Thứ tư, 17/04/2024, 16:04 PM

Nút giao hơn 3.000 tỷ hiện đại bậc nhất TP. HCM hứa hẹn hoàn thành vào năm 2025

Nút giao này có mật độ phương tiện, đặc biệt là xe container, lưu thông rất lớn.

Nút giao An Phú là công trình trọng điểm của TP. HCM được xây dựng với quy mô 3 tầng, gồm hầm chui, cầu vượt trên cao nối cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây và các trục đường lớn.

Công trình này có mức đầu tư đến 3.400 tỷ đồng và được đánh giá là nút giao hiện đại bậc nhất TP. HCM.

Sau hơn một năm khởi công, hai hạng mục thuộc dự án nút giao An Phú là cầu Bà Dạt và cầu Giồng Ông Tố đã thành hình, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2024.

Hiện nay, hầm chui nút giao Mai Chí Thọ - Đồng Văn Cống hiện đạt 65% khối lượng, đã hoàn thành một số đốt hầm hở và đang tiếp tục thi công các đốt hầm hở còn lại.Chủ đầu tư đang cải tạo đường Mai Chí Thọ kết nối vào đường D1 để phục vụ tổ chức giao thông trước khi thi công các đốt hầm kín.

nut-giao

Nút giao An Phú dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 4/2025

Nút giao An Phú luôn có mật độ phương tiện, đặc biệt là xe container, lưu thông rất lớn, việc xây dựng nút giao 3 tầng được chú trọng đẩy nhanh để hoàn thành toàn dự án vào tháng 4/2025.

Hiện tổng khối lượng hạng mục hầm chui đạt 50%, trong đó, hầm chui Mai Chí Thọ băng qua đường Đồng Văn Cống (HC1-01) đạt 65%, hầm chui tại nút giao An Phú (HC1-02) đạt 45%.

Theo chủ đầu tư dự án, đơn vị tư vấn và chủ đầu đang nghiên cứu lên phương án đóng nút giao Mai Chí Thọ - Đồng Văn Cống trong 4 tháng để thi công đồng bộ hầm chui và cầu vượt tại đây để rút ngắn tiến độ dự án.

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP. HCM (chủ đầu tư), nút giao An Phú được khởi công cuối năm 2022 dự kiến hoàn thành dịp 30/4/2025.

Tháng 1 vừa qua, Sở Giao thông vận tải TP. HCM vừa có báo cáo kết quả công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2023 và kế hoạch thực hiện trong năm 2024. Trong báo cáo này, Sở có nêu về việc xử lý ùn ứ giao thông các điểm nóng kẹt xe.

Qua theo dõi cả năm 2023 tại 24 điểm có nguy cơ ùn tắc ở TP. HCM thì có 4 điểm chuyển biến tốt, 12 điểm có chuyển biến nhưng tình hình giao thông vẫn phức tạp, 8 điểm không chuyển biến. Tổng cả năm tại 24 điểm này có 4.469 vụ ùn ứ giao thông.

TP. HCM là thành phố trực thuộc Trung ương thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, thành phố này hiện có 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện, tổng diện tích 2.095km2.

Đây cũng là thành phố lớn nhất nước ta về dân số và cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng bậc nhất. Năm 2023, tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP của thành phố ước đạt 1.621.191 tỷ đồng, tăng 5,81% so với cùng kỳ năm 2022.

Quốc Chiến

Bình luận

Nổi bật

Tỉnh có chung đường ranh giới với TP. HCM định hướng trở thành trung tâm kinh tế vào năm 2030

Tỉnh có chung đường ranh giới với TP. HCM định hướng trở thành trung tâm kinh tế vào năm 2030

sự kiện🞄Thứ ba, 30/04/2024, 07:58

Tỉnh thành này nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ và là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam.

Bình Dương sẽ có cảng sông ‘sát vách’ tuyến đường Vành đai 18.000 tỷ đồng

Bình Dương sẽ có cảng sông ‘sát vách’ tuyến đường Vành đai 18.000 tỷ đồng

sự kiện🞄Thứ ba, 30/04/2024, 07:57

Khi xây dựng cảng sông, Bình Dương đặt mục tiêu hình thành chuỗi dịch vụ logistics để đưa hàng hóa từ các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước và khu vực Tây Nguyên về cảng Cát Lái và Cái Mép - Thị Vải.

'Siêu sân bay' Long Thành ngăn chặn chiếm dụng đất bằng công trình dài 30km

'Siêu sân bay' Long Thành ngăn chặn chiếm dụng đất bằng công trình dài 30km

sự kiện🞄Thứ ba, 30/04/2024, 07:55

Trong quý II/2024, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam sẽ lựa chọn nhà thầu và tiến hành thi công công trình này của sân bay Long Thành.