Thứ sáu, 25/08/2023, 13:58 PM

Phát triển bền vững phải bao trùm trên cả 3 trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường

(CL&CS) - Phát triển bền vững phải bao trùm trên cả 3 trụ cột: Kinh tế; Xã hội, văn hoá, con người; Môi trường. Tất cả doanh nghiệp, dù ở quy mô nào, lĩnh vực nào cũng đều có cơ hội, vị thế, tiềm năng và hứa hẹn có nhiều đóng góp trong “Cuộc đua xanh toàn cầu phát triển bền vững”.

Thế giới vẫn đang đối mặt với ngày càng nhiều thách thức như khủng hoảng an ninh lương thực, bệnh dịch, suy giảm kinh tế, bất ổn địa chính trị… trong đó, suy giảm đa dạng sinh học, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên đang tạo ra những sức ép nặng nề cho toàn nhân loại.

Giải quyết được bài toán biến đổi khí hậu sẽ đóng góp đáng kể vào việc đảm bảo tương lai bền vững, vì vậy, các mô hình sản xuất, kinh doanh “thuận thiên” sẽ tạo tác động tích cực đến môi trường là một trong những giải pháp tối ưu cho mục tiêu phát triển bền vững.

Phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn Doanh nghiệp Phát triển bền vững (VCSF) 2023 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) tổ chức ngày 23/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho biết, phát triển bền vững phải bao trùm trên cả 3 trụ cột, gồm: Kinh tế; Xã hội, văn hoá, con người; Môi trường. Tất cả doanh nghiệp, dù ở quy mô nào, lĩnh vực nào cũng đều có cơ hội, vị thế, tiềm năng và hứa hẹn có nhiều đóng góp trong “Cuộc đua xanh toàn cầu phát triển bền vững” hiện nay.

“Chính phủ tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển bền vững trên tất cả các lĩnh vực, trong đó tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp thực hành các giải pháp phát triển bền vững. Các hành động và chính sách tích cực với tự nhiên sẽ được tiếp tục lồng ghép vào các chiến lược, kế hoạch, chính sách đầu tư trong từng ngành, lĩnh vực kinh tế xã hội”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

1
Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu tại Diễn đàn "Doanh nghiệp Phát triển bền vững (VCSF) 2023 "

Dẫn ước tính của các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu về biến đổi khí hậu Mercator – Cộng hòa Liên bang Đức, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI cho biết, nếu không có những hành động mạnh mẽ, quyết liệt để giảm mức phát thải CO2, thì chỉ còn “5 năm 333 ngày” nữa (tức đến ngày 23/7/2029), nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng thêm 1,5oC so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Khi đó sẽ có hơn 1,7 tỷ người (1/5 dân số toàn cầu) đối mặt với nguy cơ đói, nghèo, đe dọa đến an ninh lương thực, an ninh năng lượng, hệ sinh thái và sự đa dạng sinh học sẽ bị suy giảm nghiêm trọng, dẫn tới những nguy cơ khủng hoảng, dịch bệnh và có thể là cả chiến tranh,…

Trước các thách thức biến đổi khí hậu đáng lo ngại này, việc xây dựng tương lai xanh, phát triển bền vững đã trở thành trào lưu, xu thế toàn cầu, có ý nghĩa sống còn đối với hành tinh, nhân loại.

Cũng tại Diễn đàn, ông Binu Jacob, Đồng chủ tịch VCBSD, Tổng giám đốc Nestlé Việt Nam chia sẻ về việc thúc đẩy chuyển đổi kép trong các hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó, đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững cần song hành để đạt được các mục tiêu sản xuất kinh doanh, đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường.

Ông Binu Jacob cho biết, nhằm tạo tác động tích cực đến môi trường và xã hội, Nestlé Việt Nam đang thực hiện nhiều sáng kiến bền vững với các ưu tiên, gồm: Phát triển thể chất và dinh dưỡng cho trẻ em; thu mua có trách nhiệm; hành động chống biến đổi khí hậu và quản lý nguồn nước; nâng cao quyền năng phụ nữ và phát triển bao bì bền vững. Các sáng kiến bền vững của tập đoàn tại Việt Nam đang tạo ra các tác động tích cực đến Môi trường và Xã hội.

Theo đó, Nestlé Việt Nam đã triển khai Chương trình canh tác cà phê bền vững Nescafé Plan tại các tỉnh Tây Nguyên từ năm 2011, đến nay, chương trình đã hỗ trợ hơn 22.000 hộ nông dân tiếp cận và thực hành sản xuất cà phê theo bộ tiêu chí 4C, triển khai tập huấn cho hơn 330.000 lượt nông dân, phân phối 63,5 triệu cây giống kháng bệnh và cho năng suất cao giúp tái canh diện tích cây cà phê già cỗi, góp phần giảm 20% lượng phân bón, tiết kiệm 40% lượng nước tưới, giúp nông dân tăng từ 30-100% thu nhập nhờ áp dụng các mô hình xen canh hợp lý….

Đối với các vấn đề xã hội, nâng cao quyền năng kinh tế và vị thế người phụ nữ là một phần quan trọng trong cách tiếp cận của Nestlé. Từ năm 2017, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Nestlé Việt Nam đã hợp tác triển khai chương trình “Nestlé đồng hành cùng phụ nữ” tại 20 tỉnh thành trên toàn quốc thu hút 4.600 hội viên phụ nữ tham gia.

Chương trình nhằm trang bị và tăng cường kiến thức dinh dưỡng đến hơn 1 triệu hộ dân trên cả nước, tập huấn phát triển kỹ năng kinh doanh, kiến thức chuyển đổi số, và áp dụng công nghệ số đến 100% hội viên và giúp khởi tạo 3.000 quầy hàng để nâng cao thu nhập cho nữ giới.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ

Bình luận

Nổi bật

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 11:21

(CL&CS) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 117/CĐ-TTg ngày 18/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

Đặt lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân lên trên hết, trước hết

Đặt lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân lên trên hết, trước hết

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 07:18

(CL&CS) - Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ, mục tiêu cao nhất là công tác dân vận trong giai đoạn mới là vì dân; mang lại hiệu quả thiết thực cho dân; giải quyết nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân; đặt lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân lên trên hết, trước hết; thật sự tôn trọng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân…

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp đoàn công tác của Quỹ Tiền tệ quốc tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp đoàn công tác của Quỹ Tiền tệ quốc tế

sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 18:09

(CL&CS) - Chiều 15/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Paulo Medas, Trưởng đoàn và các thành viên đoàn công tác của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đang có chuyến công tác đánh giá định kỳ tại Việt Nam.