

(CL&CS)- Tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2025, nhiều doanh nghiệp cũng mong được tháo gỡ những khó khăn và có chính sách để tiếp cận được nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.

Khai trương Bệnh viện Đa khoa Vinmec Cần Thơ

Khai trương Bệnh viện Đa khoa Vinmec Cần Thơ

sự kiện🞄Thứ tư, 12/03/2025, 10:58

(CL&CS) - Ngày 10/03/2025, Tập đoàn Vingroup chính thức khai trương Bệnh viện Đa khoa Vinmec Cần Thơ. Với 21 chuyên khoa, quy mô 155 giường nội trú, công suất tối thiểu 60.000 lượt khám/năm, Vinmec Cần Thơ bổ sung đáng kể nguồn lực y khoa cho tuyến tỉnh, đồng thời mở ra dịch vụ y tế chất lượng cao cho khu vực Tây Nam Bộ.