Thứ bảy, 24/10/2020, 11:36 AM

Tăng cường phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân 2020

(CL&CS) - Ngày 22/10, Bộ Y tế đã có Chỉ thị số 23/CT-BYT về tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân 2020.

Theo chỉ thị, trong những tháng mùa đông xuân cuối năm 2020 và đầu năm 2021, tình hình dịch bệnh có nguy cơ cao tiếp tục diễn biến phức tạp, bệnh COVID-19 chưa có vaccine dự phòng, cùng với nhiều yếu tố thời tiết bất lợi tạo điều kiện cho các bệnh truyền nhiễm bùng phát, đặc biệt là các bệnh như COVID-19, sởi, rubella, bạch hầu, ho gà, sốt xuất huyết, tay chân miệng....

Bộ Y tế đề nghị, duy trì triển khai các hoạt động phòng chống dịch COVID-19 theo các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia và Bộ Y tế với quan điểm không chủ quan, lơ là, kiên quyết ngăn chặn các nguồn lây, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch; duy trì và thực hiện hiệu quả của tổ phòng, chống dịch COVID-19 tại cộng đồng. 

Các đơn vị y tế dự phòng tăng cường giám sát tại cộng đồng, cửa khẩu, phát hiện sớm, đáp ứng kịp thời, đặc biệt là bệnh COVID-19, MERS-CoV, cúm A(H7N9), bệnh cúm A(H5N1), A(H5N6), chú trọng triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh dại, các bệnh dịch lây truyền qua đường hô hấp (bạch hầu, sởi, rubella...) và các bệnh lưu hành (tay chân miệng, sốt xuất huyết...), xử lý triệt để các ổ dịch, khoanh vùng, không để bùng phát lan rộng.

Tăng cường triển khai hoạt động tiêm chủng thường xuyên và tiêm chủng dịch vụ, đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng đạt 95% trên quy mô cấp xã.

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện tốt công tác thường trực cấp cứu, phân loại sàng lọc bệnh, phân luồng khám bệnh, thu dung, cách ly, thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, không để lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

Cần tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thường gặp trong mùa đông xuân, thông điệp 5K phòng, chống COVID-19 (gồm Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế) đến từng hộ gia đình, cộng đồng với các hình thức và ngôn ngữ phù hợp với từng địa phương…

Theo Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Đặng Quang Tấn, tính đến sáng 23/10, Việt Nam đã ghi nhận 1.148 bệnh nhân nhiễm COVID-19, trong đó 1.049 trường hợp đã được điều trị khỏi, 64 trường hợp đang được điều trị tại các cơ sở y tế và 35 trường hợp đã tử vong. Bên cạnh đó, cả nước cũng đã ghi nhận hơn 90.000 ca mắc sốt xuất huyết, nhiều ca bệnh bạch hầu và một số bệnh khác như: sởi, ho gà…

Bài liên quan

Lê Tín

Bình luận

Nổi bật

Chương trình tôn vinh “Nhà Khoa học của Nhà nông” năm 2024

Chương trình tôn vinh “Nhà Khoa học của Nhà nông” năm 2024

sự kiện🞄Thứ năm, 19/09/2024, 21:33

(CL&CS) - Để kịp thời đánh giá, ghi nhận, tôn vinh và biểu dương những đóng góp to lớn của đội ngũ trí thức, nhà khoa học, nhà sáng chế trong lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội khu vực nông thôn, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức Chương trình tôn vinh: “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V - năm 2024.

Tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

sự kiện🞄Thứ năm, 19/09/2024, 21:33

(CL&CS) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.

Chính phủ ban hành 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh

Chính phủ ban hành 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh

sự kiện🞄Thứ năm, 19/09/2024, 07:19

(CL&CS) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.