Văn hóa và Đời sống
Thứ tư, 01/11/2023, 09:10 AM

Người Trung Quốc giàu nhất thế giới thế kỷ 18: Bảo vật gì cũng quý gấp nhiều lần vua Càn Long, mỗi cây cột nhà cũng phải hơn 9.000 tỷ

Câu nói " Đến Elon Musk cũng phải nể độ chơi ngông" quả không hề quá khi muốn ví von về sự đắt giá của những món bảo vật mà đại tham quan này sở hữu.

Nếu nói về những tham quan lịch sử ấn tượng của Trung Hoa, không thể bỏ qua cái tên Hòa Thân - "đệ nhất đại tham quan" của triều đại nhà Thanh. Hòa Thân, còn được gọi là Hòa Khôn, tự Trí Trai, là một trong những đại thần quan trọng dưới triều đại của Hoàng đế Càn Long. Hòa Thân là người gốc Mãn Châu.

Hình vẽ minh họa chân dung Hòa Thân và trên phim ảnh.

Hình vẽ minh họa chân dung Hòa Thân và trên phim ảnh.

Theo Hòa Thân bình truyện, Hòa Thân bắt đầu sự nghiệp quan lộ vào năm 1772 khi được bổ nhiệm làm lính canh cửa Tử Cấm Thành. Tài năng và sự khôn ngoan xuất sắc của Hòa Thân đã giúp ông được Hoàng đế Càn Long tin tưởng và ưu ái. Năm 1780, Hòa Thân được thăng chức thượng thư Bộ Hộ. Càn Long thậm chí đã gả Thập công chúa, người con gái mà ông yêu thương nhất, cho Phong Thân Ân Đức, con trai của Hòa Thân nhằm muốn tạo nên một mối quan hệ gia đình đặc biệt giữa Hòa Thân và Hoàng đế.

Năm Càn Long thứ 54 (1789), tháng 11, Cố Luân Hòa Hiếu Công Chúa khi đó đã 14 tuổi, chính thức kết hôn với trưởng tử của Hòa Thân là Phong Thân Ân Đức, 15 tuổi.

Năm Càn Long thứ 54 (1789), tháng 11, Cố Luân Hòa Hiếu Công Chúa khi đó đã 14 tuổi, chính thức kết hôn với trưởng tử của Hòa Thân là Phong Thân Ân Đức, 15 tuổi.

Hòa Thân đã sử dụng quyền thế của mình để thống trị thế giới chính trị. Tất cả các khoản chi tiêu hàng ngày của Hoàng đế đều do Hòa Thân quản lý và không ai dám kiểm soát số tiền mà ông tiêu. Trong những năm tháng làm quan, Hòa Thân đã vơ vét và thao túng, ăn hối lộ, tham nhũng của cải của nhà nước.

"Nếu Càn Long có, thì Hòa Thân cũng có; nếu Càn Long không có, Hòa Thân vẫn có".

Theo các tài liệu, Hòa Thân đã trở nên giàu có hơn cả Hoàng đế, sở hữu một lượng tài sản lớn hơn cả ngân khố quốc gia. Có người thậm chí nói rằng "nếu Càn Long có, thì Hòa Thân cũng có; nếu Càn Long không có, Hòa Thân vẫn có". Tổng tài sản của Hòa Thân ước tính là 1.100 triệu lạng bạc, nhiều lời đồn cho rằng nó còn tương đương số tiền mà quốc khố Nhà Thanh phải mất 15 năm mới thu được. 

Sở Văn lục đời sau viết: "Đời Thanh Cao Tông Càn Long, Hòa Thân làm quan, quyền thế khuynh đảo thiên hạ, kết bè kết đảng, đi lệch chính đạo mà kẻ sĩ trong triều chẳng dám ngăn trở".

Những món bảo vật quý giá của Hòa Thân

Hòa Thân được người Trung Quốc ví như "người giàu nhất thế giới thế kỷ 18", bởi trong những ngôi nhà của ông tồn tại hàng loạt kho báu đắt giá, có thể nói chúng đều là những tác phẩm không giống ai trên toàn thế giới. Việc nói rằng "Tới Elon Musk cũng phải nể độ chơi ngông của Hòa Thân" cũng không hề làm quá để ví von về khối tài sản khổng lồ của đại tham quan này thời bấy giờ.

Hình ảnh bên ngoài phủ của Hòa Tân. (Ảnh: Sohu)

Hình ảnh bên ngoài phủ của Hòa Tân. (Ảnh: Sohu)

Trong Cung Vương Phủ, có 2 nơi phần nào cho thấy sự giàu có của Hòa Thân. Thứ nhất là nơi ở của ông ta và thứ hai là lầu Tàng Bảo, tức nơi chứa những báu vật mà ông ta vơ vét được trong thời kỳ là "đệ nhất sủng thần" của vua Càn Long. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải công nhận một điều là mắt soi bảo vật của Hòa Thân rất tinh tường, ông ta chọn món nào đều có giá trị rất lớn, từ hàng tỷ cho tới hàng nghìn tỷ đồng.

Dưới đây là một số món bảo vật quý giá từng thuộc sở hữu của Hòa Thân:

Cột nhà hơn 9.000 tỷ đồng

Đầu tiên, hãy nhìn vào Tích Tấn Trai - nơi Hòa Thân cùng 9 người vợ cùng ở. Bên trong ngôi nhà này, người ta sẽ thấy những cây cột gỗ độc đáo, được chuyên gia sử học nhận định ước tính giá trị lên tới 2,7 tỷ NDT mỗi cột (tương đương gần 9.100 tỷ đồng). Những cây cột này được làm từ loại gỗ quý hiếm gọi là kim tơ nam mộc, thường chỉ được sử dụng cho hoàng đế. Tuy nhiên, Hòa Thân đã đem loại gỗ này về để xây dựng ngôi nhà của mình.

Cột nhà ở Tích Tấn Trai – nơi ở của Hòa Thân cùng vợ có giá lên tới hơn 9.000 tỷ đồng/cây cột. (Ảnh: Sohu)

Cột nhà ở Tích Tấn Trai – nơi ở của Hòa Thân cùng vợ có giá lên tới hơn 9.000 tỷ đồng/cây cột. (Ảnh: Sohu)

Bên cạnh đó, những bộ bàn ghế lộng lẫy bên trong Tích Tấn Trai được làm từ gỗ đàn hương và khảm xà cừ, mỗi chiếc bàn có thể tương đương về giá trị với một chiếc xe hơi hạng sang Rolls-Royce hiện tại.

Gạch lát sàn của căn phòng cũng không kém phần đặc biệt. Chúng được làm từ một loại đá hình thành trong quá trình phun trào núi lửa, khi magma trào ra từ lòng đất và đông lại trên bề mặt. Do đó, chúng có tuổi đời cổ kính hàng trăm triệu năm, tạo cảm giác ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè khi chạm vào. Trong lịch sử, chỉ hoàng gia được phép sử dụng loại đá này và người dân thường sẽ bị cấm khai thác.

Còn bức tường dày tới 1,5 mét của ngôi nhà chứa nhiều vàng bạc quý giá. Tuy nhiên, những gì ẩn sau bức tường này chỉ là một phần rất nhỏ trong tổng số khối tài sản khổng lồ của Hòa Thân.

Ngoài ra, Hậu Tráo lầu, hay còn gọi là lầu Tàng Bảo, là nơi chứa bảo vật hàng đầu của Hòa Thân. Tòa nhà này dài hơn 180 mét, gồm 111 gian phòng và 88 cửa sổ, mỗi cửa sổ có một hoa văn độc đáo để phân biệt vị trí của từng phòng chứa kho báu.

Tượng Phật ngọc từ Hòa Điền

Trong danh sách các bảo vật quý giá tại lầu Tàng Bảo còn có thể thấy một bức tượng Phật được chế tác từ ngọc Hòa Điền. Bức tượng này có chiều cao khoảng 1,2 mét và nặng hơn 200 kg. Ngọc Hòa Điền từng là một trong bốn loại ngọc quý nổi tiếng nhất tại Trung Quốc. Tương tự như các loại đá quý ngày nay, giá trị của các viên ngọc Hòa Điền có sự biến đổi lớn, từ vài triệu cho đến vài trăm triệu đồng.

Bức tượng Phật làm từ ngọc Hòa Điền của Hòa Thân nặng tới hơn 200 kg có giá trị vô cùng lớn. (Ảnh: Sohu)

Bức tượng Phật làm từ ngọc Hòa Điền của Hòa Thân nặng tới hơn 200 kg có giá trị vô cùng lớn. (Ảnh: Sohu)

Tuy nhiên, trong thời hiện đại, có lẽ loại ngọc bạch Hòa Điền màu lông cừu được đánh giá là quý giá nhất. Bức tượng Phật trong bộ sưu tập của Hòa Thân là một ví dụ điển hình, được tạo ra từ ngọc bạch Hòa Điền. Với chiều cao 1,2 mét, bức tượng này yêu cầu một viên ngọc thô có chiều cao ít nhất là 1,5 mét, chứng tỏ sự hiếm có và quý báu. Trong thời kỳ hiện đại, ngọc Hòa Điền thường được định giá dựa trên số gram, vì vậy, bức tượng nặng hơn 200 kg này có giá trị vô cùng lớn.

Tượng Quan Âm từ ngọc phỉ thúy

Bức tượng Quan Âm, chế tác từ ngọc phỉ thúy, trong bộ sưu tập của Hòa Thân, được ước tính có giá trị lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Được tạo ra từ một khối ngọc phỉ thúy không có tạp chất hay vết nứt, bức tượng này có chiều cao 1,26 mét và chất lượng hoàn hảo. Ngọc phỉ thúy lớp này được coi là một trong những loại ngọc quý hiếm nhất, chỉ được sử dụng bởi vua chúa và các gia đình quý tộc trong quá khứ.

Bức tượng Quan Âm làm từ ngọc phỉ thúy của Hòa Thân được ước tính lên tới hàng nghìn tỷ đồng. (Ảnh: Sohu)

Bức tượng Quan Âm làm từ ngọc phỉ thúy của Hòa Thân được ước tính lên tới hàng nghìn tỷ đồng. (Ảnh: Sohu)

Hiện nay, loại ngọc này vẫn là đặc sản quý giá và có giá trị cao, đòi hỏi một khoản đầu tư lớn để sở hữu các món trang sức được làm từ ngọc phỉ thúy. Giá trị của một viên ngọc phỉ thúy thường được đánh giá dựa trên độ trong suốt, màu sắc và chất lượng. Với bức tượng này có chất lượng xuất sắc như vậy, giá trị của nó được ước tính lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

San hô đỏ

Trong thời của Hoàng đế Càn Long, chiều cao của san hô đỏ chỉ đạt khoảng 2 thước Trung Quốc, trong khi bộ sưu tập của Hòa Thân có những tảng san hô cao hơn, khoảng 3 thước, tương đương khoảng 1 mét. Hòa Thân sở hữu tận 11 tảng san hô đỏ độc đáo như vậy. San hô đỏ thường phát triển trên đáy biển với ít trầm tích, thường ở môi trường tối tăm, dưới độ sâu hoặc trong các hang hốc tối. Chúng sống ở độ sâu từ 10 đến 300 mét dưới biển.

San hô đỏ của hoàng đế Càn Long chỉ cao khoảng 2 thước Trung Quốc, trong khi của Hòa Thân cao hơn 3 thước. (Ảnh: Sohu)

San hô đỏ của hoàng đế Càn Long chỉ cao khoảng 2 thước Trung Quốc, trong khi của Hòa Thân cao hơn 3 thước. (Ảnh: Sohu)

Khung xương quý báu của san hô đỏ được tạo thành từ các gai canxi cacbonat cứng, màu sắc thường phô diễn các gam màu đỏ do sự hiện diện của sắc tố carotenoid. San hô đỏ không thể được nuôi trồng nhân tạo, mà phải được thu thập bằng cách lặn xuống đáy biển để cắt nhánh san hô từ những vùng đá quý hiếm. Việc này đòi hỏi kiên nhẫn và độ nguy hiểm cao, dẫn đến giá trị đắt đỏ của san hô đỏ.

Ngọc trai vua

Tại phủ của Hòa Thân, có đến 10 viên ngọc trai vua có kích thước lớn, mỗi viên bằng quả nhãn, tức to hơn cả viên ngọc trai trên vương miện của Hoàng đế Càn Long. Thông thường, ngọc trai vua có kích thước tương đối nhỏ, chỉ bằng cỡ hạt đậu nành. Quy tắc của triều đại nhà Thanh đã quy định rằng, các hoàng tử, quan văn và quan võ có thể sử dụng ngọc trai, nhưng trọng lượng của ngọc trai không được vượt quá trọng lượng của ngọc trai được sử dụng bởi Hoàng đế và Hoàng hậu.

Hòa Thân có tới 10 viên ngọc trai vua, mỗi viên to bằng quả nhãn, tức to hơn cả viên ngọc trai đính trên vương miện của vua Càn Long. (Ảnh: Sohu)

Hòa Thân có tới 10 viên ngọc trai vua, mỗi viên to bằng quả nhãn, tức to hơn cả viên ngọc trai đính trên vương miện của vua Càn Long. (Ảnh: Sohu)

Tuy nhiên, 10 viên ngọc trai của Hòa Thân đều có kích thước lớn và đắt đỏ hơn nhiều so với ngọc trai trên vương miện của Hoàng đế Càn Long. Nếu mỗi viên ngọc trai nhỏ của Hòa Thân có giá trị khoảng 8.000 lượng bạc (tương đương khoảng 6 triệu đồng/viên), thì giá trị của những viên ngọc trai lớn này chắc chắn cao hơn nhiều.

Tháp gỗ tử đàn và vàng

Giá trị bảo tháp của Hòa Thân có thể lên tới 50 tỷ NDT (tương đương với 17.000 tỷ đồng). (Ảnh: Sohu)

Giá trị bảo tháp của Hòa Thân có thể lên tới 50 tỷ NDT (tương đương với 17.000 tỷ đồng). (Ảnh: Sohu)

Bảo tháp này được chế tạo từ gỗ tử đàn quý hiếm, được dát vàng và một số chỗ được đính bạch ngọc. Tất cả các nguyên liệu được sử dụng để xây dựng bảo tháp này đều thuộc loại hàng hạng cao nhất. Theo truyền thuyết rằng, có tổng cộng là mười thợ thủ công hàng đầu đã mất một năm để hoàn thành công trình, và mức độ tinh xảo của bảo tháp này thực sự đáng kinh ngạc. Theo các chuyên gia, giá trị của bảo tháp này có thể sánh ngang với các bảo tháp được tìm thấy tại Tô Châu và có thể lên tới 50 tỷ NDT (tương đương với 17.000 tỷ đồng).

Tháp bình thanh bạch ngọc

Hòa Thân đã tặng hoàng đế Càn Long một tấm tháp bình bằng thanh bạch ngọc quý hiếm. Tấm tháp bình này được làm từ loại thanh bạch ngọc có màu pha trộn giữa trắng và xanh nhạt, có xuất xứ từ vùng Tân Cương, Trung Quốc. Tấm tháp này có hình chữ nhật và cao khoảng 27,6cm. Một mặt của tấm ngọc chạm nổi hình hai vị cao niên đứng bên bờ suối, với nền là cảnh núi rừng hùng vĩ; mặt còn lại được khắc một bài thơ của vua Càn Long, dưới đó là dòng chữ "Hòa Thân kính thư" (Hòa Thân trân trọng viết tặng).

Hòa Thân đã tặng tấm tháp bình bằng thanh bạch ngọc quý hiếm cho hoàng đế Càn Long. (Ảnh: Sohu)

Hòa Thân đã tặng tấm tháp bình bằng thanh bạch ngọc quý hiếm cho hoàng đế Càn Long. (Ảnh: Sohu)

Theo các nhà nghiên cứu, tấm tháp bình này được cho là món quà mà Hòa Thân đã lệnh chế tạo để lấy lòng Hoàng đế Càn Long. Gần đây, tấm tháp bình thanh bạch ngọc này đã được bán đấu giá tại New York, Mỹ với giá đạt 588.700 USD (tương đương với 13,6 tỷ đồng).

Mặt còn lại được khắc một bài thơ của vua Càn Long, dưới đó là dòng chữ

Mặt còn lại được khắc một bài thơ của vua Càn Long, dưới đó là dòng chữ "Hòa Thân kính thư" (Hòa Thân trân trọng viết tặng).

Ngoài ra, phủ Hòa Thân còn chứa một tượng tỳ hưu làm từ ngọc phỉ thúy, được đánh giá là một trong những tác phẩm quý giá nhất trên thế gian. Các chuyên gia đánh giá rằng con tỳ hưu này được tạo ra từ ngọc phỉ thúy với chất lượng tối cao. Ngay cả vua Càn Long và nhiều nhà vua khác cũng chỉ trưng bày những tượng tỳ hưu làm từ bạch ngọc, và do đó, giá trị của tượng tỳ hưu ngọc phỉ thúy này không thể bằng tiền.

Phủ Hòa Thân còn có một con tỳ hưu bằng ngọc phỉ thúy được đánh giá là quý giá bậc nhất thế gian. (Ảnh: Sohu)

Phủ Hòa Thân còn có một con tỳ hưu bằng ngọc phỉ thúy được đánh giá là quý giá bậc nhất thế gian. (Ảnh: Sohu)

Trên đây, các chuyên gia chỉ đưa ra một số món bảo vật đã được xác định và thống kê. Thực tế, còn nhiều món đồ quý báu khác chưa được công bố hoặc đang được lưu trữ ở nhiều nơi trên thế giới. Nhưng qua những tài sản này, ta có thể hình dung phần nào sự giàu có và xa xỉ của Hòa Thân, "đệ nhất đại tham quan" trong triều đại nhà Thanh.

Hải Yến

Bình luận

Nổi bật

Vị tướng dân tộc Tày là Tham mưu trưởng trong chiến dịch Điện Biên Phủ, hai lần xung phong Nam tiến, từng được điều động làm Phó giám đốc Học viện Quốc phòng

Vị tướng dân tộc Tày là Tham mưu trưởng trong chiến dịch Điện Biên Phủ, hai lần xung phong Nam tiến, từng được điều động làm Phó giám đốc Học viện Quốc phòng

sự kiện🞄Thứ tư, 08/05/2024, 23:31

Ông cũng đã từng giữ tới chức vụ Đại đội trưởng đơn vị bảo vệ Bác Hồ và có nhiều chiến công vang dội.

Tháng 5 hành hương đến 'nóc nhà Nam Bộ' đón Đại lễ Phật đản

Tháng 5 hành hương đến 'nóc nhà Nam Bộ' đón Đại lễ Phật đản

sự kiện🞄Thứ tư, 08/05/2024, 23:30

Đại lễ Phật Đản là ngày lễ quan trọng nhất đối với Phật tử trên toàn thế giới nhằm kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vào thế kỷ thứ 7 TCN.

Khám phá hang động 60 triệu năm tuổi phát ra âm thanh bí ẩn trên hòn đảo không người ở

Khám phá hang động 60 triệu năm tuổi phát ra âm thanh bí ẩn trên hòn đảo không người ở

sự kiện🞄Thứ tư, 08/05/2024, 23:30

Những cột đá trong hang động này đã xếp chồng lên nhau khoảng 60 triệu năm trước khi mà Đại Tây Dương vẫn đang được hình thành.