Thứ ba, 10/12/2024, 13:52 PM

Sàng lọc trước sinh và sơ sinh “chìa khóa” nâng cao chất lượng dân số

(CL&CS) - Nhằm nâng cao chất lượng dân số, bảo đảm nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua, thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh công tác sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Năm 2024, thành phố đặt chỉ tiêu tỷ lệ sàng lọc sơ sinh 5 bệnh phổ biến đạt 89%.

Theo thống kê từ Cục Dân số (Bộ Y tế), ước tính trung bình mỗi năm có 1,5 triệu trẻ chào đời, trong đó khoảng 40.000 trẻ mắc các dị tật bẩm sinh dẫn đến chậm phát triển về thể chất, trí tuệ, vận động, ảnh hưởng đến tâm lý và khó hòa nhập với xã hội. Thế nhưng không ít phụ nữ mang thai chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Chính vì vậy, cách đây khoảng 10 năm, tỷ lệ sàng lọc trước sinh và sơ sinh còn thấp.

4

Đoàn Thanh niên huyện Đông Anh ra quân tuyên truyền công tác dân số.

Hằng năm, tại Trung tâm Sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tiếp nhận hơn 20.000 thai phụ đến khám, tư vấn về sàng lọc trước sinh. Đơn vị đã thực hiện hội chẩn liên chuyên khoa, liên viện cho khoảng 2.000 trường hợp thai mắc các dị tật bẩm sinh, từ đó quản lý cũng như phối hợp hồi sức sơ sinh cho từng ca bệnh, tăng khả năng điều trị, cứu sống trẻ.

Trước thực tế đó, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh tuyên truyền, đồng thời nâng cao năng lực cho cán bộ y tế trực tiếp tham gia quá trình sàng lọc. Nhờ đó, theo báo cáo của Chi cục Dân số Hà Nội, tỷ lệ sàng lọc trước sinh của toàn thành phố tăng từ 60,71% vào năm 2013 lên 85,74% và tỷ lệ sàng lọc sơ sinh tăng từ 30,98% năm 2013 lên 86,55% trong 10 tháng của năm 2024.

Theo Tiến sĩ Vũ Duy Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Dân số Hà Nội điều quan trọng nhất là cần nâng cao kiến thức và thái độ của người dân, cộng đồng về việc khám sức khỏe của bản thân và trách nhiệm với cả những đứa trẻ sẽ được sinh ra. Thành phố sẽ tiếp tục các hoạt động truyền thông, tư vấn cho cộng đồng về tầm quan trọng của việc sàng lọc trước sinh và sơ sinh, đồng thời phối hợp với các cơ sở y tế triển khai nhiệm vụ này vì mục tiêu cải thiện, nâng cao chất lượng dân số.

Sàng lọc trước sinh và sơ sinh được xem là giải pháp quan trọng, góp phần chẩn đoán sớm và can thiệp hiệu quả, nhằm giảm thiểu tỷ lệ dị tật bẩm sinh.

Để hạn chế dị tật bẩm sinh ở trẻ, các bác sĩ khuyến cáo, sản phụ nên đi khám sàng lọc khi mang thai ở tuần thứ 11-14, tốt nhất là từ tuần thứ 12-13. Ngoài ra, sản phụ nên thực hiện một số xét nghiệm cần thiết vào lúc tuổi thai từ 14 đến 21 tuần; từ 20 đến 24 tuần nhằm phát hiện các bất thường của hệ thần kinh, hệ tim mạch...

Theo Lao động thủ đô

Bình luận

Nổi bật

Sàng lọc trước sinh và sơ sinh “chìa khóa” nâng cao chất lượng dân số

Sàng lọc trước sinh và sơ sinh “chìa khóa” nâng cao chất lượng dân số

sự kiện🞄Thứ ba, 10/12/2024, 13:52

(CL&CS) - Nhằm nâng cao chất lượng dân số, bảo đảm nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua, thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh công tác sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Năm 2024, thành phố đặt chỉ tiêu tỷ lệ sàng lọc sơ sinh 5 bệnh phổ biến đạt 89%.

Đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế

Đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế

sự kiện🞄Thứ bảy, 07/12/2024, 22:30

(CL&CS)- Theo các chuyên gia y tế việc ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) là một hướng đi mới, giúp phát hiện, chẩn đoán sớm các bệnh mạn tính, trong đó có bệnh lý đường tiêu hóa, bệnh lý phổi, cổ tử cung...

Phòng tránh sốt xuất huyết - Những giải pháp nào hiệu quả?

Phòng tránh sốt xuất huyết - Những giải pháp nào hiệu quả?

sự kiện🞄Thứ tư, 04/12/2024, 13:52

(CL&CS) - Tại tọa đàm “Phòng tránh sốt xuất huyết - Những giải pháp nào hiệu quả?” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 3-12, các chuyên gia y tế cảnh báo, dịch bệnh sốt xuất huyết hiện không còn diễn biến theo chu kỳ và đang trở nên khó lường, nguy hiểm hơn. Vì vậy, việc dự báo, kiểm soát dịch bệnh này không đơn giản.