Ngành thủy sản hướng tới mục tiêu giảm khai thác, tăng nuôi trồng
(CL&CS) - Mới đây, Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức hội nghị “Triển khai kế hoạch về giảm khai thác, tăng cường quản lý tàu cá và thúc đẩy nuôi trồng thuỷ sản, tạo sinh kế cho người dân”.
Theo ông Vũ Duyên Hải, Phó cục trưởng Cục Thủy sản cho biết: Số lượng tàu cá toàn quốc đã giảm từ 86.820 năm 2020 xuống còn khoảng 84.720 (trung bình giảm 0,6 %/năm). Theo kế hoạch đến năm 2030, cả nước sẽ phải giảm số lượng còn 83.600 tàu cá (Quyết định số 389/QĐ-TTG ngày 9-5-2024 phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050).

Phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển thành một lĩnh vực sản xuất hàng hóa
Để đạt được mục tiêu này, lộ trình giảm số lượng tàu cá và chuyển đổi sinh kế cho cộng đồng ngư dân đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 10-3-2023 phê duyệt đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái: Giai đoạn đến năm 2025, chuyển đổi khoảng 2.000 tàu cá; Giai đoạn năm 2026-2030, chuyển đổi 4.000 tàu cá hoạt động ở vùng biển ven bờ, vùng lộng đang làm nghề khai thác hải sản sang nuôi trồng thủy sản, dịch vụ nuôi trồng thủy sản, nghề cá giải trí…
Mục tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển thành một lĩnh vực sản xuất hàng hóa, tạo khối lượng sản phẩm lớn phục vụ chế biến xuất khẩu và tiêu thụ nội địa; khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản quy mô công nghiệp ở các vùng biển mở tại “Chiến lược phát triển thuỷ sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Quyết định số 339/QĐ-TTg, ngày 11-3-2021 của Thủ tướng Chính phủ), “Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” tại Quyết định số 1664/QĐ-TTg ngày 4-10-2021 với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một cường quốc nuôi biển trong khu vực và trên thế giới, tạo thêm việc làm và sinh kế mới, tăng thu nhập cho người dân, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo và bảo vệ an ninh quốc phòng biển, đảo của Tổ quốc.
Mục tiêu đến năm 2030, nuôi biển nước ta đạt sản lượng 1,45 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1,8 - 2 tỷ USD.
Ông Lê Hữu Toàn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết, đội tàu khai thác vùng khơi của tỉnh Kiên Giang đang thiếu khoảng 192 chiếc, trong khi đó số lượng tàu khai thác vùng ven bờ lại đang thừa khoảng 200 chiếc so với kế hoạch. Nếu không sớm giải quyết để giảm số lượng tàu ven bờ thì sẽ ảnh hưởng tới việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản vì vùng biển này lại chính là nơi sinh sản của thủy sản. Để giảm khai thác, tăng nuôi trồng thủy sản trước mắt cần phải có ngay cơ chế chính sách hỗ trợ cho ngư dân chuyển đổi nghề thì mới giảm được đội tàu khai thác ven bờ và hỗ trợ tín dụng để bà con chuyển sang đầu tư nuôi trồng thủy sản.
Thiện Phúc
Bình luận
Nổi bật
Nguồn cung bất động sản mới tại TP HCM thấp nhất trong 5 năm qua
sự kiện🞄Chủ nhật, 15/12/2024, 08:33
Theo Savills Việt Nam, nguồn cung căn hộ và bất động sản gắn liền với đất tại TP.HCM trong năm 2024 là thấp nhất trong 5 năm qua. Phần lớn, những dự án mở bán trong năm 2024 đều từ phân khúc trung cấp trở lên nên tình hình hoạt động cũng không khả quan.
Nhiều doanh nghiệp Việt vươn lên trở thành niềm tự hào quốc gia
sự kiện🞄Chủ nhật, 15/12/2024, 08:33
(CL&CS) - Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp trong nước đã vươn lên mạnh mẽ, mở rộng thị phần và khẳng định vị trí trên thị trường, đơn cử như: VinFast trong ngành xe điện, Hòa Phát trong ngành thép, Viettel trong lĩnh vực viễn thông, Vinamilk, TH trong ngành sữa, GrowMax trong ngành tôm…
Ngành thủy sản hướng tới mục tiêu giảm khai thác, tăng nuôi trồng
sự kiện🞄Chủ nhật, 15/12/2024, 08:33
(CL&CS) - Mới đây, Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức hội nghị “Triển khai kế hoạch về giảm khai thác, tăng cường quản lý tàu cá và thúc đẩy nuôi trồng thuỷ sản, tạo sinh kế cho người dân”.
2
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.