“Săn” đất vàng để... “chờ thời”(!?)

(NTD) - Hiện nay quỹ đất sạch tại TP.HCM ngày càng hạn hẹp, những khu “đất vàng” lại càng khan hiếm khiến những cuộc “thâu tóm” đất vàng luôn diễn ra gay gắt và quyết liệt. Thế nhưng, sau khi sở hữu quỹ đất, một số dự án nằm “bất động” trong thời gian dài, thậm chí bị bỏ hoang hoặc được cho thuê làm bãi giữ xe khiến nhiều người khó hiểu!

IMG_5263
Dự án BIDV Tower tọa lạc tại giao lộ Nguyễn Huệ và Tôn Thất Thiệp, Q.1, TP.HCM, một trong những khu “đất vàng” mà nhiều nhà đầu tư thèm muốn nằm "bất động" nhiều năm và hiện đang được cho thuê làm bãi giữ xe.

Hàng loạt ông lớn sở hữu quỹ đất “khủng”

Từ năm 2007, UBND TP.HCM đã quy hoạch khoảng 50 ha thuộc những vị trí đất vàng tại khu trung tâm thành phố để kêu gọi nhà đầu tư có tiềm lực. Tuy nhiên, trong hơn 10 năm qua tại một số vị trí khá đắc địa, nhiều dự án vẫn án binh bất động. Đa số các khu đất này được chủ đầu tư cho thuê lại để làm bãi giữ xe hoặc bỏ hoang.

Đơn cử Tập đoàn Bitexco đang nắm trong tay hàng loạt dự án “khủng”. Trước hết có thể kể đến là khu tứ giác Bến Thành. Đây là 1 trong 20 ô phố được UBND TP.HCM quy hoạch để kêu gọi nhà đầu tư từ năm 2007 và Bitexco đã tham gia thực hiện dự án The One, vốn đầu tư trên 500 triệu USD. Tuy nhiên, được khởi công từ năm 2012, sau một giai đoạn thi công phần hầm, từ đó đến nay dự án vẫn nằm "bất động". Bên cạnh đó, Bitexco được giao đầu tư xây dựng khu đô thị tứ giác Nguyễn Cư Trinh thuộc hành lang giao thông thuận tiện của 4 tuyến đường: Trần Đình Xu - Nguyễn Trãi - Cống Quỳnh - Nguyễn Cư Trinh nằm trên địa bàn Q.1. Hiện Bitexco đã hoàn thiện các hồ sơ liên quan đến công tác đền bù cho dự án.

Một dự án "khủng" khác là khu đô thị Thanh Đa cũng được UBND TP.HCM giao cho Tập đoàn Bitexco làm chủ đầu tư. Tổng diện tích triển khai dự án khoảng 426 ha bao gồm toàn bộ phường 28, quận Bình Thạnh, không tính phần diện tích mặt nước sông Sài Gòn. Tổng vốn đầu tư cho dự án này vào khoảng 30.700 tỷ đồng. Đây được xem là dự án khu đô thị Phú Mỹ Hưng thứ 2 của TP.HCM.

Một cái tên khác đang sở hữu quỹ đất hơn trăm hecta tại TP.HCM không thể không nhắc đến đó là CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (Công ty Khang Điền). Thông qua hoạt động thâu tóm cổ phần của đối tác, cuối năm 2015, doanh nghiệp này đã chính thức biến CTCP Đầu tư xây dựng Bình Chánh (BCI) trở thành Công ty con của mình. BCI đang nắm quỹ đất lớn nhất nhì TP.HCM với 24 dự án đang triển khai, tổng diện tích gần 400 ha, tập trung chủ yếu ở quận Bình Tân và huyện Bình Chánh.

Ngoài những doanh nghiệp trên, những cái tên khác như Hưng Thịnh, Him Lam, Sacomreal, Phát Đạt, Đất Xanh… cũng đang được cho là có trong tay quỹ đất rất lớn để phát triển dự án bất động sản trong thời gian tới.

23-le-duan
Mặc dù khu "đất vàng" 23 Lê Duẩn, Q.1 đã về tay Tân Hoàng Minh nhưng chưa biết khi nào dự án này mới được triển khai.

Rồi bỏ hoang, chờ thời

Nhiều đại gia địa ốc cho rằng thị trường bất động sản Việt Nam còn nhiều tiềm năng để phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai và quỹ đất sạch tại TP.HCM ngày càng khan hiếm nên tiếp tục đẩy mạnh hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) và quỹ đất này sẽ được triển khai dự án khi thời cơ chín muồi.

Theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, việc các chủ đầu tư săn quỹ đất nhiều như hiện nay cho thấy doanh nghiệp biết “nhìn xa trông rộng”, đánh giá triển vọng thị trường thời gian tới tích cực hơn và họ tạm thời nhường “cuộc chơi” lại cho những doanh nghiệp khác phát triển. Điều này sẽ tạo cho thị trường luôn có sản phẩm mới cung cấp cho khách hàng, nhưng sẽ có hiện tượng tăng giá dần dần, bởi khi quỹ đất dần cạn kiệt, các doanh nghiệp này bắt đầu bung quỹ đất làm dự án và đẩy giá lên cao hơn.

Đại diện một chủ đầu tư có quỹ đất lớn tại TP.HCM cho biết, hầu như các doanh nghiệp săn quỹ đất hiện nay đa phần để chờ thời bởi các chủ đầu tư đều biết hiện nay thị trường bất động sản có chiều hướng chững lại. Ngoài ra, một yếu tố nữa tác động tới việc các chủ đầu tư ôm quỹ đất đó là việc xin giấy phép phát triển dự án mới rất khó khăn, hiện có những dự án xin giấy phép gần 1 năm nhưng vẫn chưa thấy đâu.

Còn ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành, cho rằng các dự án "chết", bỏ hoang đều có nguyên do của nó. Trước đây, chủ đầu tư có một đồng vốn lại làm tới 3-4 dự án mà không cơ quan quản lý nào kiểm soát được nên mới dẫn đến hậu quả như hiện nay. Vì vậy, để giải cứu các dự án "chết", bỏ hoang thì cần có những giải pháp căn cơ cho từng dự án mới có thể tháo gỡ được.

 Tấn Lợi

_NTD_So 108_21
 

 

Bình luận

Nổi bật

Bất động sản An Gia bầu HĐQT mới

Bất động sản An Gia bầu HĐQT mới

sự kiện🞄Thứ ba, 14/05/2024, 07:41

(CL&CS) - CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (An Gia) của doanh nhân Nguyễn Bá Sáng từng hào hùng với tầm nhìn “Tập đoàn bất động sản Việt Nam danh tiếng toàn cầu”.

Thị trường bất động sản vẫn chờ những chính sách mới có hiệu lực

Thị trường bất động sản vẫn chờ những chính sách mới có hiệu lực

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:20

Dù đã bước sang quý II, nhưng thị trường bất động sản (BĐS) vẫn chưa có sự chuyển biến rõ nét khi thanh khoản kém tích cực, nguồn cung vẫn hạn chế… Và kỳ vọng của doanh nghiệp bất động sản là vẫn chờ những chính sách mới có hiệu lực.

[Longform] Đi tìm phân khúc bất động sản tiềm năng trong năm 2024

[Longform] Đi tìm phân khúc bất động sản tiềm năng trong năm 2024

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:19

Nhiều ý kiến cho rằng, thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam trong năm 2024 vẫn còn nhiều cơ hội. Nếu nhìn vào thực tế đang diễn ra, đây hoàn toàn là điều dễ hiểu khi thị trường mới chỉ chớm có sự phục hồi sau thời gian dài trầm lắng. Tuy nhiên, để tìm ra phân khúc tiềm năng cũng như thời điểm thích hợp để “xuống tiền” thì lại cần dựa vào nhiều yếu tố để đánh giá.