Sau 8 tháng khởi công, tiến độ dự án cầu Đuống mới ra sao?
(CL&CS) - Sau hơn 8 tháng khởi công xây dựng, Cầu Đuống mới nối quận Long Biên và huyện Gia Lâm (TP Hà Nội) với tổng mức đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng hiện đang xây dựng một trụ cầu đường bộ và ba trụ cầu đường sắt.
Cầu Đuống (nối quận Long Biên và huyện Gia Lâm) được xây dựng từ năm 1902 (122 tuổi), vừa là cầu đường bộ của Quốc lộ 1 cũ và là cầu đường sắt tuyến Hà Nội - Đồng Đăng. Nhiều năm qua, cầu Đuống luôn phải sửa chữa và là điểm nghẽn trên tuyến hành lang đường thủy số 1 của Đồng bằng Bắc Bộ dài 250km, bắt đầu từ Quảng Ninh đi qua sông Đuống tới cảng Việt Trì trên sông Lô.

Tuyến này đã được đầu tư, nâng cấp, luồng tàu cơ bản đạt cấp 2 cho tàu đến 800 tấn đi lại. Tuy nhiên, tĩnh không của cầu Đuống chỉ đạt 2,8m tại thời điểm nước cao; bề rộng khoang thông thuyền nhịp giữa chỉ khoảng 26m. Do vậy, chỉ tàu trọng tải đến 600 tấn, sà lan chở container sức chở 24 Teu (chỉ xếp được 2 lớp) mới lưu thông được qua cầu với điều kiện phải chờ nước xuống. Ngoài ra, cầu đường sắt chung đường bộ cũng tiềm ẩn ùn tắc, tai nạn giao thông...

Để giải quyết nút thắt này, Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt dự án nâng cấp tuyến vận tải thủy sông Đuống giai đoạn 2021-2025. Tháng 7.2023, Bộ Giao thông Vận tải khởi công xây dựng hai cầu đường sắt và cầu đường bộ qua sông Đuống (thuộc dự án nâng cấp vận tải thủy sông Đuống), thay thế cho cầu Đuống cũ khai thác chung đường sắt và đường bộ.

Dự án nâng cấp tuyến vận tải thủy sông Đuống có vị trí tại phường Thượng Thanh, Đức Giang (quận Long Biên) và thị trấn Yên Viên (huyện Gia Lâm, TP Hà Nội). Công trình dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2025. Cầu đường sắt Đuống khi đưa vào sử dụng sẽ tăng năng lực vận tải đường thủy trên hành lang đường thủy số 1, đảm bảo an toàn cho các phương tiện đường thủy và giúp đường sắt thông suốt. Việc tách cầu đường bộ ra khỏi cầu đường sắt cũng cải thiện điều kiện giao thông kết nối qua sông Đuống trên tuyến huyết mạch phía Bắc Hà Nội...

Sau khoảng 8 tháng thi công, công trường bên đầu cầu phía quận Long Biên đã có một trụ cầu được lắp đặt. Hiện nay, phần lớn các hạng mục này đang trong giai đoạn khoan cọc nhồi.

Theo ghi nhận, trên công trường xây dựng hai cầu đường sắt và cầu đường bộ qua sông Đuống (thuộc dự án nâng cấp vận tải thủy sông Đuống) các loại máy móc, sà lan, vật liệu xây dựng... đã tập kết phục vụ công tác thi công.

Đến thời điểm hiện tại, hai cầu đường bộ và đường sắt qua sông Đuống mới chỉ triển khai ở khu vực ngoài đê sông. Các khu vực nhà dân hai bên sông thuộc diện giải phóng mặt bằng hiện chưa di dời.

Theo Giám đốc Ban quản lý dự án Đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải) ông Vũ Hồng Phương cho hay, dự án nâng cấp tuyến vận tải thủy sông Đuống có tổng mức đầu tư 1.848,62 tỷ đồng (trong đó chi phí giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 là 650,82 tỷ đồng).

"Dự án được chia làm 2 gói thầu bao gồm gói thầu cầu đường sắt Đuống và đường dẫn 2 đầu cầu (X-CĐ-01); gói thầu cầu đường bộ Đuống và đường dẫn 2 đầu cầu (X-CĐ-02), được triển khai trên địa bàn các phường Thượng Thanh, Đức Giang, quận Long Biên và thị trấn Yên Viên huyện Gia Lâm (thành phố Hà Nội) bao gồm các hạng mục", ông Phương chia sẻ.

Đối với cầu đường sắt gồm 6 nhịp dầm thép và dàn thép dài 280m, được xây dựng đảm bảo cho đường sắt đơn khổ lồng 1.000mm và 1.435mm; tốc độ thiết kế 80km/giờ. Khổ giới hạn thông thuyền được phân kỳ đầu tư với tĩnh không thông thuyền 7m, giai đoạn hoàn thiện 9,5m.

Hạng mục cầu đường bộ và đường dẫn có phạm vi đầu tư bao gồm tuyến chính chiều dài khoảng 700m và nút giao hai đầu cầu; tim cầu cách tim cầu Đuống cũ khoảng 100m về phía hạ lưu.

Phối cảnh hai cầu đường bộ và đường sắt qua sông Đuống.
Công trình dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2025. Sau khi dự án hoàn thành sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông trong khu vực, phân bổ luồng giao thông hợp lý giữa phía Bắc và Nam sông Đuống, thúc đẩy phát triển đô thị phía Bắc sông Hồng theo quy hoạch, từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông của Thủ đô theo định hướng trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.
Trúc Anh
Bình luận
Nổi bật
Cung tăng nhưng giá biệt thự vùng ven Hà Nội ngày càng đắt đỏ
sự kiện🞄Thứ ba, 15/04/2025, 22:15
Trong báo cáo thị trường mới đây, hãng tư vấn bất động sản CBRE cho biết quý I ghi nhận lượng cung biệt thự liền kề lớn nhất tại thị trường Hà Nội từ trước tới nay. Tuy nhiên, giá bán sơ cấp đạt trung bình 226 triệu đồng mỗi m2 (gồm chi phí xây dựng, chưa có VAT), tăng 3% theo quý và 17% theo năm.
Thị trường nhà ở vẫn tiếp tục đối diện với việc giá bán tăng cao.
sự kiện🞄Thứ ba, 15/04/2025, 22:14
Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho thấy, quý 1/2025, nguồn cung toàn thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam đạt 27.000 sản phẩm, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2024. Mặt bằng giá chào bán bất động sản ngày càng có xu hướng tăng khi áp lực chi phí, nhất là các khoản chi phí liên quan đến đất đai gia tăng.
Hà Nội sắp có nhiều dự án Nhà ở xã hội
sự kiện🞄Thứ ba, 15/04/2025, 13:37
Trong thời gian gần đây, liên tiếp các dự án nhà ở xã hội được khởi công và sẽ được mở bán trong năm nay. Có dự án bán chỉ từ 16 triệu đồng/m2 khiến nhiều người mong chờ trong bối cảnh giá chung cư tăng mạnh như hiện nay.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.