Thứ sáu, 10/09/2021, 08:45 AM

Tại sao WHO lại kêu gọi hoãn tiêm liều vaccine tăng cường?

(CL&CS) - Trong bối cảnh nhiều nước xúc tiến tiêm mũi vaccine COVID-19 tăng cường, ngày 8/9, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi nhiều quốc gia tạm ngừng kế hoạch này để tạo điều kiện cho mọi nước có đủ vaccine tiêm chủng cho ít nhất 40% dân số.

Trong cuộc họp báo tại Geneva, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, một tháng trước ông đã kêu gọi toàn bộ các nước trên thế giới trì hoãn tiêm liều vaccine tăng cường ít nhất cho đến cuối tháng 9, để ưu tiên tiêm chủng cho những người có nguy cơ cao trên thế giới chưa được tiêm liều đầu tiên.

Ông nhấn mạnh, tình hình dịch bệnh trên thế giới không thay đổi nhiều kể từ thời điểm đó, vì vậy ông kêu gọi các quốc gia gia hạn việc tạm ngừng triển khai liều tăng cường cho đến ít nhất cuối năm nay. 

SKQT35a

Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus tại cuộc họp báo do WHO tổ chức ở Geneva, Thụy Sĩ (Ảnh: Reuters)

Vào đầu tháng 8, lời kêu gọi của WHO được đưa ra trong bối cảnh một số nước đã bắt đầu triển khai tiêm liều tăng cường vaccine ngừa COVID-19 cho những người đã tiêm đủ hai liều, do lo ngại về hiệu quả miễn dịch của vaccine trước sự nguy hiểm của biến thể siêu lây nhiễm Delta.

Cố vấn cấp cao của Tổng Giám đốc WHO Bruce Aylward dẫn dự báo mới nhất của COVAX, cho biết số liều vaccine viện trợ thông qua chương trình này giảm 25% nếu không có hành động khẩn cấp từ các nước thuộc G20 (Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới) và các nhà sản xuất vaccine. 

Theo WHO, trên toàn cầu có 5,5 tỷ liều vaccine đã được sử dụng, nhưng 80% đã được sử dụng ở các quốc gia có thu nhập cao và trung bình cao, mặc dù họ đã cam kết tặng hơn một tỷ liều, nhưng chưa đến 15% số liều đó đã được bàn giao. 

Tổng giám đốc WHO Tedros khẳng định không muốn có thêm bất kỳ cam kết nào nữa, mà chỉ mong muốn có vaccine.

Ông nhắc lại rằng liều thứ ba có thể cần thiết cho những nhóm dân số có nguy cơ cao nhất, nhưng hiện tại WHO không muốn thấy việc sử dụng rộng rãi liều vaccine tăng cường cho những người khỏe mạnh đã được tiêm chủng đầy đủ.

Trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 579.000 ca bệnh COVID-19 và gần 9.000 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã gần 224 triệu ca, trong đó trên 4,61 triệu ca tử vong. Trong 24 giờ qua, ba nước có số ca mắc cao nhất thế giới là Mỹ (hơn 145.000 ca), Vương quốc Anh (38.013), Ấn Độ (34.310); và ba quốc gia có số ca tử vong cao nhất thế giới là Mỹ (1.769 ca), Nga (794), Brazil (716).

Thủy Tiên

Bình luận

Nổi bật

Quy trình bảo quản bưởi từ 2-3 tháng

Quy trình bảo quản bưởi từ 2-3 tháng

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 15:24

(CL&CS) - Nhóm tác giả ở Trường ĐH Cần Thơ đã nghiên cứu quy trình cho phép bảo quản bưởi Năm Roi và bưởi da xanh khoảng 2 tháng ở nhiệt độ thường và 3 tháng ở nhiệt độ lạnh, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế nhờ nhà máy thông minh

Đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế nhờ nhà máy thông minh

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 15:24

(CL&CS) - Internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra những cơ hội mới và tiềm năng lớn, nhất là giúp doanh nghiệp hình thành và xây dựng nhà máy thông minh.

VinFast VF 9 có gì để tự tin cạnh tranh với các xe xăng cùng tầm giá?

VinFast VF 9 có gì để tự tin cạnh tranh với các xe xăng cùng tầm giá?

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 20:54

(CL&CS) - Là mẫu xe ô tô điện cao cấp nhất của VinFast với mức giá dao động từ khoảng 1,5 đến 2 tỷ đồng, VF 9 có những ưu điểm gì để có thể cạnh tranh với các đối thủ xe xăng?