Dữ liệu cũ
Thứ sáu, 19/12/2014, 13:24 PM

Những vụ sập hầm gây chấn động dư luận thế giới

(NTD) - Trước khi vụ sập hầm thủy điện Đạ Dâng - Đa Chomo, Lâm Đồng, xảy ra, thế giới đã chứng kiến nhiều vụ sập hầm tương tự với mức độ thiệt hại vô cùng lớn về người và của.

Sập hầm ở Chile năm 2010

nguoitieudung_sap ham 1
Cảnh sát và đội cứu hộ tập trung giải cứu các nạn nhân. Ảnh: AFP.

Theo Tin tức Việt Nam, sự kiện 33 thợ mỏ Chile mắc kẹt dưới độ sâu gần 700 mét trong hơn hai tháng đã khiến cả thế giới quan tâm vì ý chí và lòng tin của họ.

Cuộc giải cứu chưa từng có trong lịch sử đã kết thúc có hậu, khi tất cả trở về an toàn để lại bài học về lòng quyết tâm và giá trị của tình đoàn kết.

Lúc 14h địa phương ngày 5 tháng 8 năm 2010, đường hầm chính dẫn vào khu mỏ vàng và đồng San Jose ở miền bắc Chile sụp xuống, khiến 33 thợ mỏ kẹt dưới độ sâu gần 700 mét. Tổng thống Chile Sebastian Pinera khi đó tuyên bố nước này sẽ tìm mọi cách để cứu các thợ mỏ. Nhưng Bộ hầm mỏ nước này cho rằng khả năng tìm thấy các công nhân còn sống là rất thấp vì các mũi khoan thám sát đều không có kết quả.

Thân nhân những thợ mỏ và đất nước Chile không từ bỏ hy vọng, nhưng sau nhiều ngày mất liên lạc họ đã tính đến khả năng xấu nhất là không có ai sống sót. Nhưng đúng lúc tuyệt vọng nhất, ngày 22/8, một máy khoan đã đưa được ống dò xuống độ sâu 688 mét, nơi các thợ mỏ trú ẩn và họ đã viết một mảnh giấy gửi lên mặt đất để thông báo rằng "Chúng tôi 33 người vẫn ổn trong khu trú ẩn".

Sau 17 ngày mất liên lạc, lực lượng cứu hộ đã kết nối được với những thợ mỏ mắc kẹt từ ngày 22/8. Ngay ngày hôm sau, cuộc giải cứu các thợ mỏ với quy mô lớn bắt đầu. Cùng lúc đó, mặt đất cũng thiết lập đường tiếp tế cho các thợ mỏ thông qua chiếc ống nhỏ của lỗ khoan thăm dò.

nguoitieudung_sap ham 2
Một nghệ sĩ đánh đàn để tưởng niệm các nạn nhân. Ảnh: AFP.

Hàng tiếp tế được gói gọn cho vừa đường ống có tên Pigeon (Chim câu) đã đến kịp lúc nhóm thợ mỏ gần kiệt sức vì không còn đồ ăn để duy trì sự sống. Trong số hàng tiếp tế có thực phẩm đặc biệt dành cho các nhà du hành vũ trụ, các loại thuốc men gồm thuốc chống mất nước và cả những chiếc máy quay video.

Chiến dịch giải cứu đi đến cột mốc quan trọng vào ngày 25/9, khi chiếc lồng cứu hộ đặc biệt mang tên Phoenix (Phượng hoàng), nặng 420 kg được các chuyên gia Chile chế tạo với sự trợ giúp của NASA, được đưa tới hiện trường. Đây là thiết bị đặc biệt sẽ được thả xuống đường hầm cứu hộ và đưa từng người lên mặt đất. Do đó cuộc giải cứu 33 thợ mỏ bắt đầu bước vào giai đoạn quan trọng nhất.

Đêm 12/10 giờ Chile tất cả các hãng truyền thông lớn thế giới đều truyền trực tiếp cuộc giải cứu thợ mỏ và cả thế giới đã xúc động khi chứng kiến giây phút thợ mỏ đầu tiên trong số 33 người mắc kẹt là Florencio Avalos được kéo lên mặt đất an toàn bằng lồng cứu hộ Phượng hoàng.

Sập hầm ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 2014

nguoitieudung_sap ham 3
Một phụ nữ tìm người thân khi lực lượng cứu hộ đưa người ra. Ảnh: Reuters.

Vào thời điểm xảy ra vụ nổ hôm 13 tháng 5 năm 2014, có 787 người mắc kẹt trong mỏ than, trong đó có 363 người được cứu thoát.

Mặc dù cơ sở vật chất còn quá nhiều thiếu thốn nhưng Bộ năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ đã làm hết sức để đưa nhiều nhất số công nhân thoát nạn ra bên ngoài.

Họ tiến hành bơm oxy vào mỏ để những người còn mắc kẹt có thể thở được.

Sự cố khiến điện bị cắt đã làm cho lồng nâng thợ mỏ không dùng được nữa. Trong khi đó, những người còn bị mắc kẹt đang ở độ sâu cách mặt đất 2km và cách lối vào mỏ 4km.

nguoitieudung_sap ham 4
Các công nhân khác hỗ trợ lực lượng cứu hộ cứu các nạn nhân. Ảnh: AFP.

Nhiều thợ lặn đã phải di chuyển vào bên trong nhằm tìm kiếm cơ hội cứu thoát những công nhân xấu số.

3 tháng sau, một vụ sập hầm khác cũng xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ nhưng may mắn là 9 công nhân bị mắc kẹt ở độ sâu 20 mét trong long đất đã được cứu hộ kịp thời.

Sập mỏ vàng ở Nam Phi năm 2014

nguoitieudung_sap ham 5
Các nhà báo đang tác nghiệp tại vụ sập mỏ vàng. Ảnh: AFP.

Ngày 16/2/2014, giới chức Nam Phi cho biết đã giải cứu được các công nhân bị kẹt trong mỏ khai thác vàng ở phía Đông thủ đô Johannesburg ở Nam Phi.

Lối thoát hiểm đã bị một khối lượng lớn đất đá rơi xuống bịt kín. Rất may sau đó có một người tình cờ đi ngang qua nghe thấy tiếng kêu cứu và kịp thời báo với cảnh sát.

nguoitieudung_sap ham 6
Hiện trường vụ sập mỏ vàng. Ảnh: AFP.

Lực lượng cứu hộ sau đó đã đến kịp thời và triển khai công tác giải cứu, 11 công nhân bị mắc kẹt đã được đưa lên mặt đất.

Sập hầm thủy điện ở Việt Nam năm 2014
nguoitieudung_sap ham 7
Bên ngoài cửa hầm của công trình thủy điện Đạ Dâng. Ảnh: Pháp luật TPHCM.

Theo Pháp luật TPHCM, Khoảng 7 giờ sáng 16-12, tại công trình thủy điện Đạ Dâng - Đa Chomo đặt tại xã Lát, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) xảy ra vụ tai nạn sập hầm thủy điện khiến 12 công nhân mắc kẹt. Trong đó có một phụ nữ. Đây là công nhân, cán bộ kỹ thuật của Công ty Cổ phần Sông Đà 505 đang thi công đường hầm này.

Đến 22 giờ cùng ngày, sau khi bị gãy hai mũi khoan lớn, lực lượng cứu hộ đã khoan sâu vào khoảng 26 m, xuyên thủng được đoạn hầm thủy điện bị sập, liên lạc được với người bên trong hầm. Lực lượng cứu hộ cứu nạn đã xác định được chín người còn sống, hai người chưa rõ tình trạng. Ngay sau khi biết thông tin, lực lượng cứu hộ đang cố gắng đưa xúc xích và một số thức ăn nhỏ vào theo đường ống cho các nạn nhân cầm cự sau hơn 15 giờ bị mắc kẹt trong đường hầm.

nguoitieudung_sap ham 8
Bên trong hầm thủy điện. Ảnh: NLD.

Khoan xuyên đoạn bị sập, lực lượng cứu hộ cũng đã bơm khí vào bên trong để các nạn nhân có đủ ôxy để thở và khẩn trương thực hiện khoan các mũi khoan khác để đưa ống sắt có đường kính lớn vào để các nạn nhân có thể chui qua, thoát ra ngoài. Ở phía bên ngoài, năm xe cứu thương cùng đội ngũ y, bác sĩ cũng đã túc trực, sẵn sàng cấp cứu khi đưa được các nạn nhân ra ngoài.

Bên trong, lực lượng cứu hộ không ngưng tay đào xúc đất với tốc độ khoảng 2 m đất đá/giờ để giải phóng khối đất đá bị sập che kín đoạn hầm

Ông Nguyễn Duy Hải, Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương, xác nhận: Lúc 7 giờ sáng 16-12, các công nhân, cán bộ của Công ty Cổ phần Sông Đà 505 vừa vào ca thi công đường hầm dẫn nước của công trình thủy điện thì bất ngờ một đoạn đường hầm bị sập. Hàng trăm khối đất đá đổ ập xuống, bít kín lối ra, thời điểm xảy ra sự cố có khoảng 30 công nhân, cán bộ kỹ thuật vào hầm làm việc và một số người sau đó đã kịp thời chạy thoát ra ngoài nhưng còn 12 công nhân, cán bộ kỹ thuật bị kẹt bên trong.

Theo Công ty Cổ phần Sông Đà 505 (đơn vị thi công), đây là đường hầm dẫn nước vào nhà máy thủy điện, có tổng chiều dài 700 m, đã thi công được khoảng 500 m thì xảy ra vụ sụp đáng tiếc nói trên.

Bạn đọc có thể tham khảo thông tin chi tiết tại mục Thế giới

Bảo An (TH)

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.