Văn hóa và Đời sống
Thứ hai, 26/02/2024, 17:33 PM

Ngôi đền thiêng tồn tại hơn 7 thế kỷ được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt, là nơi Trần Quốc Tuấn đặt kho lương thực nuôi binh sĩ

Nơi đây hội tụ nhiều giá trị đặc sắc về lịch sử, quân sự, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ, tâm linh, du lịch.

Đền Trần Thương thuộc xã Trần Hưng Đạo, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam được biết đến là di tích tiêu biểu của Việt Nam hội tụ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và cả tâm linh.

Đền Trần Thương thuộc xã Trần Hưng Đạo, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam được biết đến là di tích tiêu biểu của Việt Nam

Đền Trần Thương thuộc xã Trần Hưng Đạo, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam được biết đến là di tích tiêu biểu của Việt Nam

Mảnh đất Trần Thương là đất trù phú “Cá Nhân Đạo, gạo Trần Thương” và câu thơ khắc trên bức châm tại đền: “Đất Trần Thương lắm phúc, hoa quả bốn mùa xuân”. Trước đây, Trần Thương là trung tâm của 6 khe nước. Từ đây có thể ngược sông Hồng đi Thăng Long hoặc xuôi ra biển về phía Đông khoảng 3km là nơi đặt lăng mộ nhà Trần.

Đền Trần Thương là một trong 3 ngôi đền lớn thờ Hưng Đạo Đại Vương trên cả nước

Đền Trần Thương là một trong 3 ngôi đền lớn thờ Hưng Đạo Đại Vương trên cả nước

Đền Trần Thương là một trong 3 ngôi đền lớn thờ Hưng Đạo Đại Vương trên cả nước. Tương truyền trên đường đi đánh quân Nguyên Mông, Trần Hưng Đạo thấy địa thế nơi đây hiểm yếu, bèn đặt 6 kho lương phục vụ kháng chiến. Địa điểm ngôi đền hiện nay là kho lương thực chính.

Sau khi Hưng Đạo Đại Vương qua đời, để tưởng nhớ công ơn của ngài, vào thời hậu Lê năm 1783, nhân dân làng Miễu đã lập đền trên đất kho lương ấy để thờ phụng. Đền Trần Thương trở thành tôn miếu linh thiêng của đất nước. Nhân dân tôn vinh Hưng Đạo Đại Vương là Đức Thánh, là "Cửu Thiên Vũ Đế" từ trên trời hiển ứng xuống giúp dân, giúp nước, diệt trừ ma quỷ, giặc giã. 

Đền được xây dựng theo hình chữ Quốc vuông vắn, trên thế đất thiêng “hình nhân bái tướng” và xây theo kiểu “Tứ thủy quy đường”. Tổng thể kiến trúc cảnh quan ngôi đền gồm nghi môn ngoại, nghi môn nội, năm tòa, 15 gian, chia thành ba cung: Đệ nhất, Đệ nhị, Đệ tam và hai giải vũ, năm giếng… tạo nên những điểm độc đáo riêng có của ngôi đền.

Đền được xây dựng theo hình chữ Quốc vuông vắn, trên thế đất thiêng “hình nhân bái tướng” và xây theo kiểu “Tứ thủy quy đường”

Đền được xây dựng theo hình chữ Quốc vuông vắn, trên thế đất thiêng “hình nhân bái tướng” và xây theo kiểu “Tứ thủy quy đường”

Đền có cửa chính cao hai tầng, tầng dưới uốn thành hình vòm trang trí hoa văn chung quanh. Tầng trên là gác chuông tám mái, treo một quả chuông lớn dùng để truyền tín hiệu cho vùng xung quanh. 

Con đường chạy vòng quanh là hai tay ngai, bên Đông, bên Tây còn có hai giếng nước được gọi là hai “tai”. Nền trước cung Đệ tam có một giếng tròn mà dân gian gọi là “hố”, “khẩu”. Tất cả cấu trúc của đường, giếng tạo nên thế đất thiêng “hình nhân bái tướng”, “ngũ mã thất tinh”.

Giá trị đền Trần Thương còn được thể hiện ở phần trang trí kiến trúc với các đề tài, họa tiết được chạm khắc công phu

Giá trị đền Trần Thương còn được thể hiện ở phần trang trí kiến trúc với các đề tài, họa tiết được chạm khắc công phu

Giá trị đền Trần Thương còn được thể hiện ở phần trang trí kiến trúc với các đề tài, họa tiết được chạm khắc công phu như: lưỡng long chầu nguyệt, rồng bay, phượng múa, sóng nước, mây trời… tạo nên một bức tranh thiên nhiên vừa sống động, vừa cổ kính trang nghiêm hàm chứa triết lý dân gian. 

Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã xếp hạng Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đền Trần Thương là Di tích Quốc gia đặc biệt

Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã xếp hạng Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đền Trần Thương là Di tích Quốc gia đặc biệt

Với những giá trị về lịch sử, văn hóa đặc sắc, năm 1989 đền Trần Thương đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Ngày 23/12/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2367/QĐ-TTg xếp hạng Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đền Trần Thương là Di tích Quốc gia đặc biệt. 

Nhật Linh

Bình luận

Nổi bật

Ngôi chùa cổ tọa lạc trên đỉnh đồi, từng là 'bảo vật' trấn giữ long mạch các đời vua, chúa Nguyễn

Ngôi chùa cổ tọa lạc trên đỉnh đồi, từng là 'bảo vật' trấn giữ long mạch các đời vua, chúa Nguyễn

sự kiện🞄Thứ tư, 24/04/2024, 18:49

Với kiến trúc độc đáo và vị trí tuyệt đẹp, ngôi chùa thu hút hàng nghìn du khách mỗi năm.

Quảng trường biển sức chứa 10.000 người ở thành phố nhỏ nhất Việt Nam sát ngày khánh thành: Hoành tráng, ấn tượng

Quảng trường biển sức chứa 10.000 người ở thành phố nhỏ nhất Việt Nam sát ngày khánh thành: Hoành tráng, ấn tượng

sự kiện🞄Thứ tư, 24/04/2024, 16:29

Những thông tin về quảng trường biển Sầm Sơn có sức chứa 10.000 người ở Thanh Hóa khiến nhiều người chú ý.

Thành phố trực thuộc tỉnh có tên dài nhất Việt Nam: Bắt nguồn từ kinh đô vương quốc cổ, cách làng gốm cổ nhất Đông Nam Á chỉ 10km

Thành phố trực thuộc tỉnh có tên dài nhất Việt Nam: Bắt nguồn từ kinh đô vương quốc cổ, cách làng gốm cổ nhất Đông Nam Á chỉ 10km

sự kiện🞄Thứ tư, 24/04/2024, 15:28

Không chỉ có tên dài nhất Việt Nam mà ý nghĩa tên gọi của thành phố này cũng rất thú vị.