Dữ liệu cũ
Thứ ba, 08/01/2019, 21:18 PM

Những vệt sáng tối của bức tranh giáo dục Việt Nam năm 2018

(NTD) - Ngành giáo dục Việt Nam năm 2018 khép lại với hàng loạt sự kiện nổi bật cả tích cực lẫn tiêu cực. Dù năm 2018 được đánh giá chung là 1 năm khá bết của ngành, tuy nhiên vẫn lóe lên những điểm sáng dù ít ỏi nhưng cũng đáng được ghi nhận.

Từ hàng loạt vụ bạo lực học đường…

Năm 2018 là năm chứng kiến thực trạng bạo lực học đường “lên ngôi” khiến xã hội vô cùng phẫn nộ.

“Cô giáo đánh trẻ mầm non”, “nhét giẻ lau vào miệng học sinh”, “tát mặt”, “quỳ gối”... là những từ khóa nổi bật khi tra cứu về các vụ bạo lực học đường gần đây. Gây bức xúc và lan nhanh là thông tin vào cuối tháng 11 vừa qua, hình phạt 231 cái tát của một giáo viên ở Quảng Bình đối với học sinh và mới đây nhất là vụ bạo hành của giáo viên đối với một em học sinh khuyết tật tại Long An.

Còn các vụ học sinh quay clip thóa mạ giáo viên, đâm thủng bụng một thầy giáo. Gần đây nhất là vụ “chiếc quần trên bàn giáo viên” khiến một thầy giáo bị phụ huynh quay clip lăng mạ trên mạng xã hội.

Cô Nguyễn Bảo Châu, giáo viên mầm non Hoa Mai tại TP.HCM nói, là người làm nghề bản thân cảm thấy buồn và áp lực khi hàng loạt các vụ bạo lực xảy ra nhất là ở khối mầm non. “Những con sâu, mọt đã làm ảnh hưởng uy tín giáo viên làm nghề chân chính, tận tậm” - cô Châu chia sẻ.

1

Khai giảng năm học mới 2018-2019. (Ảnh: Minh họa).

…đến phanh phui gian lận thi cử khó tin

Kỳ thi THPT quốc gia (2 trong 1) vừa qua, hàng trăm bài thi của thí sinh Hà Giang từ 0-2 điểm bỗng chốc được phù phép thành điểm 9, khiến nhiều học sinh vô tình được lên tốp đầu các điểm thi cao nhất nước. Chính bằng thủ thuật “gieo” điểm thi lên máy tính, bài thi và biến “vịt què thành thiên nga” đã khiến hàng loạt cán bộ quản lý, giáo viên tra tay vào còng lao lý. Việc sửa điểm tiếp tục được phát hiện ở các tỉnh lân cận như Sơn La, Hoà Bình… thậm chí theo đồn đoán, con số không dừng lại ở 3 địa phương.

Sự vụ xảy ra lần này không những là cái tát vào nền giáo dục khi luôn hô hào khẩu hiệu chống gian lận và bệnh thành tích trong thi cử mà còn làm mất lòng tin của phụ huynh, học sinh cả nước vào sự công bằng trong các hoạt động thi cử thậm chí là giảng dạy.

Theo thầy Lê Văn Minh Trí, một giáo viên THPT tại Đồng Tháp thì vụ việc tiêu cực tại Hà Giang là hồi chuông cảnh báo cho các địa phương còn lại cần siết chặt quản lý công tác thi cử, nhất là kỳ thi THPT. Ngành giáo dục cần tạo niềm tin và động lực cho các em học sinh lẫn phụ huynh trên cả nước đối với một kỳ thi minh bạch, công bằng.

Nghịch lý chỗ thiếu chỗ thừa giáo viên

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), so với nhu cầu sử dụng theo định mức, số giáo viên còn thiếu sau khi được giao biên chế lên tới gần 76.000 người. Toàn quốc chỉ có 2/63 tỉnh, thành là Đà Nẵng và Đồng Nai là không thiếu giáo viên; 21 tỉnh thành thiếu từ 1.000 giáo viên trở lên, đặc biệt là bậc mầm non, tiểu học. Hiện cả nước có 27 tỉnh thiếu giáo viên có nhu cầu tuyển dụng nhưng không được giao chỉ tiêu tuyển mới.

Vậy nhưng trong tháng 3/2018 tại Đắk Lắk, 500 giáo viên bị mất việc do hết hạn hợp đồng. Câu chuyện một lần nữa cho thấy sự bị động, chồng chéo về tuyển dụng, sử dụng giáo viên làm méo mó chất lượng đội ngũ nhân sự giáo dục, dẫn đến thực trạng sử dụng, phân bổ giáo viên tại các địa phương không đồng đều, gây nên thừa thiếu lộn xộn.

2

Những thay đổi của Luật GDĐH mang lại những điểm mới cho các trường đại học trên cả nước. (Ảnh: Sinh viên đại học Tôn Đức Thắng - Hiếu CT).

Luật Giáo dục sửa đổi, cắt giảm nhiều điều kiện kinh doanh giáo dục

Bên cạnh những sự kiện tiêu cực như phân tích, ngành giáo dục năm 2018 vẫn thừa nhận nhiều chuyển biến khả quan, mà sửa Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học (GDĐH) là 2 trong số những công việc vĩ mô đáng chú ý của ngành giáo dục trong năm này.

Luật GDĐH sửa đổi năm 2018 với điểm đáng chú ý là cách tiếp cận giá dịch vụ đào tạo bị dư luận phản đối hồi tháng 5. Cuối tháng 11, dự luật này được Quốc hội thông qua với 84% số phiếu.

Ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội cho biết: Việc sửa luật GDĐH lần này chưa phải là điều chỉnh tổng thể, trước mắt để giải quyết những điều cần thiết cho hệ thống giáo dục phát triển tương đối, đáp ứng được yêu cầu hiện tại. Đó là tăng tự chủ thật sự cho trường đại học và tạo điều kiện phát triển giáo dục đại học tư thục vừa bổ sung cho năng lực giáo dục đại học, vừa tạo sự cạnh tranh, thúc đẩy hệ thống giáo dục đại học công lập phát triển.

Chính phủ đã đề xuất chưa xem xét thông qua luật Giáo dục sửa đổi vào cuối năm như dự định. Ở dự luật này, đề xuất lương giáo viên cao nhất trong hệ thống sự nghiệp đã bị Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính bác bỏ; đề xuất miễn học phí ở bậc THCS sau khi bị bác 1 lần đã được trình lại. Câu hỏi có duy trì kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia nữa hay không vẫn còn để ngỏ.

Năm 2018 cũng chứng kiến sự sôi động trong chuyển nhượng, mua bán các trường đại học tư.

Ngày 4/10/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 135 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Sau đó Bộ GD-ĐT đã hoàn thành việc cắt giảm, đơn giản hóa các ĐKKD được đề xuất tại Phương án đề xuất liên quan đến Nghị định số 46.

Được biết, năm 2018 tổng số ĐKKD đã cắt giảm, đơn giản hóa tại Nghị định số 86 thay thế Nghị định số 73 và Nghị định số 135 (sửa đổi, bổ sung Nghị định số 46 là 121/212 ĐKKD, chiếm 57,1% tổng số ĐKKD (hoàn thành vượt mức 5.2% so với tỷ lệ ĐKKD đã đề xuất).

Kim Ngọc

1
 

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.