Sacombank và lộ trình trở lại thời hoàng kim (Kỳ 3): "Đế chế" Trầm Bê, Phan Huy Khang chấm dứt hoàn toàn

(NTD) - “Đế chế” Trầm Bê - Phan Huy Khang với ngân hàng đã chấm dứt hoàn toàn vào ngày 1/8/2017. Tuy nhiên, trận “cuồng phong” Bê - Khang đi qua đã quét lợi nhuận của Sacombank và làm nợ xấu tăng vọt.

IMG_1244
Ông Phan Huy Khang vừa bị bắt vì có liên quan đến Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây Dựng.

Vào đầu năm 2017, khi ông Trầm Bê rời khỏi Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), những tưởng ông đã rời khỏi ngành ngân hàng một cách êm xuôi. Tuy nhiên, lưới trời lồng lộng, việc ông Bê bị bắt đã gây rúng động thị trường trong những ngày vừa qua, nhưng với những người trong ngành ngân hàng hay cổ đông của Sacombank thì sự việc này không quá bất ngờ, bởi những “nghiệt ngã” mà ông Trầm Bê gây ra cho Sacombank.

Những ai từng tham dự Đại hội đồng cổ đông của Sacombank diễn ra ngày 30/6 vừa qua, mới thấy cổ đông của ngân hàng này vẫn nhắc lại việc thâu tóm này như là một nỗi đau mà họ đã phải chịu đựng những năm qua. Tại đại hội, bà Lê Thị Kim Cúc, một cổ đông lâu năm của ngân hàng này, đã vô cùng bức xúc khi ông Trầm Bê để lại hệ lụy lớn khiến Sacombank phải chật vật xử lý nợ xấu do Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank) chuyển sang.

Bà Cúc làm náo loạn hội trường bằng những lời lẽ khá nặng nề dành cho ông Trầm Bê: “Ông này phá hoại nhất mà sao hôm nay không có mặt? Bao nhiêu năm xương máu đổ ra, giờ đi đâu về đâu? Sao bây giờ bắt tôi phải gánh nợ cho Southern Bank? Giờ ông Trầm Bê có đứng trước vành móng ngựa để trả giá cho cái sai của mình không?”.

Sau đó, khi bình tĩnh lại, bà Cúc cũng chia sẻ, tôi cũng không muốn lớn tiếng như thế nhưng những gì chúng tôi phải chịu đựng thời gian qua là quá lớn.

Những sai phạm của ông Trầm Bê và Phan Huy Khang đã khiến cho Sacombank chững lại, phải gồng gánh xử lý khối nợ xấu lớn từ Southern Bank. Cụ thể, ngay sau khi nhận sáp nhập với Southern Bank, trong quý đầu tiên (quý 4/2015), lần đầu tiên Sacombank báo lỗ trước thuế 738 tỷ đồng, lỗ sau thuế 583 tỷ đồng. Nguyên nhân do phải trích lập dự phòng rủi ro 1.125 tỷ đồng (tăng gấp 6 lần cùng kỳ 2014).

Và mặc dù đã mạnh tay trích lập dự phòng song tỷ lệ nợ xấu của Sacombank vẫn tăng mạnh, từ 1,19% đầu năm lên 1,87% vào cuối năm. Trong đó nợ có khả năng mất vốn tăng đột biến từ 980 tỷ đồng lên 3.029 tỷ đồng.

Đến cuối năm 2016, cổ đông lại “nóng ruột” khi báo cáo tài chính kiểm toán cho thấy, nợ xấu Sacombank lên tới 13.166 tỷ đồng, chiếm 6,8% tổng dư nợ, dù đã bán cho VAMC 37.300 tỷ đồng.

Và vào ngày 1/8/2017, khi thông tin ông Trầm Bê và ông Phan Huy Khang (cựu Tổng Giám đốc) Sacombank bị bắt, nhiều người mới vỡ lẽ, việc Sacombank khó khăn như vừa qua phần lớn là do hai nhân vật quyền lực một thời tại ngân hàng này gây ra. Bởi vì, sẵn có quyền lực trong tay ông Trầm Bê đã vô cùng liều lĩnh khi chỉ đạo ông Phan Huy Khang cho 6 công ty của Phạm Công Danh vay đến 1.800 tỷ đồng chỉ vì “có mối quan hệ từ trước” trên tư cách cá nhân. Điều này cũng làm sáng tỏ nguyên nhân tại sao Sacombank lại có khoản nợ xấu lớn đến như thế.

Rất may là Sacombank đã thu hồi được vốn và lãi đầy đủ, không bị thiệt hại gì, nhưng qua đó thấy rằng, vì sao đang là một ngân hàng tốt mà Sacombank lại đứng chững lại một thời gian, “oằn mình” giải quyết nợ xấu từ Southern Bank chưa hết thì lại tiếp thêm nợ xấu mà ông Bê và ông Khang gây ra khi còn tại vị ở ngân hàng này.

Cũng may, đến thời điểm bây giờ, Sacombank bắt đầu có những bước chuyển mình tốt. “Vết thương” do chính con người gây ra thì cũng lại được chính con người “chữa trị” và hy vọng, dưới bàn tay của những người tâm huyết, Sacombank sẽ sớm hồi sinh.

Sacombank vẫn hoạt động ổn định

 

Liên quan đến thông tin báo chí về việc ông Trầm Bê, nguyên Thành viên HĐQT và ông Phan Huy Khang, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Sacombank, bị khởi tố vào ngày 1/8/2017, Sacombank có ý kiến như sau: Việc khởi tố ông Trầm Bê và ông Phan Huy Khang là do có liên quan đến vụ án xảy ra tại Ngân hàng TMCP Xây Dựng.

Theo kết luận giám định của NHNN, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) không có thiệt hại trong việc cho vay đối với 6 công ty liên quan đến ông Phạm Công Danh. Các khoản vay này, Sacombank đã thu hồi vốn và lãi đầy đủ từ tháng 4/2014. Ông Trầm Bê không còn đảm nhiệm bất kỳ chức vụ quản trị - điều hành nào tại Sacombank từ ngày 23/2/2017 và từ ngày 3/7/2017 đối với ông Phan Huy Khang.

Hiện Sacombank vẫn hoạt động bình thường và tăng trưởng ổn định. Tính đến ngày 31/7/2017, tổng huy động đạt 326.633 tỷ đồng, tăng gần 8% so với đầu năm; cho vay đạt 218.572 tỷ đồng, tăng 12,2% so với đầu năm; dịch vụ tăng 28% so với cùng kỳ và lợi nhuận lũy kế 7 tháng đầu năm đạt 586 tỷ đồng (lợi nhuận hợp nhất là 753 tỷ đồng), đạt 129% kế hoạch.

 Mai Trinh

NTD_So 105_
 

 

Bình luận

Nổi bật

Thị trường bất động sản vẫn chờ những chính sách mới có hiệu lực

Thị trường bất động sản vẫn chờ những chính sách mới có hiệu lực

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:20

Dù đã bước sang quý II, nhưng thị trường bất động sản (BĐS) vẫn chưa có sự chuyển biến rõ nét khi thanh khoản kém tích cực, nguồn cung vẫn hạn chế… Và kỳ vọng của doanh nghiệp bất động sản là vẫn chờ những chính sách mới có hiệu lực.

[Longform] Đi tìm phân khúc bất động sản tiềm năng trong năm 2024

[Longform] Đi tìm phân khúc bất động sản tiềm năng trong năm 2024

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:19

Nhiều ý kiến cho rằng, thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam trong năm 2024 vẫn còn nhiều cơ hội. Nếu nhìn vào thực tế đang diễn ra, đây hoàn toàn là điều dễ hiểu khi thị trường mới chỉ chớm có sự phục hồi sau thời gian dài trầm lắng. Tuy nhiên, để tìm ra phân khúc tiềm năng cũng như thời điểm thích hợp để “xuống tiền” thì lại cần dựa vào nhiều yếu tố để đánh giá.

Vốn FDI tăng cao, thúc đẩy nhu cầu thuê căn hộ dịch vụ ở Việt Nam

Vốn FDI tăng cao, thúc đẩy nhu cầu thuê căn hộ dịch vụ ở Việt Nam

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:19

Báo cáo của Savills World Research vừa công bố vào tháng 2/2024 cho biết, xu hướng gia tăng về nhu cầu thuê đối với loại hình nhà ở là căn hộ dịch vụ đồng thời được ghi nhận tại Hà Nội và TP.HCM.