Dữ liệu cũ
Chủ nhật, 29/01/2017, 08:42 AM

Nghề nuôi gà chọi ở Phú Yên

(NTD) - Gà chọi hay gà đá, gà đòn, một số người Trung Quốc thường hay gọi là gà da đỏ (gọi theo sắc da) là giống gà có tầm vóc to lớn, cơ bắp phát triển, chân cao và to khỏe, lớp biểu bì hóa sừng ở cẳng chân dày và cứng... Từ xưa, chọi gà là một thú vui trong đời sống văn hóa dân gian của người Việt và nay vẫn còn được duy trì, nhất là vào các dịp lễ Tết.

Nuôi gà chọi: Làm chơi ăn thiệt

Nhắc đến gà chọi nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Bình Định, địa phương được xem là có phong trào chơi và nuôi gà chọi có tiếng trên cả nước từ xưa đến nay. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, theo một thống kê không chính thức của những người chơi gà, Phú Yên chính là địa phương có phong trào nuôi và chăm sóc gà chọi lớn nhất nhì nước ta hiện nay. Người ở Phú Yên từ nhiều năm nay đã xem đây là một nghề kiếm sống, chứ không chỉ đơn thuần nuôi để phục vụ cho thú vui như căn nguyên ban đầu của trò chơi này.

da-ga
Chọi gà là một thú vui trong đời sống văn hóa dân gian của người Việt và nay vẫn còn được duy trì, nhất là vào các dịp lễ Tết.

Anh Đoàn (32 tuổi, con trai của ông Tám Cường, một người nuôi gà nức tiếng ở thôn Long Thủy, xã An Phú, huyện Tuy An) cho biết, cách đây khoảng 20 năm, phong trào nuôi gà chọi “thương mại” bắt đầu manh nha khi có một số người từ Trung Quốc sang tìm mua giống gà này.

Trong khi đó, ông Năm Thanh (55 tuổi, ngụ xã An Dân, huyện Tuy An) một người có kinh nghiệm hơn 40 năm trong nghề, chia sẻ: “Từ thời cha chú đã có rồi, nhưng không ai xem nó là cái nghề cả, mọi người nuôi chỉ để Tết nhất đem đi đá mà thôi chứ không nuôi để bán kiếm sống như bây giờ”. Tiếp lời cha mình, anh Tý nói: “Anh là đời thứ 3 trong nhà tiếp nối nghề này. Tuy không giàu có gì, nhưng cũng đủ sống, có đồng ra đồng vô lo cho cuộc sống gia đình”.

A Thành, một tay buôn mới 28 tuổi nhưng đã có kinh nghiệm hơn 10 năm trong nghề cho biết, ngoài một số lượng rất đông người nuôi thì còn có khoảng hơn 1.000 người trực tiếp thu mua gà để đem sang bên kia biên giới bán, cá biệt trong đó có khá nhiều phụ nữ.

Anh Đoàn cho biết, tuy là làng chài, nhưng ở Long Thủy hiện nay, số người nuôi và buôn bán gà chọi còn nhiều hơn cả người làm nghề biển...

Lắm công phu

Nói nghề nuôi gà chọi nhàn nhã cũng đúng, mà vất vả, lắm công phu cũng không sai. Cũng như gà thường, sau khi nở ra thì gà chọi được nuôi thả bình thường, nhưng kể từ tháng thứ 8 trở đi, những chú gà đủ tiêu chuẩn sẽ bắt đầu được nuôi theo một chế độ đặc biệt.

Ông Năm Thanh cho biết để có được một con gà “chiến” đúng nghĩa, người nuôi trước tiên phải dùng kinh nghiệm bản thân để xem tướng tá, chân vảy, mắt, mỏ, mồng gà... để chọn ra những chú gà ưng ý. Tiếp đến là công đoạn chăm sóc đặc biệt. Lúc này, gà sẽ được tỉa lông ở các vùng đầu, cổ, ức, đùi, rồi thoa nghệ, rượu thuốc hoặc các loại nước lá thường xuyên để chúng có lớp thịt săn chắc, màu sắc đẹp.

Về nuôi dưỡng, ngoài lúa ngâm nước ra, gà còn được cho ăn thêm giun, dế, thằn lằn, ngũ cốc, trứng gà, thịt bò, tép, hột vịt lộn, chuối, giá đỗ để bồi dưỡng và tăng cường sức chiến đấu cho chúng. Đặc biệt, một số người còn cho gà dùng các loại thuốc bổ, sữa và có khi là nhân sâm nữa...

Ga phu yen 2
“Gà chọi có sức đề kháng cực tốt, người nuôi chỉ cần tiêm phòng đầy đủ là hầu như không bị bệnh gì. Trong giai đoạn này tôi có thể phụ gia đình ủ mắm, đi giao hàng... khá nhàn rỗi. Tuy nhiên, trong giai đoạn chăm sóc gà chiến thì loay hoay cả ngày” - anh Đoàn cho biết. 

Ông Thanh giải thích, gà chọi ở thời điểm khoảng 8 tháng tuổi có trọng lượng khoảng 3 kg trở lên, nếu muốn người nuôi có thể bán cho thương lái với giá khoảng từ 600-800 ngàn đồng (giá trị cao gấp nhiều lần so với gà thịt). Tuy vậy, người nuôi rất ít khi bán gà ở giai đoạn này mà họ sẽ tiếp tục nuôi, đào tạo thành một chú gà chiến đúng nghĩa, khi ấy giá trị của gà sẽ tăng cao gấp nhiều lần.

“Gà chọi có sức đề kháng cực tốt, người nuôi chỉ cần tiêm phòng đầy đủ là hầu như không bị bệnh gì. Trong giai đoạn này tôi có thể phụ gia đình ủ mắm, đi giao hàng... khá nhàn rỗi. Tuy nhiên, trong giai đoạn chăm sóc gà chiến thì loay hoay cả ngày” - anh Đoàn cho biết. Ngoài những việc như ông Năm Thanh kể, thì còn phải tắm rửa, phơi nắng, làm vệ sinh, rồi cho gà xây sổ (chọi thử với con gà khác) để làm quen với chiến trận... Tuy không mệt nhọc gì nhưng rất mất thời gian.

Trong khi đó, anh Tý chia sẻ: “Ngó vậy, chứ không dễ ăn đâu. Muốn kiếm sống bằng nghề này phải “mê” gà chứ không thì bỏ cuộc ngay!”.

Khi nói về giá trị của gà chọi, anh Thành cho biết, tại Việt Nam, gà xô (gà đủ cân, mẫu mã đẹp, khoảng 8 tháng tuổi) được thu mua từ 500-800 ngàn đồng/con, đem sang Trung Quốc sẽ được bán với giá dao động khoảng từ 1,5-1,8 triệu đồng/con. Tính sơ sơ, một tháng thường đi 3 chuyến, mỗi chuyến đi 20 con, trừ chi phí thương lái lời từ 8-10 triệu đồng/chuyến là chuyện thường.

Đó là gà xô, còn nếu bán gà chiến thực sự thì giá trị là không thể nói được, 5 triệu, 10 triệu, 20 triệu hay thậm chí lên đến hàng trăm triệu đồng là chuyện không hiếm trong giới buôn gà.

Tuy vậy, khi được hỏi về tương lai của nghề này, ông Năm Thanh trầm ngâm: “Chú nghĩ nếu chính quyền có chính sách gì đó để thúc đẩy sự phát triển của trò chơi dân gian này thì người nuôi sẽ an tâm hơn, vì chỉ cần người Trung Quốc không chuộng nữa thì người nuôi gà tại Phú Yên nói riêng và các tỉnh khác sẽ hết đất sống”.

 Minh Luân

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.