Thứ ba, 31/08/2021, 20:11 PM

Tăng “sức chiến đấu” cho ngành lâm sản

(CL&CS) - Trong những năm qua, ngành chế biến lâm sản đã nắm bắt nhanh xu hướng hội nhập, khai thác hiệu quả lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và dần khẳng định là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước. Để thực hiện được điều đó, Việt Nam cần thúc đẩy giám sát thương mại và phát triển bền vững trong EVFTA để mở rộng thị trường xuất khẩu tại EU.

Vừa qua, Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững (SRD) đã phối hợp với Tổng Cục lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tổ chức Diễn đàn giám sát Quản trị rừng và Thương mại gỗ bền vững lần thứ Tư thông qua hình thức trực tuyến.

240572769_305473048019993_1748349557034153637_n

Diễn đàn giám sát Quản trị rừng và Thương mại gỗ bền vững

Để tăng “sức chiến đấu” cho ngành chế biến lâm sản, mới đây ngày 17/8/2021, Bộ trưởng Bộ CôngThương Nguyễn Hồng Diên đã ký ban hành Quyết định số 1972/QĐ- BCT thành lập Nhóm tư vấn trong nước Việt Nam theo quy định tại Điều 13.15 Chương Thương mại và Phát triển bền vững trong EVFTA. Danh sách thành viên Nhóm DAG Việt Nam (Domestic Advisory Group - DAG) được ban hành tại Phụ lục của Quyết định này, bao gồm: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (đại diện giới sử dụng lao động); Viện Công nhân và Công đoàn, trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; và Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD).

Theo Bà Vũ Thị Bích Hợp - Chủ tịch mạng lưới VNGO, Giám đốc SRD thông tin: Có thể nói hai Hiệp định VPA và EVFTA đã tạo ra cơ hội rất lớn. Lần đầu tiên hai Hiệp Định đã tạo ra cơ chế để các tổ chức xã hội được tham gia vào cơ chế đa bên, theo dõi việc thực hiện hai Hiệp định và đưa ra các ý kiến với quan điểm khách quan, cũng như phản ánh các vấn đề thực tế từ các nhóm cộng đồng dễ bị tổn thương như các cộng đồng nghèo sống phụ thuộc vào rừng, cộng đồng dân tộc thiểu số, các hộ trồng rừng quy mô nhỏ lẻ, các doanh nghiệp vi mô chế biến gỗ, phụ nữ và trẻ em tham gia trong chuỗi cung ứng gỗ.

Rừng trồng gỗ lớn góp phần quan trọng trong ứng phó biến đổi khí hậu. Trong 3.691.240 ha là rừng trồng sản xuất, có 489.016,8 ha rừng trồng gỗ lớn chiếm 13%; trong đó: 126.175 ha rừng trồng chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang RGL; RGL có chu kỳ kinh doanh dài cho hấp thụ và lưu giữ các bon cao; Rừng trồng sản xuất ngày càng đáp ứng yêu cầu về giảm phát thải khí nhà kính bằng việc tăng cường hấp thụ và lưu giữ cacbon rừng.

Trong hội nhập, với hàng loạt các quy định EVFTA được thực thi đã mang lại cơ hội cho sản phẩm lâm sản của Việt Nam thâm nhập thị trường thế giới.

Theo PGS.TS. Nguyễn Bá Ngãi - Hội chủ rừng Việt Nam, cho biết: Diện tích rừng trồng tập trung trên 3 triệu ha, cung ứng gỗ cao su và cây phân tán ổn định, tỷ trọng gỗ lớn tăng mạnh, sản lượng khai thác từ rừng trồng tập trung tăng từ 20,5 triệu m3 năm 2020 lên đến 35,77 triệu m3/năm vào năm 2025 và 50,99 triệu m3 vào năm 2030, Nhập khẩu gỗ tròn tăng từ 11 triệu m3 năm 2020 lên 15,68 triệu m3 năm 2025 và 17,46 triệu m3 năm 2030.

Rừng trồng sản xuất ngày càng đáp ứng yêu cầu về giảm phát thải khí nhà kính. Điều này được quy định trong Hiệp định EVFTA bằng việc không chuyển rừng tự nhiên sang rừng trồng theo phương thức cải tạo rừng tự nhiên. Mặt khác, trữ lượng gỗ rừng trồng tăng nhanh, diện tích trồng gỗ lớn với chu kỳ kinh doanh dài đang được mở rộng góp phần khả năng hấp thụ và lưu trữ các-bon rừng trồng. Tính đa dạng sinh học của rừng trồng sản xuất rất hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu về bảo tồn đa dạng sinh học quy định trong Hiệp định EVFTA bởi vì rừng sản xuất chủ yếu là loài cây nhập nội, trồng thuần loại, chu kỳ kinh doanh ngắn, diện tích rừng trồng các loài cây bản địa ít.

Nhờ sự ưu đãi hơn về thuế, xuất xứ hàng hoá, hàng rào thuế quan và những lợi ích khi thực hiện hiệp đinh EVFTA, từ đó hàng hóa tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Để đạt được những mục tiêu trên, cần giám sát quản trị rừng có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện thành công, có hiệu quả Hiệp định EVFTA và VPA/FLEGT.

Việc giám sát thành công quản trị rừng đòi hỏi nhiều cơ quan, tổ chức và cộng đồng tham gia nên việc thống nhất phương pháp và cách làm trong giám sát quản trị rừng; Để tăng cường hơn nữa vai trò và tránh sự chồng chéo trong thực hiện giám sát quản trị rừng cần tăng cường hơn nữa sự trao đổi thông tin giữa các thành viên mạng lưới VNGO-EVFTA.

Để thực hiện hiệu quả các giải pháp, đẩy mạnh chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, chú trọng đến việc minh bạch nguồn gốc hàng hóa; đa dạng hóa các sản phẩm chế biến, tập trung nghiên cứu phát triển các sản phẩm ứng dụng khoa học công nghệ. Ứng dụng công nghệ Smart Phone với phần mềm CFMS trong giám sát rừng cấp cơ sở (Nâng cao hiệu xuất và hiệu quả giám sát rừng). Ứng dụng ảnh vệ tinh trong giám sát rừng bằng ảnh Sentinel và ảnh Terra 1.

Hồng Liên - Trì Nguyễn

Bình luận

Nổi bật

Nestlé Việt Nam cùng đối tác thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng

Nestlé Việt Nam cùng đối tác thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 09:55

(CL&CS) - Tại Việt Nam, Nestlé đi tiên phong với những hành động mạnh mẽ trong việc thúc đẩy thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp tái sinh, sáng tạo và chuyển đổi số nhằm nỗ lực hướng đến nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.

Khoa học công nghệ là chìa khóa bảo vệ môi trường nước

Khoa học công nghệ là chìa khóa bảo vệ môi trường nước

sự kiện🞄Thứ ba, 16/04/2024, 17:53

(CL&CS) - Biến đổi khí hậu và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa khiến Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng, đặc biệt là chất lượng nước ngày càng suy giảm. Bởi vậy, việc nghiên cứu kỹ thuật mới về nước có vai trò quan trọng trong cuộc sống.

Hà Tĩnh: Thêm 2 mỏ đất phục vụ thi công cao tốc Bắc - Nam

Hà Tĩnh: Thêm 2 mỏ đất phục vụ thi công cao tốc Bắc - Nam

sự kiện🞄Thứ ba, 16/04/2024, 09:53

(CL&CS) - Sở TN&MT Hà Tĩnh vừa phối hợp với Ban QLDA Thăng Long (Bộ GTVT) và các đơn vị có liên quan, chính quyền địa phương bàn giao mốc ranh giới khu vực mỏ đất san lấp tại xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên và mỏ đất san lấp tại xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc để phục vụ thi công các gói thầu xây lắp dự án cao tốc Bắc – Nam qua Hà Tĩnh.