Thứ tư, 17/04/2024, 08:41 AM

Tấn công mạng và chuyển đổi số

(CL&CS) - Chỉ trong thời gian ngắn vừa qua, hai doanh nghiệp lớn là VNDirect và PVOil đã bị hacker tấn công hệ thống thông tin gây những hậu quả nghiêm trọng. Bên cạnh đó, còn có hàng loạt vụ việc các tài khoản cá nhân bị kẻ xấu đánh cắp thông tin trên môi trường mạng thông qua điện thoại thông minh, nhiều trường hợp đã bị đánh cắp hàng tỷ đồng trong tài khoản ngân hàng.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Tại buổi họp báo Chính phủ mới đây, người phát ngôn Bộ Công an, ông Tô Ân Xô thông tin: quý 1/2024, Bộ Công an đã phát hiện hơn 20 triệu cảnh báo các hoạt động tấn công mạng, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong tháng 3, Bộ Công an phát hiện hơn 7 triệu cảnh báo, tăng 6% so với tháng 2. Hệ thống mạng của nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bị tội phạm tấn công, đánh cắp dữ liệu, thay đổi giao diện, cướp quyền quản trị. Thậm chí Bộ Công an đã phát hiện hàng chục GB dữ liệu có nội dung bí mật bị đánh cắp. Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các đơn vị bị tội phạm mạng tấn công rất dồn dập, không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới cũng bị tấn công mạng.

Có thể thấy, xu hướng tấn công mạng gia tăng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của môi trường mạng xã hội và chuyển đổi số. Khi công nghệ tiến sâu vào bất cứ lĩnh vực nào từ an ninh, kinh tế đến đời sống xã hội là lĩnh vực đó có sự tấn công mạng.

Nhìn thẳng thực tế, trong cuộc cách mạng 4.0 hiện nay, quá trình chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ đang là “mảnh đất màu mỡ” của hoạt động tấn công mạng. Bởi quá trình chuyển đổi số là quá trình của sự hoàn thiện về hệ thống công nghệ thông tin, trong đó các chương trình, các phần mềm còn thiếu đồng bộ, có nhiều lỗ hổng; công tác bảo vệ, bảo mật chưa thể có giải pháp toàn diện, kịp thời. Hơn nữa, nhận thức của người quản lý, người thụ hưởng cũng như các đối tượng liên quan chưa đồng đều về công nghệ, đặc biệt thói quen quản lý và sử dụng thiết bị công nghệ thông tin không phải lúc nào cũng theo kịp sự phát triển của công nghệ.

Từ thực tế đó, đặt ra yêu cầu về việc tăng cường nguồn nhân lực, vật lực đảm bảo yêu cầu về an toàn hệ thống và công tác bảo vệ, bảo mật hệ thống này trong các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và mỗi người dân. Theo đó, ngoài việc tăng cường thiết bị hiện đại, phát triển công nghệ và các giải pháp bảo mật an toàn, việc nâng cao nhận thức ở từng bộ phận chuyên trách, từng người dân cần được chú trọng hơn. Mới đây Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng. Công điện đã đề ra các giải pháp trọng tâm, toàn diện, có tích chất cấp bách cũng như lâu dài cần được các bộ ngành, địa phương, các doanh nghiệp, người dân nghiêm túc thực hiện. Đảm bảo an ninh, an toàn mạng chính là đảm bảo an ninh và đời sống, là động lực hết sức quan trọng cho phát triển kinh tế và xã hội.

Theo Tạp chí Hải quan

Bình luận

Nổi bật

Đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế nhờ nhà máy thông minh

Đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế nhờ nhà máy thông minh

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 15:24

(CL&CS) - Internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra những cơ hội mới và tiềm năng lớn, nhất là giúp doanh nghiệp hình thành và xây dựng nhà máy thông minh.

Bảo đảm an toàn thông tin mạng trong dịp Lễ 30/4 - 1/5/2024

Bảo đảm an toàn thông tin mạng trong dịp Lễ 30/4 - 1/5/2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 15:16

(CL&CS) - Bộ TT&TT vừa ban hành văn bản đôn đốc công tác đảm bảo an toàn thông tin (ATTT) mạng dịp lễ 30/4, 1/5 và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ gửi tới các bộ, ngành, địa phương; các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước...

Bình Thuận: Đảng bộ Khối đã áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và tiên phong trong chuyển đổi số

Bình Thuận: Đảng bộ Khối đã áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và tiên phong trong chuyển đổi số

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:58

(CL&CS) - Xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng, Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể để thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ hơn.