Quảng Ngãi: Cảnh báo bệnh tay chân miệng ở trẻ tăng cao và diễn biến phức tạp
(CL&CS) - Những ngày gần đây, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi ghi nhận số bệnh nhi nhập viện điều trị bệnh tay chân miệng tăng cao, trong đó có nhiều ca chuyển nặng.
Mỗi ngày, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ngãi thu dung và điều trị hơn 40 bệnh nhi mắc tay chân miệng. Con số này đã tăng cao gấp đôi so với tháng trước. Số lượng bệnh nhân nặng cũng tăng lên đáng kể, trong đó có các ca bệnh nặng độ 2B nhóm 1, 2B nhóm 2 và độ 3. Hiện nhiều địa phương đã xuất hiện chủng virus EV71 có đặc tính lây lan nhanh, là tác nhân gây bệnh nặng cho các trẻ mắc tay chân miệng.
Tại Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi có nhiều ca mắc tay chân miệng đang được điều trị tích cực. Biểu hiện ban đầu của các cháu là sốt, quấy khóc, bỏ ăn, được cha mẹ chăm sóc, theo dõi tại nhà. Tuy nhiên, khi đưa đến bệnh viện, bệnh nhân đều đã chuyển nặng và có một số biến chứng nguy hiểm chuyển sang viêm não, viêm dạ dày.
Bác sĩ Trần Đình Điệp, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, chống độc - Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi, người trực tiếp điều trị cho biết: “Mùa này là mùa của bệnh tay chân miệng. Nếu không phát hiện sớm, để trẻ ở nhà thì nặng lên không cứu kịp. Bệnh này thường dẫn đến biến chứng viêm não, suy hô hấp, suy tuần hoàn, ngưng thở ngừng tim, suy đa tạng. Quan trọng nhất không phải là tìm ra biến chứng mà phát hiện sớm, điều trị sớm, kịp thời, nặng hơn nữa thì can thiệp sớm”.
Từ đầu tháng 7 đến nay, tại Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi trung bình mỗi ngày tiếp nhận và điều trị từ 15 đến 20 trẻ mắc bệnh chân tay miệng. Hiện bệnh viện đang điều trị cho 40 bệnh nhi chân tay miệng.
Đáng nói, tỷ lệ trẻ mắc tay chân miệng độ nặng chiếm 1/3. Trước thực trạng này, bệnh viện đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh, sàng lọc ngay từ khu khám bệnh và phân loại bệnh để có sự cách ly điều trị hiệu quả, tránh lây nhiễm chéo cho bệnh nhân khác.
Nhiều trường hợp phụ huynh lơ là trong việc chăm sóc trẻ nhỏ, khi thấy trẻ sốt nhưng vẫn chơi, tỉnh táo, nên không cẩn trọng để bệnh trẻ trở nặng. Do vậy, bệnh tay chân miệng quan trọng nhất không phải là tìm ra biến chứng mà là phát hiện sớm, điều trị sớm kịp thời.
Bác sĩ Đỗ Duy Thanh, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ngãi cho biết: Cao điểm bệnh tay chân miệng vào khoảng tháng 9 và tháng 11 hằng năm, năm nay dịch đến sớm hơn, diễn biến bất thường. Do vậy, phụ huynh, người nhà cần theo dõi trẻ để phát hiện sớm dấu hiệu bệnh, tránh bệnh chuyển biến nặng, gây nguy hiểm cho bệnh nhi.
Các dấu hiệu khác như ngủ giật mình, co giật, chân tay run, đi đứng loạng choạng, thở nhanh thì phải nhập viện ngay. Để phòng ngừa tay chân miệng thì các em mắc bệnh này nên cách ly khoảng 10 ngày không cho chơi chung với các bé khác, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.
Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ và có thể điều trị tại nhà nếu bệnh nhẹ. Tuy nhiên, bệnh cũng dễ gây biến chứng nguy hiểm khi trở nặng. Trong đó, 2 biến chứng nguy hiểm dễ dẫn đến tử vong nhanh cho trẻ là biến chứng thần kinh và suy hô hấp, suy tuần hoàn. Bệnh tay chân miệng hiện chưa có vắc xin phòng bệnh. Phụ huynh và người chăm trẻ cần theo dõi sát sức khỏe của trẻ. Nếu trẻ có các dấu hiệu như: sốt cao không hạ, nôn ói, tay chân nổi bọng nước thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
Thế Sơn
Bình luận
Nổi bật
Hạnh phúc của người đàn ông mắc căn bệnh kỳ lạ khi được làm tròn lời hứa với vợ
sự kiện🞄Thứ bảy, 23/11/2024, 16:01
(CL&CS) - Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City (Hà Nội) đã phẫu thuật thành công cho bệnh nhân bị giả u vô cùng phức tạp và hiếm gặp, do biến chứng nguy hiểm từ việc mài mòn của khớp nhân tạo thế hệ cũ.
Khởi động chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết'
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:58
(CL&CS)- Ngày 21/11, tại Hà Nội, chiến dịch “JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết” chính thức được phát động.
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai do Nhật Bản bào chế
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 10:53
(CL&CS) - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hôm qua đã phê duyệt vaccine LC16m8 phòng bệnh đậu mùa khỉ của công ty dược phẩm KM Biologics (Nhật Bản) bào chế để sử dụng khẩn cấp. Đây là vaccine thứ hai nhận được sự chấp thuận này.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.