SSI Research dự báo Hoà Phát (HPG) tiếp tục lỗ trong Quý 4
(CL&CS) - Cổ phiếu của Tập đoàn Hòa Phát (HPG) tiếp tục nằm sàn sau thông báo dừng hoạt động của 4 lò thép. Theo đó, dự báo quí 4/2022, Tập đoàn này tiếp tục kinh doanh lỗ.
Hòa Phát sẽ lỗ ròng 270 tỷ trong quý IV
Theo báo cáo mới đây, Công ty Chứng khoán SSI - SSI Research đã điều chỉnh dự báo lợi nhuận sau thuế năm 2022 của Công ty CP Tập đoàn Hoà Phát (mã HPG) xuống 10.200 tỷ đồng, giảm 70% so với năm 2021. Như vậy, theo ước tính của SSI, Hoà Phát sẽ ghi nhận khoản lỗ ròng 270 tỷ đồng trong quý 4/2022.
Trước đó, SSI cũng từng đưa ra dự phóng lợi nhuận sau thuế quý 3/2022 của Hòa Phát có thể đạt 2.100 tỷ đồng tuy nhiên thực tế lại khác xa so với con số trên khi doanh nghiệp đầu ngành thép lần đầu lỗ kể từ quý 4/2018 với khoản lỗ ròng 1.786 tỷ đồng. Sự kết hợp của nhiều yếu tố tiêu cực bao gồm giá thép giảm, hàng tồn kho giá cao và ảnh hưởng của lỗ tỷ giá là nguyên nhân chính khiến Hòa Phát lỗ trong quý 3.
Theo cập nhật mới nhất, sản lượng tiêu thụ thép xây dựng của HPG trong tháng 10 giảm đáng kể xuống 210 nghìn tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2021. Theo đó sản lượng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa trong tháng lần lượt giảm 73% và 44% so với cùng kỳ. Sản lượng tiêu thụ phôi thép, ống thép và thép mạ kẽm cũng giảm lần lượt 92%, 21% và 40% so với cùng kỳ, xuống lần lượt 15 nghìn tấn, 57 nghìn tấn và 27 nghìn tấn trong tháng 10.
Mặt khác, sản lượng tiêu thụ HRC trong tháng 10 vẫn duy trì ở mức cao 269 nghìn tấn (tăng 30% so với cùng kỳ) nhưng có thể giảm trong thời gian tới do nhu cầu tiêu thụ thép dẹt thành phẩm suy yếu. Theo đó, căn cứ trên sản lượng tiêu thụ, hiệu suất hoạt động của các lò cao của HPG trong tháng 10 đạt gần 70%.
Bên cạnh đó, HPG đang xem xét kế hoạch tạm thời tạm dừng khoảng 4 lò cao tại Khu liên hợp Hải Dương và Khu liên hợp Dung Quất từ tháng 11 để giảm lượng hàng tồn kho và cắt giảm chi phí hoạt động.
Công ty hiện có 7 lò cao với tổng công suất trên 8 triệu tấn/năm. Theo ban lãnh đạo, chi phí đóng cửa và mở lại mỗi lò cao vào khoảng 40 tỷ đồng và mất từ 5-7 ngày để khởi động lại một lò. Do đó, SSI cho rằng, mối lo ngại chính trong thời gian tới là nhu cầu thép giảm nhanh ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu, hơn là bản thân việc đóng cửa lò cao. Việc đóng cửa các lò cao có thể được coi là một dấu hiệu cho thấy quan điểm thận trọng của ban lãnh đạo về triển vọng thị trường thép trong tương lai.
Do thị trường chung đang diễn biến kém khả quan với tốc độ nhanh chóng, SSI Research điều chỉnh giảm 16% ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2022 HPG xuống 10,2 nghìn tỷ đồng, tương ứng với khoản lỗ ròng 270 tỷ đồng trong quý 4/2022.
Trong năm 2023, SSI Research điều chỉnh giảm 14% ước tính lợi nhuận ròng xuống 10,88 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 6,6% so với cùng kỳ nhờ khoản lỗ chênh lệch tỷ giá và giá than cốc giảm.
“SSI nhận thấy, chưa có nhiều yếu tố hỗ trợ cho Hoà Phát trong ngắn hạn trong bối cảnh thị trường bất động sản chững lại cùng với triển vọng kinh tế toàn cầu kém khả quan. Tuy nhiên, SSI cho rằng việc môi trường kinh doanh diễn biến không thuận lợi như vậy có thể là cơ hội để những công ty hàng đầu như Hoà Phát củng cố vị thế trên thị trường trong dài hạn”.
Cổ phiếu HPG liên tục giảm sàn
Cổ phiếu Hòa Phát liên tục rớt giá khiến tài sản của Chủ tịch Trần Đình Long giảm từ 3,2 tỷ USD hồi đầu năm xuống còn 938 triệu USD, không còn nằm trong danh sách tỷ phú USD của Forbes.
Theo Forbes, tính đến ngày 10/11, tài sản của ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) giảm xuống dưới 1 tỷ USD, hiện chỉ còn 938 triệu USD. Tài sản của ông Long giảm 87 triệu USD so với lần đánh giá trước đó, hiện đang tạm xếp thứ 2.456 trong danh sách những người giàu nhất trên thế giới.
Trên thị trường chứng khoán, trong phiên giao dịch 11/11, cổ phiếu HPG của Hòa Phát đang giảm khoảng 7%, về mức 12.300 đồng/cổ phiếu. So với đầu năm, thị giá cổ phiếu thép này đã bốc hơi khoảng 71%. Việc giá cổ phiếu liên tục lao dốc đã khiến vốn hóa Hòa Phát giảm hàng tỷ USD từ đầu năm.
Cụ thể, vốn hóa nhà sản xuất thép này vẫn đạt khoảng 204.200 tỷ đồng ở thời điểm đầu năm 2022, thuộc top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất sàn HoSE.
Đến nay, sau những đợt giảm giá liên tục, vốn hóa Hòa Phát chỉ còn khoảng 76.500 tỷ đồng, tương đương mức giảm ròng gần 128.000 tỷ đồng. Hiện vốn hóa của Hòa Phát cũng đã rơi khỏi top 10 cổ phiếu lớn nhất sàn chứng khoán.
Theo Công ty chứng khoán VNDirect, Tập đoàn Hòa Phát ghi nhận lỗ ròng 1.776 tỷ đồng trong quý 3/2022 do doanh thu giảm 11,8% svck, biên LN gộp mỏng và lỗ tỷ giá 1.013 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu vẫn tăng 10,1% svck tuy nhiên LN ròng lại giảm mạnh 61,3% svck xuống 10.475 tỷ đồng, tương ứng 44,3% dự phóng cả năm của VND.
Biên LN gộp quý 3/2022 chỉ đạt 2,9%, giảm mạnh từ mức 17,5% trong quý 2/2022 do lượng tồn kho than cốc giá cao từ quý trước đó. Trong khi đó, trung bình giá HRC quý 3/2022 giảm mạnh 27,4% svck do nhu cầu tiêu thụ ống thép và tôn mạ yếu (HRC là đầu vào để sản xuất 2 sản phẩm này).
Mặc dù giá bán HRC của HPG đã liên tục giảm trong tháng 10-11, VNDirect kỳ vọng biên LN gộp sẽ phục hồi dần trong quý 4/2022 nhờ chi phí đầu vào bình quân thấp hơn khi lượng hàng tồn kho giá cao đã được ghi nhận một phần trong KQKD quý 3/2022. Giá nguyên vật liệu đầu vào giao ngay cũng đang dần trở lại mức bình thường. VNDirect cho rằng, biên LN gộp của Hòa Phát sẽ sớm chạm đáy, tuy nhiên tốc độ phục hồi khá chậm do nhu cầu thép yếu.
VNDirect dự phóng biên LN gộp của Hòa Phát năm 2022-2023-2024 sẽ đạt lần lượt 14,0%/14,6%/15,8%, thấp hơn dự phóng trước đó của VND là 20,4%/22,5%/22,2% do (1) trung bình giá bán thép giảm lần lượt 1,6%/2,7%/2,8% và (2) giá than cốc tăng lần lượt 9,1%/28,0%/13,6%.
VND duy trì khuyến nghị Khả quan cho cổ phiếu HPG và giảm giá mục tiêu HPG xuống 20.900 đồng/cp. HPG hiện đang giao dịch ở mức P/E 2022-23 lần lượt là 7,1-5,7 lần, không thật sự hấp dẫn để đầu tư ngắn hạn, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu ngành suy yếu.
Hà Thu
Bình luận
Nổi bật
Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:00
Bất động sản khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI trong nhiều năm qua. 9 tháng đầu năm 2024, tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 17.34 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ; trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với hơn 1,4 tỷ USD, chiếm hơn 8% vốn thực hiện.
Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:59
Giá thuê mặt bằng trên đường Đồng Khởi xếp thứ 14 trên thế giới, trong khi Tràng Tiền Plaza Hà Nội góp mặt ở vị trí 18, theo bảng xếp hạng các đại lộ bán lẻ đắt đỏ nhất thế giới của đơn vị Cushman & Wakefield.
Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:57
Trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, bất động sản công nghiệp (BĐS KCN) đang trở thành một "miền đất hứa" thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.