Ngành ngân hàng và những cuộc “hôn phối” trong năm 2015

(NTD) - Bỏ lại năm 2014 đầy “tai tiếng”, năm 2015 được các chuyên gia kinh tế đánh giá sẽ là một năm đầy khởi sắc đối với ngành ngân hàng. Theo đó, sẽ có nhiều tổ chức tín dụng được chấp thuận tăng vốn điều lệ, hơn hết, làn sóng mua bán và sáp nhập (M&A) sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Ngân hàng lớn nhỏ “đua nhau” sát nhập

Nếu như năm 2014 có nhiều thương vụ M&A ngân hàng bị bỏ lỡ thì năm 2015 được dự báo sẽ tiếp tục có một cuộc tái cấu trúc lần 2, lần này sẽ mạnh mẽ và quyết liệt hơn bao giờ hết. Kèm theo đó, việc ra đời của Thông tư 36 quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng thương mại bắt đầu có hiệu lực thì điều này càng tạo áp lực thúc đẩy quá trình M&A trong ngành ngân hàng.

Gần đây nhất, dư luận đặc biệt quan tâm đến Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) khi lãnh đạo ngân hàng này tiết lộ sẽ tiến hành M&A với một tổ chức tín dụng có quy mô lớn sau khi đưa cổ phiếu lên sàn, việc M&A sẽ được đưa ra hỏi ý kiến cổ đông trong kỳ Đại hội cổ đông sắp đến. Mặc dù chỉ là “dự kiến” thế nhưng, theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế thì rất có khả năng Nam A Bank sẽ là ngân hàng đầu tiên “kết hôn” trong năm 2015, đi trước “cuộc hôn nhân” của hai ngân hàng là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) và Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank).

23012015 - Ngang NH va nhung cuoc hon phoi nam 201

Với mục tiêu trong năm 2015 là giảm 5-7 ngân hàng thì thị trường vẫn đang ngóng chờ những "cuộc hôn nhân" sắp được thông qua

 Lại nhắc về “hôn ước” giữa Sacombank và Southern Bank, trong năm 2014, cả hai ngân hàng đã khiến báo giới tốn hao không ít giấy mực khi phân tích về sự khập khiễn giữa hai ngân hàng này khi “đến” với nhau. Người ta cho rằng, giữa một Sacombank “hào hoa phong nhã” lớn mạnh về tài chính đi “sánh duyên” cùng một Southern Bank chỉ có “khuôn mặt xinh đẹp” nhưng tầm vóc cũng như “sức khỏe” lại yếu kém, chỉ số nợ xấu thuộc dạng cao trên thị trường tài chính là không cân xứng. Thương vụ M&A này thu hút không ít sự quan tâm của báo giới, quan điểm cổ đông tỏ ra không mấy hài lòng với cuộc “hôn nhân” quá chênh lệch này tuy nhiên, không cần phải bàn thì chúng ta vẫn hiểu, thương vụ vẫn sẽ được diễn ra bởi cả hai ngân hàng có cùng dáng dấp một chủ nhân là đại gia Trầm Bê.

Kế đến, Ngân hàng TMCP Xây dựng (VNCB) trong năm 2014 “bỗng dưng” gặp phải biến cố khi Chủ tịch HĐQT bị bắt giam, VNCB tựa như “một người sắp chết đuối”, chới với lạc giữa dòng nước không biết bám vào đâu. Chính lúc này, “đại gia” ngành ngân hàng, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) xuất hiện như một vị cứu tinh ra tay giúp đỡ VNCB mọi mặt cả về tài chính cũng như cử người về giúp đỡ điều hành ngân hàng. Cuối năm 2014, trong một cuộc họp Đại hội cổ đông bất thường của Vietcombank, ngân hàng “bỗng dưng” thông báo chủ trương tìm kiếm và sáp nhập một ngân hàng thương mại khác, chính lúc này, giới tài chính lại rộ lên tin đồn đối tượng mà Vietcombank nhắm tới chính là VNCB. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan có thể thấy, về vóc dáng cũng như hoạt động giữa 2 ngân hàng chưa thực sự có mối tương đồng, do đó “hôn sự” cũng khó có thể diễn ra. Mới đây, Vietcombank đã công bố danh tính ngân hàng sẽ được sáp nhập vào là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank), và cho biết sau khi được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thông qua đề án sáp nhập thì thương vụ mới có thể bắt đầu được xúc tiến.

Ngoài những ngân hàng có thông tin cũng như chủ trương sáp nhập rõ ràng, một số ngân hàng khác cũng có ý định M&A như: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank)… Mặc dù những ngân hàng này chưa chính thức công bố danh tính đối tác của mình là ai nhưng thị trường tài chính cũng đang “đón già đón non” cho rằng, đối tác BIDV nhắm đến sẽ là Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB), đối tác của Maritime Bank là Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông (Mekong Bank).

Chia sẻ về việc M&A ngành ngân hàng trong thời gian sắp tới, ông Nguyễn Phước Thanh - Phó thống đốc NHNN cho biết, mục tiêu đặt ra cho năm 2015 là giảm 5-7 ngân hàng và không loại trừ một số ngân hàng thương mại có vốn nhà nước sẽ sáp nhập thêm ngân hàng nhỏ yếu kém. Vì thế, ngoài các thương vụ trên, thị trường cũng đang ngóng chờ thông tin của nhiều vụ sáp nhập ngân hàng khác sắp được thông qua. 

Thi nhau tăng vốn và… đón Tết

Bên cạnh một vài ngân hàng đang tất bật cho việc chuẩn bị M&A sắp diễn ra trong năm 2015. Một số ngân hàng khác cũng nhận được tín hiệu vui khi được NHNN chấp thuận cho tăng vốn điều lệ.

Cụ thể, vào ngày 8/1, NHNN đã chính thức cho phép Nam A Bank được tăng vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng lên 4.000 tỷ đồng. Theo lãnh đạo Nam A Bank cho biết, ngân hàng sẽ sớm triển khai phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ sau khi được cho phép và dự kiến hoàn tất trong quý 1/2015.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cũng đang trong quá trình triển khai kế hoạch tăng vốn thêm 2.000 tỷ đồng sau khi được NHNN chấp thuận cho tăng vốn lên 14.294 tỷ đồng vào cuối năm 2014. Ông Võ Tấn Hoàng Văn - Tổng giám đốc SCB cũng chia sẻ: “Việc tăng vốn điều lệ của SCB nhằm nâng cao năng lực tài chính, nhất là giai đoạn SCB đang ở cuối lộ trình tái cấu trúc”.

Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) và Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) cũng là 2 ngân hàng “may mắn” được chấp thuận tăng vốn điều lệ trong đầu năm 2015. Vốn điều lệ của MB được nâng lên gần 11.600 tỷ đồng và OCB được tăng vốn điều lệ lên 4.000 tỷ đồng từ 3.234 tỷ đồng vào cuối năm 2014.

TS. Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh nhận định: “Với kế hoạch tái cơ cấu, hệ thống ngân hàng thương mại sẽ thu gọn, ngân hàng nào đủ sức khỏe, tiềm lực tài chính vững mạnh mới có thể tiếp tục tồn tại. Vì vậy, kế hoạch tăng vốn cũng là một trong những giải pháp để đảm bảo sức cạnh tranh trong thời gian tới không chỉ gói gọn ở ngân hàng nhỏ, mà ở tất cả các nhà băng để có được nền tảng vững chắc hơn trong cuộc đua khốc liệt này”.

Cũng cần phải nói thêm, mặc dù chưa kết thúc 1 tháng đầu tiên của năm thế nhưng, nhiều ngân hàng đã bắt đầu nhộn nhịp và có không khí Tết khi tung ra nhiều chương trình hấp dẫn để thu hút khách hàng vay vốn và gửi tiết kiệm, cụ thể: BIDV, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) đã tung ra nhiều chương trình ưu đãi với lãi suất cạnh tranh cho vay nhu cầu nhà ở, vay sản xuất kinh doanh, vay ô tô tiêu dùng..., kèm nhiều phần quà hấp dẫn.

Có thể nói, dù chỉ mới bước sang năm mới nhưng “không khí” thị trường tài chính khá “náo nhiệt”, điều này dự báo trong tương lai ngành ngân hàng sẽ có nhiều khởi sắc và khả quan hơn những năm trước.

Thông tin thêm về kinh doanh độc giả có thể đọc tại đây.

Kim Huyên - Ngọc Diễm

Bình luận

Nổi bật

Thị trường bất động sản vẫn chờ những chính sách mới có hiệu lực

Thị trường bất động sản vẫn chờ những chính sách mới có hiệu lực

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:20

Dù đã bước sang quý II, nhưng thị trường bất động sản (BĐS) vẫn chưa có sự chuyển biến rõ nét khi thanh khoản kém tích cực, nguồn cung vẫn hạn chế… Và kỳ vọng của doanh nghiệp bất động sản là vẫn chờ những chính sách mới có hiệu lực.

[Longform] Đi tìm phân khúc bất động sản tiềm năng trong năm 2024

[Longform] Đi tìm phân khúc bất động sản tiềm năng trong năm 2024

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:19

Nhiều ý kiến cho rằng, thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam trong năm 2024 vẫn còn nhiều cơ hội. Nếu nhìn vào thực tế đang diễn ra, đây hoàn toàn là điều dễ hiểu khi thị trường mới chỉ chớm có sự phục hồi sau thời gian dài trầm lắng. Tuy nhiên, để tìm ra phân khúc tiềm năng cũng như thời điểm thích hợp để “xuống tiền” thì lại cần dựa vào nhiều yếu tố để đánh giá.

Vốn FDI tăng cao, thúc đẩy nhu cầu thuê căn hộ dịch vụ ở Việt Nam

Vốn FDI tăng cao, thúc đẩy nhu cầu thuê căn hộ dịch vụ ở Việt Nam

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:19

Báo cáo của Savills World Research vừa công bố vào tháng 2/2024 cho biết, xu hướng gia tăng về nhu cầu thuê đối với loại hình nhà ở là căn hộ dịch vụ đồng thời được ghi nhận tại Hà Nội và TP.HCM.