Thứ tư, 21/07/2021, 10:44 AM

Tăng trưởng GDP năm 2021 có thể ở mức 5,8-6%

(CL&CS) - Diễn biến phức tạp của dịch bệnh và những khó khăn của cả doanh nghiệp và người dân là nguy cơ, rủi ro cho ngành tài chính ngân hàng. Rủi ro đứt gãy chuỗi cung đang hiện hữu. Cần kiên định giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát bong bóng tài sản.

3 kịch bản tăng trưởng

 Trong Báo cáo Đánh giá tác động của đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 đến hoạt động kinh tế - xã hội của Việt Nam do TS. Cấn Văn Lực và Nhóm nghiên cứu của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đã đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế.

Kịch bản được xây dựng với giả định các nước trên thế giới cơ bản triển khai thành công việc tiêm vaccine vào quý 4/2021, giúp giảm dần tình trạng lây nhiễm, khôi phục đa số hoạt động kinh tế - xã hội tại các nước. Căng thẳng thương mại và bất ổn địa chính trị lắng dịu hơn tạo tiền đề khôi phục thương mại và đầu tư toàn cầu. 

Kịch bản tích cực tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam có thể đạt 6,3-6,5%.

Giả định của kịch bản này là tại Việt Nam, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát ngay trong tháng 7/2021, tiêm vaccine được đẩy nhanh và đạt miễn dịch cộng đồng vào quý 1/2022.

1

Kinh tế vĩ mô duy trì ổn định. Các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp được đẩy nhanh. Quá trình cơ cấu lại, chuyển đổi số được thúc đẩy. Thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tiêu dùng nội địa hồi phục nhanh...v.v.

Kịch bản cơ sở: tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam có thể đạt từ 5,8-6%.

Giả định cho kịch bản này là tại Việt Nam, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát trong tháng 8/2021, tiêm vaccine được đẩy nhanh và đạt miễn dịch cộng đồng vào quý 2/2022.

Kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, nền kinh tế tăng trưởng theo xu hướng xanh, bền vững hơn trên nền tảng kinh tế số, đổi mới sáng tạo, quá trình cơ cấu lại được thúc đẩy, thu hút đầu tư (cả trong và ngoài nước) hồi phục tạo điều kiện phục hồi, tăng trưởng kinh tế tích cực.

 Mức dự báo tăng trưởng 5,8-6% của kịch bản này thấp hơn khá nhiều so với dự báo mà TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đã đưa ra hổi đầu tháng 6 và càng thấp hơn so với dự báo đầu năm.

Dự báo đầu tháng 6 GDP cả năm có thể đạt từ 6,1-6,3%, và dự báo của đầu năm là 6,5%-7%. Như vậy nhóm nghiên cứu đã hạ dự báo.

Với kịch bản tiêu cực, kinh tế Việt Nam năm 2021 chỉ có thể tăng trưởng từ 5,1-5,3%.

Giả định cho kịch bản này là tới cuối năm 2021 dịch bệnh mới cơ bản được kiểm soát ở khối các nước phát triển, vaccine chậm đưa vào tiêm chủng tại các quốc gia đang phát triển do hạn hẹp về nguồn cung, quá trình phục hồi khó khăn, hoạt động thương mại và đầu tư toàn cầu chỉ phục hồi nhẹ. 

Tại Việt Nam, dịch bệnh COVID-19 cơ bản được kiểm soát đến hết quý 3/2021, quá trình tiêm vaccine chậm triển khai và chỉ đạt mức miễn dịch cộng đồng vào quý 3/2022, dẫn tới việc chậm khôi phục các hoạt động kinh tế xã hội.

Các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi số được thúc đẩy nhưng dịch vụ, thương mại và thu hút vốn FDI phục hồi chậm.

Nợ xấu có thể tới 2,5%

Bản báo cáo này cũng lưu ý rủi ro đứt gãy chuỗi cung đang hiện hữu. Đồng thời cảnh báo rủi ro đối với ngành tài chính - ngân hàng với nợ xấu gia tăng.

Báo cáo này cho biết sản xuất công nghiệp (SXCN) trong 6 tháng đầu năm tuy vẫn giữ được đà tăng nhưng đã chậm lại.

Dịch bệnh đang bùng phát và lan rộng  ở các trung tâm sản xuất công nghiệp lớn   Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, và đã lan tới Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp… Nguy hiểm nhất là dịch phát tán ở TP. HCM là trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, đóng góp khoảng 22% GDP cả nước. Theo đó rủi ro đứt gãy chuỗi cung đã hiện hữu và vẫn ở mức cao.

Một điểm chú ý trong báo cáo này là diễn biến phức tạp của dịch bệnh và những khó khăn của cả doanh nghiệp và người dân nêu sẽ là nguy cơ, rủi ro đối với hoạt động của ngành tài chính - ngân hàng.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, mặc dù hoạt động kinh doanh của nhiều tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp tục khả quan, nhưng nợ xấu đang gia tăng (dự báo tăng khoảng 8-10% so với cuối năm 2020).

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh còn phức tạp khiến nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ngưng trệ sẽ còn tác động tiêu cực đến doanh nghiệp, người dân (là khách hàng của TCTD), dẫn đến nợ xấu tiếp tục tăng trong thời gian tới, có thể lên đến 2,5% cuối năm 2021.

Để vượt qua thách thức và chủ động chuẩn bị tiền đề cho giai đoạn tới, theo TS. Cấn Văn Lực, nhiệm vụ ưu tiên số 1 và quan trọng hàng đầu vẫn là phòng chống dịch COVID-19 hiệu quả và đẩy nhanh tiến trình vaccine. Làm tốt điều này cũng chính là góp phần quyết định ổn định kinh tế-xã hội và thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế.

2

Bên cạnh đó là khẩn trương thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP hỗ trợ người dân và doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu để đưa ra các phương án, gói hỗ trợ bổ sung tiếp theo.

Đồng thời đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công. Đẩy mạnh kích cầu thị trường nội địa. Đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại nền kinh tế.

Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ, thực chất môi trường đầu tư - kinh doanh, để vừa tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, vừa tận dụng cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài (cả trực tiếp và gián tiếp) trong bối cảnh xu thế dịch chuyển chuỗi cung ứng vẫn diễn ra. Đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ khối kinh tế tư nhân và nâng cao năng lực cạnh tranh của thị trường nội địa.

 Đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế số vừa là để tăng năng suất lao động, vừa là theo kịp xu thế và giảm rủi ro lây lan dịch bệnh do tương tác trực tiếp.

 TS.Cấn Văn Lực nhấn mạnh: kiên định giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô. Không chủ quan với lạm phát nhưng không thái quá. Nâng cao hiệu quả phối hợp chính sách tài khóa. Kiểm soát rủi ro bong bóng tài sản, tài chính. Duy trì tài khóa ổn định và lưu ý kiểm soát rủi ro nghĩa vụ trả nợ đang gia tăng, đa dạng hóa, nuôi dưỡng nguồn thu, giảm dựa vào nguồn thu từ đất đai, chứng khoán.

  (Bài/loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ - CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ). 

Hà Linh Lương

Bình luận

Nổi bật

“Xanh hóa” vật liệu xây dựng sẽ đóng góp tích cực vào hành trình chuyển đổi xanh nền kinh tế

“Xanh hóa” vật liệu xây dựng sẽ đóng góp tích cực vào hành trình chuyển đổi xanh nền kinh tế

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 15:58

(CL&CS) - Thúc đẩy chuyển đổi ngành sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng “xanh hóa” sẽ đóng góp tích cực vào hành trình chuyển đổi xanh nền kinh tế, hướng đến phát triển bền vững.

Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2024

Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:11

(CL&CS)- Chính phủ vừa có Tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 15:37

(CL&CS) - Chiều 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn. Hội nghị do Văn phòng Chính phủ phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.