Thứ bảy, 09/10/2021, 11:21 AM

Những vấn đề cần lưu ý khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 vào các doanh nghiệp ngành du lịch

(CL&CS) - Trong thời gian 2019-2021 việc triển khai áp dụng tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 vào các doanh nghiệp ngành du lịch được thực hiện. Hàng chục doanh nghiệp thuộc các loại hình dịch vụ khác nhau như: doanh nghiệp điều hành tour, doanh nghiệp lữ hành, doanh nghiệp lưu trú (nhà hàng/ khách sạn) được hỗ trợ áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 về Hệ thống quản lý môi trường.

Chúng ta đều biết, du lịch có vai trò ngày càng quan trọng trong sự phát triển kinh tế quốc gia, vì thế đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt đối với Việt Nam, ngành du lịch hiện nay được xem như là một trong ba ngành kinh tế mũi nhọn, được chú trọng đầu tư, không ngừng phát triển và có những đóng góp tích cực vào tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên ngành du lịch đang phải đối mặt với những thách thức to lớn làm ảnh hưởng đáng kể tới môi trường, sinh thái. Để đảm bảo cân bằng giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường thì việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 là bước đi đúng đắn và ngày càng được chú trọng hơn trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong những năm gần đây.

3

 Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 đã được ban hành, làm cơ sở pháp lý cho việc xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ thể trong việc bảo vệ môi trường. Thúc đẩy áp dụng ISO 14001 vào các doanh nghiệp ngành du lịch, góp phần tạo lập hình ảnh xanh, sạch, bền vững cho ngành du lịch Việt Nam. Việc áp dụng ISO 14001 trong chuỗi cung cấp các dịch vụ du lịch cũng là cách thức thúc đẩy mạnh mẽ công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh, duy trì và bảo đảm phát triển du lịch một cách bền vững, tạo dựng văn hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế và quan trọng nhất là hình thành những chuỗi liên kết trong ngành du lịch luôn tuân thủ các yêu cầu và luật định về môi trường.

Trong quá trình xây dựng các quy định, thiết lập và biên soạn các tài liệu của HTQL môi trường cần lưu ý đến đặc trưng của mỗi loại hình doanh nghiệp sau đây:

Đối với doanh nghiệp điều hành tour cần thiết lập các hướng dẫn, nội quy liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường cũng như đảm bảo cung cấp các dịch vụ theo hướng hạn chế tối đa phát sinh rác thải trong quá trình tham quan du lịch. Cụ thể doanh nghiệp cần xây dựng cập nhật các nội quy của các di tích, khu bảo tồn thiên nhiên và phổ biến cho du khách trên mỗi hành trình di chuyển tới điểm tham quan hoặc lồng ghép các lưu ý về các hành động có thể gây tổn hại đến hệ động thực vật, lưu ý về các loại quý hiếm đang có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng, … vào trong các nội dung hướng dẫn du lịch. Bên cạnh đó, đối với mỗi tour du lịch, các doanh nghiệp cũng cần áp dụng các biện pháp giúp bảo vệ môi trường như hạn chế sử dụng nước đóng chai  nhựa, hạn chế các đồ dùng 1 lần, tăng cường sử dụng các vật dụng bằng vật liệu tái chế hoặc dễ phân hủy, … Ngoài ra, trong quá trình tổ chức điều hành các tour du lịch, các doanh nghiệp có thể tổ chức hoặc phát động các phong trào / cuộc thi thu gom rác, làm sạch bãi biển. Các hoạt động như vậy sẽ giúp làm tăng tính tương tác giữa các thành viên tham gia tour và đồng thời góp phần rất tích cực trong mục đích bảo vệ môi trường nói chung và bảo tồn các khu du lịch, di tích, danh làm thắng cảnh nói chung.

Đối với các doanh nghiệp lữ hành: Cần định hướng phát triển bền vững theo hướng du lịch có trách nhiệm bằng cách tiếp cận thực hiện trên cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách tối ưu nhất trong khi vẫn bảo tồn tốt di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học. Tôn trọng và bảo tồn tính đích thực của văn hóa xã hội tại điểm đến bao gồm các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và các giá trị truyền thống. Đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh du lịch bền vững về mặt kinh tế, tạo lợi ích lâu dài và có sự chia sẻ hợp lý cho các bên tham gia. Để thực hiện được như vậy đòi hỏi các doanh nghiệp lữ hành chịu trách nhiệm về các hành động (cũng như về việc không hành động) của mình, ra các quyết định và thực thi các hoạt động hướng đến việc gia tăng lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường của du lịch và đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường.

Đối với các doanh nghiệp lưu trú

- Sử dụng năng lượng xanh: Một trong những giải pháp được khuyến khích lựa chọn sử dụng tại các khách sạn, năng lượng mặt trời giúp các khách sạn giảm thiểu lượng khí thải carbon được thải ra mỗi ngày ra môi trường. Sử dụng hệ thống điện quang giúp khách sạn giảm đáng kể chi phí năng lượng. Nặng lượng dùng để chiếu sáng, vận hành hệ thống điều hoà, lò sưởi có thể chiếm tới 60% tổng chi phí năng lượng của khách sạn điều này hoàn toàn có thể giảm được đến mức tối đa với một hệ thống điện quang mặt trời. Bên cạnh việc sử dụng các tấm pin mặt trời, khách sạn có thể lắp đặt các cửa sổ với film cách nhiệt hoặc lắp đặt máy điều nhiệt kỹ thuật số để giảm sự hấp thụ nhiệt lượng từ mặt trời và giảm lượng năng lượng điện được sử dụng để duy trì phòng ốc. Ngoài ra, việc thiết kế phòng ở không bị chiếu hướng nắng trực tiếp cũng có thể tiết kiệm đáng kể năng lượng và chi phí để điều hòa hoặc làm mát cho khách sạn. Một số các biện pháp đơn giản khác cũng mang lại hiệu quả không kém như: sử dụng các loại bóng đèn tiết kiệm điện, lắp đặt cảm biến và đồng hồ đo để tránh lãng phí năng lượng, hay đào tạo nhân viên để tăng ý thức tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí và giảm tối đa tác động tiêu cực của doanh nghiệp đến môi trường. Ngoài ra, khách sạn nên sử dụng phần mềm quản lý khách sạn có tích hợp thẻ từ để bào đảm nguồn điện được sử dụng hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí dành cho khách sạn…

- Sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước: Với tình trạng sử dụng nước lớn của các khách sạn hiện nay, đã đến lúc khách sạn cần bắt tay ngay vào việc sử dụng tiết kiệm và bào vệ nguồn nước. Các khách sạn có thể tiết kiệm đến 50% lượng nước nếu sử dụng các phương pháp đơn giản như: sục khí, điều chỉnh áp suất, thay thế các thiết bị dùng trong giặt ủi, nhà vệ sinh và phòng tắm bằng các thiết bị tiết kiệm nước hơn, lắp đặt vòi hoa sen có lưu lượng thấp hoặc vòi nước có sục khí,…Ngoài ra, các giải pháp thân thiện với môi trường khác cũng đang được các khách sạn áp dụng trong phòng giặt với mục đích ngăn hóa chất độc hại xâm nhập vào hệ thống nước thải. Ngoài ra, những mảnh ghi chú nhỏ được đặt trong phòng tắm với thông điệp nhắc nhở khách du lịch chủ động tiết kiệm nước cũng phát huy hiệu quả trong việc tuyên truyền nhận thức cho du khách…

- Kiểm soát chất thải: Các nghiên cứu cho thấy trung bình các khách sạn tạo ra khoảng 1 kg chất thải trên mỗi khách mỗi ngày. Đặc biệt là khách sạn càng lớn thì lượng chất thải độc hại thải ra môi trường ngày càng nhiều. Vì vậy, các khách sạn cần nghiên cứu, đầu tư một hệ thống quản lý chất thải để kiểm soát chúng một cách an toàn và hiệu quả với môi trường. Phần lớn lượng chất thải hàng ngày của khách sạn đều có thể tái chế hoặc tái sử dụng được nếu như khách sạn sở hữu một hệ thống quản lý chất thải phù hợp. Việc làm này không chỉ giúp giữ môi trường xanh hơn, mà còn mang lại lợi ích cho khách sạn với thời gian hoàn vốn ngắn hơn và tiết kiệm chi phí đáng kể. Chất thải thực phẩm thường chiếm hơn 40% lượng chất thải rắn của một khách sạn. Hầu hết các loại chất thải thực phẩm có thể được ủ thành phân bón hữu cơ, hơn là vứt đi thức ăn dư thừa. Hiện nay, ngày càng có nhiều khách sạn đang áp dụng phương pháp tái chế này, đồng thời họ đào tạo nhân viên về cách phương pháp xử lý và lợi ích của nó…

- Sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường: Việc sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường trong hoạt động kinh doanh khách sạn đang được các khách sạn hưởng ứng. Từ việc sử dụng các đồ nội thất, trang trí, hay đồ cá nhân: cốc uống… đang được các khách sạn sử dụng các vật liệu gần gũi với thiên nhiên, môi trường. Điều này, giúp khách sạn tiết kiêm được các chi phí, lại đảm bảo thân thiện với môi trường. Mang đến những trải nghiệm mới lạ, độc đáo cho khách hàng để từ đó thu hút họ đến đặt phòng tại khách sạn…

Trên cơ sở các gợi ý trên, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch cần rà soát, xem xét, nhận dạng cho đúng và đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường để thiết lập các quy định quản lý, kiểm soát nhằm ngăn chặn các tác động tiêu cực do hoạt động kinh doanh của mình gây ra./.

(Bài/loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ - CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ).

Hoàng Tuấn, Văn Thao

Bình luận

Nổi bật

Tiêu chuẩn quốc gia sửa đổi 1:2024 TCVN I-4:2017 về gừng tươi và sấy khô

Tiêu chuẩn quốc gia sửa đổi 1:2024 TCVN I-4:2017 về gừng tươi và sấy khô

sự kiện🞄Thứ hai, 02/12/2024, 11:26

(CL&CS) - Dù là củ gừng tươi hay sấy khô làm dược liệu đều mang lại những tác dụng tốt cho sức khỏe người tiêu dùng nhưng để đảm bảo chất lượng tốt nhất nên chế biến, bảo quản theo Tiêu chuẩn quốc gia sửa đổi 1:2024 TCVN I-4:2017.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

sự kiện🞄Thứ hai, 02/12/2024, 07:47

(CL&CS) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tiêu chuẩn quốc gia sửa đổi 1:2024 TCVN I-4:2017 yêu cầu đối với rễ ba kích

Tiêu chuẩn quốc gia sửa đổi 1:2024 TCVN I-4:2017 yêu cầu đối với rễ ba kích

sự kiện🞄Thứ sáu, 29/11/2024, 14:53

(CL&CS) - Để rễ ba kích sấy khô đảm bảo chất lượng, an toàn khi sử dụng thì khi lựa chọn hay chế biến nên tuân theo các yêu cầu tại Tiêu chuẩn quốc gia sửa đổi 1:2024 TCVN I-4:2017.