Phát triển kinh tế xanh là xu hướng tất yếu, bảo đảm an sinh xã hội, duy trì sự bền vững về môi trường
(CL&CS) - Trong những năm qua, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên, sử dụng lãng phí năng lượng đang tác động mạnh đến xu hướng phát triển kinh tế thế giới, thúc đẩy sự ra đời của những mô hình phát triển kinh tế bền vững.
Xác định tăng trưởng xanh là chìa khóa của phát triển bền vững, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chiến lược này đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển xanh, bền vững. Để cụ thể hóa Chiến lược về tăng trưởng xanh, Việt Nam đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030.
Các đại biểu tham dự hội thảo khoa học quốc gia “Phát triển kinh tế xanh - Lý luận và thực tiễn”
Trong đó, Việt Nam xác định rõ mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế; giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP; xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững; xanh hóa quá trình chuyển dịch trên nguyên tắc bình đẳng, bao trùm, nâng cao năng lực chống chịu.
Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam đã thể hiện là một thành viên tích cực và là đối tác tin cậy, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, thúc đẩy hợp tác và tìm kiếm cơ hội tiếp nhận hỗ trợ tài chính, công nghệ, tăng cường năng lực cho công tác ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
Tuy nhiên, thực tế phát triển kinh tế xanh hiện nay còn gặp nhiều rào cản bao gồm: các cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật cụ thể hướng tới thực hiện kinh tế xanh ở Việt Nam chưa được hoàn thiện, mới dừng ở việc đề xuất hướng tiếp cận, chủ yếu tập trung vào tăng trưởng xanh; ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường chưa cao; vấn đề tài chính, nguồn vốn cho thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển kinh tế xanh còn thiếu; công nghệ sản xuất ở Việt Nam so với thế giới phần lớn là công nghệ cũ, tiêu hao năng lượng lớn, xử lý chất thải kém dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp.
Các ngành sản xuất năng lượng sạch, như: gió, mặt trời... phát triển chưa đủ mạnh để đáp ứng được nhu cầu năng lượng quốc gia. Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Vì vậy, lộ trình xây dựng nền kinh tế xanh trong bối cảnh biến đổi khí hậu còn gặp nhiều khó khăn, thách thức...
Trong bối cảnh đó, Hội thảo khoa học quốc gia “Phát triển kinh tế xanh - Lý luận và thực tiễn” được tổ chức ngày 26/6/2024 tại Nam Định nhằm mục đích góp phần cung cấp cơ sở khoa học khẳng định quan điểm, định hướng, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế xanh; tạo diễn đàn trao đổi học thuật, chia sẻ tri thức từ các nghiên cứu của các học giả trong nước và quốc tế về vấn đề phát triển kinh tế xanh trên thế giới và tại Việt Nam; tập trung đánh giá những kết quả đạt được, những vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng; dự báo những yếu tố tác động, đề xuất phương hướng, giải pháp thực hiện có hiệu quả mô hình kinh tế xanh và thúc đẩy phát triển kinh tế xanh trong thời gian tới.
Các giải pháp đưa ra tại Hội thảo nhấn mạnh đến việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người dân về lợi ích của việc chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh và những yêu cầu để phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam. Cùng với đó, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh. Đầu tư cho nghiên cứu phát triển và ứng dụng các công nghệ xanh, năng lượng tái tạo; gắn nội dung về phát triển kinh tế xanh với các ngành, lĩnh vực đào tạo ở các cấp học, bậc học…
Ông Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương khẳng định: Hội thảo đã được tổ chức thành công tốt đẹp. Các đồng chí lãnh đạo, các nhà khoa học, chuyên gia, đại diện cộng đồng doanh nghiệp đã tập trung phân tích, luận giải, làm rõ các nội dung khoa học xoay quanh chủ đề của Hội thảo; trong đó khẳng định: Phát triển kinh tế xanh là xu hướng tất yếu của nền kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới hiện nay và trong tương lai, nhằm đạt được sự tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, trong khi vẫn duy trì sự bền vững về môi trường.
Thiện Phúc
- ▪Ở tuổi U40, tôi nhận ra tiền bạc càng rõ ràng mối quan hệ càng bền vững
- ▪Bản tin CL&CS: Áp dụng công cụ cải tiến năng suất giúp doanh nghiệp phát triển bền vững
- ▪EEA 2024: Nền tảng cho sự phát triển bền vững và ứng dụng các công nghệ mới
- ▪Huyện đảo thuộc tỉnh sắp lên TP trực thuộc Trung ương hướng tới du lịch xanh, bền vững
Bình luận
Nổi bật
Triển khai ISO 22000:2018 giúp doanh nghiệp tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh
sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 07:17
(CL&CS) - Hiện nay, ISO 22000:2018 được áp dụng nhiều tại các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm và có liên quan đến thực phẩm, từ đó, giúp doanh nghiệp tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh.
4 bước triển khai đo lường năng suất tại doanh nghiệp
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:06
(CL&CS) - Để triển khai đo lường năng suất doanh nghiệp cần thực hiện qua 4 bước bao gồm: Chuẩn bị dữ liệu; Tính toán; Phân tích và cuối cùng là Cải tiến và duy trì.
7 công cụ quản lý chất lượng cho doanh nghiệp
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:01
(CL&CS) - Để các hệ thống quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp được phát huy tối đa hiệu quả, việc hiểu và thực hành một cách nhuần nhuyễn các công cụ hỗ trợ cải tiến năng xuất, chất lượng là việc không thể thiếu. Ngoài Kaizen, 5s hay Lean 6 Sigma thì không thể nhắc đến bộ công cụ quản lý “7 công cụ quản lý chất lượng” trong sản xuất của doanh nghiệp.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.