Người Việt sở hữu bất động sản nước ngoài, tại sao không?

(NTD) - Giá trị một bất động sản (BĐS) tại các nước phát triển như Mỹ, Úc, Canada hay châu Âu không quá đắt đỏ như người ta vẫn tưởng. Trái lại, việc sở hữu một BĐS ở các quốc gia trên thậm chí còn đơn giản, vừa túi tiền và ít rủi ro hơn trong bối cảnh “sốt ảo” liên miên như ở thị trường Việt Nam hiện nay.

Cẩn trọng với rủi ro từ tư vấn “ảo”!

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (World Bank), Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia có tỷ lệ di cư nước ngoài cao nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương với khoảng 100.000 người mỗi năm. Theo ước tính của các chuyên gia tư vấn định cư, chỉ riêng nhóm doanh nhân thông qua các suất đầu tư nhà đất và dự án nhằm hợp thức hóa việc “đổi màu” hộ chiếu, đã tiêu tốn khoảng 10-12 tỷ USD/năm.

Một khảo sát khác của CTCP Báo cáo đánh giá Việt Nam - Vietnam Report liên quan đến lĩnh vực này cũng cho thấy, khoảng 45% doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đang “khát khao” đầu tư ra nước ngoài trong 5 năm tới, tập trung chủ yếu ở các thị trường như Mỹ, Úc, Canada, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc. Một bộ phận không nhỏ nhà đầu tư nhắm đến những quyền lợi đi kèm như quyền được sinh sống, tự do đi lại, quyền trở thành công dân chính thức sau một thời gian khoảng 4-5 năm.

Những con số thống kê trên thể hiện rất rõ nhu cầu sở hữu bất động sản nước ngoài của người Việt với nhiều mục đích khác nhau như: Đầu tư kinh doanh sinh lợi, tạo nơi ăn chốn ở cho con cái học tập, bổ sung điều kiện để có quốc tịch thứ 2... Tuy nhiên, tâm lý ngại đầu tư xa, chưa tìm được được dịch vụ tư vấn pháp lý, hồ sơ đáng tin cậy và chưa nắm được khả năng sinh lợi của sản phẩm khiến nhiều người còn ngần ngại dù có thừa khả năng.

Ông Nguyễn Xuân Sinh - Giám đốc điều hành Công ty chuyên tư vấn đầu tư nước ngoài IMM Group, cho rằng việc nhà đầu tư Việt Nam lo lắng không phải không có cơ sở. Bởi bên cạnh những lợi ích, đầu tư nước ngoài tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhiều người muốn đầu tư để có “thẻ xanh” - loại thẻ xác nhận thường trú nhân tại Mỹ, Canada... nhưng dự án đầu tư đã gãy hoặc thất bại trước khi kịp chạm tay vào tấm “thẻ xanh”. Thậm chí, nhiều đơn vị tư vấn chỉ “rao” các dự án đầu tư “ảo” để hưởng phí dịch vụ hàng chục ngàn USD mà không quan tâm đến hiệu quả đầu tư. Ngoài ra, có những trường hợp công ty tư vấn không nắm rõ luật nhưng vẫn làm hồ sơ cho khách hàng, hồ sơ sau đó bị phía nước ngoài từ chối, còn khách hàng vẫn mất phí tư vấn. Thậm chí còn có những tổ chức, công ty tư vấn lừa đảo khách hàng nhằm trục lợi.

Về rủi ro ông Sinh đề cập, năm 2018, Báo Người Tiêu Dùng cũng đã có loạt bài phản ánh việc hàng chục người bị lừa vào bẫy định cư nước ngoài, mất tiền tỷ và rơi vào khiếu nại, kiện tụng kéo dài với một công ty tư vấn định cư có trụ sở tại quận 1, TP.HCM.

Nói hàng loạt rủi ro là vậy nhưng không có nghĩa là cánh cửa đầu tư nước ngoài khép lại với người Việt. Người Việt có nhu cầu đầu tư mua bất động sản ở nước ngoài, nên trang bị đủ kiến thức về đầu tư, định cư ở nước sở tại. Việc tìm đến các đơn vị tư vấn uy tín, lâu năm có bề dày hoạt động trong lĩnh vực này là hết sức cần thiết.

Cần phải xác định rõ, mỗi quốc gia có quy định pháp lý về đầu tư định cư khác nhau, đơn vị tư vấn hoặc môi giới đầu tư phải am hiểu và được cấp phép hoạt động trên lãnh thổ nước sở tại. Ngoài ra, để bảo đảm an toàn, nhà đầu tư cần yêu cầu đơn vị môi giới trình bày các điều kiện và bằng chứng cho thấy họ được sự bảo hộ của quốc gia đó trong hoạt động kinh doanh. Đối với đơn vị môi giới, tư vấn, phải có đối tác chính thống và minh bạch nguồn cung ứng bất động sản tại quốc gia mà khách hàng muốn đầu tư. Nếu không, việc đầu tư sẽ không có kết quả tốt, mà ngược lại còn mất thời gian, công sức, tiền bạc.

0
Úc hiện là thị trường được nhiều người Việt hướng đến mua nhà, định cư lâu dài.

Giá BĐS thế nào?

Nếu vượt qua được các rào cản rủi ro để bảo đảm cho việc đầu tư ra nước ngoài thì sẽ có rất đông người Việt thừa sức sở hữu một BĐS ở Mỹ, Úc, Canada hay các quốc gia châu Âu.

Một căn hộ tại trung tâm TP.HCM hoặc Thủ đô Hà Nội có giá lên đến cả chục tỷ đồng với diện tích từ 60-100m2, thậm chí hơn số đó với loạt căn hộ cao cấp, sang trọng trên 100m2. Nhà phố, biệt thự tại các vị trí giao thông thuận tiện, đường di chuyển ô tô... thì giá dao động từ hơn 10 tỷ đồng đến vài chục tỷ, thậm chí hàng trăm tỷ đồng trong các khu đô thị lớn, tiện ích và khép kín.

Trong khi đó, để sở hữu một căn nhà có diện tích trên dưới 200m2 tại Texas (Mỹ), mất 10-15 phút di chuyển vào trung tâm với điều kiện giao thông tốt, nhà đầu tư chỉ cần mất khoảng 200-300 ngàn USD (khoảng 5-6 tỷ đồng). Đây là giá của kiểu nhà phố tiện lợi, có gara xe hơi, sân và không gian mở tiệc ngoài trời, thiết kế xây dựng và trang bị sẵn nội thất cao cấp. Tại đây, nếu nhà đầu tư không có nhu cầu sử dụng, có thể cho thuê lại bất động sản giá trị như trên với thu nhập hàng tháng trung bình hơn 2.000 USD. Bên cạnh Mỹ thì các thị trường lân cận như Canada, Mexico vẫn có giá trị đầu tư tương tự.

Cũng cần phải lưu ý, việc sở hữu một bất động sản tại các nước như Mỹ, Úc hay Canada hoàn toàn không liên quan đến điều kiện để có thêm thẻ xanh, quốc tịch, chế độ phúc lợi hoặc quyền lợi công dân liên quan ở nước sở tại. Việc đầu tư, sở hữu bất động sản là hoàn toàn tách biệt.

Tại Úc, với định mức cơ bản, nhà đầu tư cần có khoảng 800.000 AUD (hơn 13 tỷ đồng) để đầu tư thành lập một doanh nghiệp mới. Trong trường hợp này, nhà đầu tư cần đáp ứng rất nhiều điều kiện (tuổi tác, trình độ quản lý doanh nghiệp, trình độ tiếng Anh...). Ngoài định mức trên, còn có những định mức cao hơn như 1,5 triệu AUD (hơn 25,5 tỷ đồng) để đầu tư vào trái phiếu chính phủ của bang, hay các khoản đầu tư trọng yếu trị giá 5 triệu AUD (hơn 83 tỷ đồng) và đầu tư cao cấp trị giá 15 triệu AUD (hơn 255 tỷ đồng).

Đổi lại, nhà đầu tư sẽ trở thành “thường trú nhân”, được hưởng tất cả các quyền lợi như công dân tại đây, ngoại trừ quyền bầu cử. Con cái họ sẽ được chăm sóc sức khỏe và học tập miễn phí tại các trường công lập của Úc. Sau 4 năm làm “thường trú nhân”, nhà đầu tư có quyền xin trở thành công dân Úc trong khi vẫn được phép duy trì hộ chiếu tại Việt Nam.

Nếu có nhu cầu cải thiện và tìm kiếm cơ hội có thêm thẻ thường trú nhân, quốc tịch thứ 2... với giá trị đầu tư thấp hơn, thì điểm đến đầu tư nên chọn là các nước châu Âu. Mà chính sách của Liên minh châu Âu (EU) cũng thể hiện rất rõ, nếu là công dân của một quốc gia thuộc EU thì việc di chuyển đi lại, học tập, làm ăn, sinh sống tại tất cả các quốc gia trong khối coi như hết sức dễ dàng. Một suất đầu tư bất động sản tại các quốc gia châu Âu, điển hình là tại Bồ Đồ Nha, hiện nay rơi vào khoảng 500.000 euro. Một số quốc gia châu Âu khác cũng có các suất đầu tư mua bất động sản lấy quốc tịch thứ 2 với giá trị quy đổi sang tiền Việt Nam trên dưới 10 tỷ đồng.

Hiện nay, các nước lớn như Mỹ, Canada đều đang siết chặt làn sóng định cư để hạn chế việc định cư trái phép, trốn thuế, buôn người. Còn việc đầu tư mang lại nguồn lợi đến các quốc gia đó thì luôn được mở cửa chào đón. Do vậy, việc chọn hình thức đầu tư BĐS ở các nước lớn đang là xu hướng được giới nhà giàu lựa chọn để có cơ hội nhập tịch và định cư lâu dài.

Kim Ngọc - Hải Sâm

 

Bình luận

Nổi bật

[Longform] Bất động sản Đà Nẵng 2024: “Ngụp lặn” suốt 1 năm, đã đến lúc “thức giấc”?

[Longform] Bất động sản Đà Nẵng 2024: “Ngụp lặn” suốt 1 năm, đã đến lúc “thức giấc”?

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 15:08

Thị trường bất động sản Đà Nẵng vừa trải qua một năm 2023 tương đối khó khăn ở tất cả các phân khúc, trừ phân khúc căn hộ. Tuy nhiên, với việc công bố quy hoạch chung thành phố, đồng thời thông qua đồ án quy hoạch phân khu ven sông Hàn và bờ Đông được dự báo sẽ tạo sức bật cho thị trường bất động sản Đà Nẵng trong năm 2024 và những năm tiếp theo.

Có nên “cắt lỗ” bất động sản khi thị trường gặp khó?

Có nên “cắt lỗ” bất động sản khi thị trường gặp khó?

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 11:36

Tình trạng "ngộp" có thể diễn ra đối với nhà đầu tư khi mua bất động sản tuy nhiên lại gặp phải thị trường khó khăn khiến giá trị tài sản mình đã mua bị xuống giá. Lúc này nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi liệu có nên bán cắt lỗ hay không?

Người thu nhập thấp “tích cóp” cả đời cũng không mua được nhà?

Người thu nhập thấp “tích cóp” cả đời cũng không mua được nhà?

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 11:36

Nếu như thời điểm đầu năm 2018, giá rao bán chung cư tại Hà Nội và TP.HCM mới chỉ là 27 và 31 triệu đồng/m2. Nhưng đến nay giá đã tăng lên đến 46 và 48 triệu đồng/m2 khiến giấc mơ an cư của nhiều người gặp khó, đặc biệt là những người thu nhập thấp.