Ông Kiều Hữu Dũng: Sacombank còn nhiều thuận lợi để phát triển

(NTD) - Chia sẻ với Báo Người Tiêu Dùng, ông Kiều Hữu Dũng, Phó Chủ tịch thường trực HĐQT Sacombank, cho biết Sacombank có rất nhiều thuận lợi là nền tảng vững chắc sẽ giúp ngân hàng này vượt qua nhiều thách thức và có được những kết quả khả quan nếu được tiếp tục duy trì, phát huy.

O.-Kieu-Huu-Dung1
Ông Kiều Hữu Dũng cho rằng Sacombank vẫn còn rất nhiều lợi thế để phát triển. (Ảnh: Mai Trinh)

PV: Tính đến cuối tháng 5, Sacombank đã đạt gần 90% kế hoạch lợi nhuận cả năm. 5 tháng đầu năm lợi nhuận của ngân hàng đạt trước thuế 404 tỷ đồng, bằng 89,8% kế hoạch cả năm đề ra trong đề án đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) duyệt. Theo ông, lý do vì sao mà Sacombank đã đạt được kết quả khả quan như vậy?

Đó là do Ngân hàng đã quản trị chi phí hoạt động chặt chẽ, ưu tiên các chi phí trực tiếp phát triển kinh doanh, tiết kiệm, cắt giảm, kéo giãn các chi phí chưa thực sự cần thiết. Chi phí dự phòng rủi ro được tính toán, phân bổ phù hợp theo năng lực tài chính.

Song song đó, Sacombank quyết liệt kiểm soát chất lượng nợ, đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu và tài sản tồn đọng. 5 tháng đầu năm, ngân hàng tự xử lý được gần 740 tỷ đồng nợ xấu, thu hồi gần 195 tỷ đồng nợ bán VAMC; đối với tài sản nhận cấn trừ nợ, gán nợ, Sacombank đã xử lý/thu hồi được hơn 900 tỷ đồng.

Do đó, lợi nhuận trước thuế 5 tháng đầu năm đạt trên 400 tỷ đồng, đạt 89,8% kế hoạch cả năm, tăng 78,3% so cùng kỳ, giúp cải thiện tỷ suất sinh lời.

Nợ xấu đang là một trong những vấn đề mà Sacombank phải đối mặt, ngân hàng sẽ làm gì để giải quyết tình trạng này? Nghị quyết về xử lý nợ xấu đã được Quốc hội thông qua, theo ông điều này có tác động như thế nào đối với Sacombank?

8-1
Nợ xấu là vấn đề trọng tâm mà Sacombank cần phải xử lý. (Ảnh: Internet).

- Nghị quyết xử lý nợ xấu được Quốc hội thông qua sẽ là cơ sở pháp lý rất quan trọng để Chính phủ có khuôn khổ tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu.

Đây là bước đột phá cần thiết nhằm xử lý dứt điểm nợ xấu sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế kéo dài những năm qua. Theo Nghị quyết, các ngân hàng được bán nợ xấu theo giá thị trường, có thể thấp hơn giá trị sổ sách. Ngoài ra, vấn đề then chốt là quyền thu giữ tài sản bảo đảm đã được khơi thông, tạo cơ sở để đẩy nhanh quá trình xử lý thu hồi và bán tài sản.

Nợ xấu là vấn đề trọng tâm mà Sacombank cần phải xử lý theo đề tài tái cấu trúc đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Theo đó, nợ xấu sẽ được Sacombank tập trung xử lý bằng nhiều biện pháp, dự kiến giải quyết cơ bản trong vòng 3-5 năm.

Nghị quyết nợ xấu sẽ cung cấp thêm phương tiện để hỗ trợ Sacombank đẩy nhanh hơn nữa tiến trình xử lý nợ xấu của mình. Hiện ngân hàng vẫn đang chờ các văn bản hướng dẫn để có thể nhanh chóng vận dụng trong việc xử lý nợ xấu.

Nợ xấu của Sacombank hầu hết đều có tài sản bảo đảm, đa phần là bất động sản. Nghị quyết xử lý nợ xấu sẽ giúp Sacombank nhanh chóng khơi thông dòng chảy vốn khi xử lý các khối bất động sản tiềm năng.

Nhân sự cao cấp sẽ tham gia vào Hội đồng Quản trị (HĐQT) nhiệm kỳ mới của Sacombank đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Theo ông lý do vì sao mà vấn đề này lại được đặc biệt quan tâm như vậy?

- Có hai lý do: Thứ nhất là HĐQT đương nhiệm đã hết nhiệm kỳ, thứ hai là vai trò và trách nhiệm của HĐQT nhiệm kỳ mới khá thách thức trong việc thực hiện Đề án tái cơ cấu Sacombank trong thời gian tới.

Theo ông những thuận lợi và khó khăn nào mà những nhân sự mới khi tham gia HĐQT của Sacombank sẽ phải đối mặt?

- Sacombank có rất nhiều thuận lợi là nền tảng vững chắc giúp ngân hàng vượt qua nhiều thách thức trong thời gian vừa qua và nếu được tiếp tục duy trì, phát huy thì tôi tin là sẽ mang lại những kết quả khả quan.

Đó chính là: Nền tảng hoạt động và giá trị văn hóa doanh nghiệp vững chắc; hệ thống văn bản lập quy và quy trình quản lý rủi ro được xây dựng đầy đủ và chặt chẽ; thương hiệu đã tạo dấu ấn trong lòng khách hàng; quy mô hoạt động lớn nhất nhóm ngân hàng thương mại cổ phần...

Bên cạnh những thuận lợi, Sacombank cũng có một số khó khăn nhất định cần có lộ trình phù hợp. Đó là: Trọng tâm ưu tiên xử lý là kéo giảm tỷ lệ tài sản không sinh lời và nợ xấu cao; tăng cường năng lực tài chính và tập trung hệ thống kiểm tra giám sát. Đặc biệt, phải nỗ lực đẩy mạnh công tác phát triển kinh doanh để gia tăng hiệu quả và rút ngắn lộ trình tái cơ cấu theo đề án đã được duyệt.

Nguyễn Thoa

_NTD_So 101_xem10
 

 

Bình luận

Nổi bật

Ông Nguyễn Cảnh Anh được bầu làm Chủ tịch HĐQT Eximbank

Ông Nguyễn Cảnh Anh được bầu làm Chủ tịch HĐQT Eximbank

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 15:26

(CL&CS) - Ngày 26/4, HĐQT Eximbank đã thông qua nghị quyết chính thức bầu ông Nguyễn Cảnh Anh, thành viên HĐQT giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ VII (2020-2025) thay cho bà Đỗ Hà Phương.

NCB ghi nhận tín hiệu kinh doanh tích cực trong quý I/2024

NCB ghi nhận tín hiệu kinh doanh tích cực trong quý I/2024

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 08:50

(CL&CS) - Kết thúc quý I/2024, hoạt động kinh doanh chính của NCB có nhiều tín hiệu tích cực, huy động vốn và cho vay khách hàng tăng trưởng khả quan cho thấy niềm tin của khách hàng vào NCB ngày một tăng.

Năm 2024: Sacombank đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 23:12

(CL&CS) - Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của Sacombank đã thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.