Văn hóa và Đời sống
Thứ sáu, 02/02/2024, 13:06 PM

Người Hà Nội thả cá chép tiễn ông Công ông Táo về trời

(CL&CS) - Trong sáng 2/2 (23 tháng Chạp), người dân Hà Nội đã đến các địa điểm quen thuộc như Hồ Tây, cầu Long Biên để thả cá tiễn ông Công, ông Táo về Trời. Thay vì thả cá trực tiếp xuống hồ Tây, lực lượng chức năng hướng dẫn người dân thả cá chung vào một thùng lớn, rồi thu gom mang ra sông Hồng thả.

Theo tín ngưỡng cổ truyền, cứ đến ngày 23 tháng Chạp người Việt lại làm lễ cúng và thả phóng sinh cá chép để đưa ông Công ông Táo về trời. Theo quan niệm xưa, “cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp.

Theo quan niệm dân gian, trong các gia đình người Việt đều có ông Táo trông coi việc bếp núc, quản chuyện gia đình. Hàng năm, vào ngày 23 tháng Chạp, ông Táo sẽ về trời, bẩm báo lại tình hình gia chủ một năm đã qua và thưa trình những mong ước, nguyện vọng cho một năm mới sắp tới. Cá chép là phương tiện duy nhất để ông Táo cưỡi về trời. Cá chép đỏ là biểu tượng của sự may mắn, cũng là biểu tượng của sự vượt khó vươn lên, thành công "hóa rồng".

Tại Hồ Tây, người dân thả cá chung vào thùng lớn 180 lít để hỗ trợ vận chuyển cá ra sông Hồng để thả.

Tại Hồ Tây, người dân thả cá chung vào thùng lớn 180 lít để hỗ trợ vận chuyển cá ra sông Hồng để thả.

Theo ghi nhận lúc 8h sáng ngày 2/2 tại đường Trích Sài (quận Tây Hồ, Hà Nội), người dân bắt đầu đổ xô về đây để thả cá chép, tiễn ông Công, ông Táo về trời.

Bà Nguyễn Thị Mai (Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay: "Theo phong tục, người dân Việt Nam trong ngày này đều phóng sinh, thả cá chép đỏ. Với tôi ngày này rất linh thiêng, gia đình tôi rất nhất tâm, nhiều năm nay, tôi đều thực hiện việc phóng sinh hay thả cả chép".

Hiện nay, nước tại Hồ Tây khá đục có nguy cơ ô nhiễm, nếu người dân thả cá rất có nguy cơ cá sẽ chết. Do đó, lực lượng cảnh sát đã túc trực từ sáng sớm để nhận cá của người dân, tập trung lại và mang đi thả ở sông Hồng.

Theo đó, lực lượng chức năng phường Bưởi (quận Tây Hồ) gồm Hội cựu chiến binh, hội Phụ nữ, đoàn thanh niên, công an phường... đã phối hợp thành lập các chốt trực dọc đường Trích Sài để hướng dẫn người dân thả cá vào thùng lớn rồi thu gom mang ra sông Hồng thả, nhằm bảo vệ cá chép do nước hồ Tây bị ô nhiễm và cảnh quan hồ Tây.

Người dân tới thả cá chép tại hồ Tây được lực lượng đoàn thanh niên phường Bưởi hướng dẫn và hỗ trợ.

Người dân tới thả cá chép tại hồ Tây được lực lượng đoàn thanh niên phường Bưởi hướng dẫn và hỗ trợ.

Bên cạnh đó, công ty THNN MTV thoát nước Hà Nội dán các thông báo tuyên truyền, vận động người dân bảo vệ cảnh quan, môi trường tại hồ Tây.

Phần lớn người dân tới thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo về trời tại hồ Tây đều thắc mắc về cách làm mới của lực lượng chức năng phường Bưởi. Tuy nhiên, sau khi nghe tuyên truyền và giải thích, phần lớn người dân đều vui vẻ thả chung vào thùng lớn và khen ngợi cách làm mới của chính quyền địa phương.

Theo chị Vũ Kim Loan (Chi Hội trưởng Hội phụ nữ số 2 phường Bưởi) cho biết, do nước tại hồ Tây bị ô nhiễm nên 2 năm gần đây, lực lượng chức năng phường Bưởi đã bố trí các chốt trực tại đường Trích Sài để hướng dẫn người dân thả cá chung vào thùng, sau đó mang ra sông Hồng thả nhằm bảo vệ cá và cảnh quan hồ Tây.

Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng tình với cách làm này. Một số ít người dân vẫn bất chấp thả cá xuống hồ Tây và đôi co với lực lượng chức năng.

Ông Tuấn (quận Tây Hồ, Hà Nội) chia sẻ: "Tôi rất đồng tình và ủng hộ việc thả cá chung và mang ra sông Hồng thả. Cách làm mới này sẽ giúp cá chép sống và bảo vệ được cảnh quan, môi trường tại hồ Tây".

Tại cầu Long Biên, vẫn như mọi năm, nhiều tình nguyện viên đã túc trực tại đây từ ngày hôm qua, ngoài các khẩu hiệu như “Thả cá đừng thả túi nilon”, các bạn trẻ còn trực tiếp hướng dẫn người dân cách thả cá, cũng như thu gom tro, chân hương vào một điểm rồi “hóa” giúp người dân.

Những thông điệp giúp người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

Những thông điệp giúp người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.


Tuy nhiên, theo chia sẻ của các tình nguyện viên, do mật độ di chuyển trên cầu đông, không ít người ý thức kém vẫn đứng từ trên cầu ném các đồ như túi nhựa, tro, chân hương xuống thẳng sông Hồng.

Không chỉ riêng khu vực cầu Long Biên, tại các khu vực khác như hồ Hoàng Cầu, cầu Chương Dương… cũng có rất nhiều tình nguyện viên kêu gọi không thả túi nilon và chia sẻ các thông điệp ý nghĩa đến cộng đồng trong dịp 23 tháng Chạp.

Trúc Anh

Bình luận

Nổi bật

Chợ Việt Nam bán loại quả ngọt lịm nhưng là ‘thuốc’ hạ đường huyết hiệu quả, điều trị táo bón: Mùa nào cũng có sẵn, giá rẻ bèo

Chợ Việt Nam bán loại quả ngọt lịm nhưng là ‘thuốc’ hạ đường huyết hiệu quả, điều trị táo bón: Mùa nào cũng có sẵn, giá rẻ bèo

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 18:29

Đây là loại quả có vị ngọt nhưng lại có thể hạ đường huyết hiệu quả, tránh nhiều căn bệnh khác nhau.

Được thừa kế hơn 10 tỷ đồng, người phụ nữ mất sạch vì 'sập bẫy' quen qua mạng: Cảnh sát vào cuộc, 1 người bị bắt giữ

Được thừa kế hơn 10 tỷ đồng, người phụ nữ mất sạch vì 'sập bẫy' quen qua mạng: Cảnh sát vào cuộc, 1 người bị bắt giữ

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 16:52

Vì quá tin người, người phụ nữ được thừa kế hơn 10 tỷ đồng nhưng bị mất sạch.

Chân dung đại gia thu 200 tỷ đồng sau hơn 6 ngày công chiếu ‘bom tấn’: Ở biệt thự 40 tỷ đồng với bà xã kém 17 tuổi, có trong tay toàn BĐS giá khủng

Chân dung đại gia thu 200 tỷ đồng sau hơn 6 ngày công chiếu ‘bom tấn’: Ở biệt thự 40 tỷ đồng với bà xã kém 17 tuổi, có trong tay toàn BĐS giá khủng

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 16:44

Đây là một trong những nghệ sĩ đa tài của màn ảnh Việt, đang gây chú ý với bộ phim 'bom tấn', hứa hẹn bùng nổ phòng chiếu, thu về 200 tỷ đồng chỉ sau hơn 6 ngày công chiếu.