Ngành đồ uống Việt Nam phục hồi và phát triển trong điều kiện bình thường mới

(CL&CS) - Thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, triển khai trong 02 năm 2022-2023. Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam (VBA) đã tổ chức Hội thảo về “Ngành đồ uống Việt Nam phục hồi và phát triển trong điều kiện bình thường mới”.Hội thảo được tổ chức nhằm trao đổi về các giải pháp hỗ trợ cho ngành đồ uống vượt qua khó khăn, phục hồi và phát triển trong điều kiện bình thường mới, tiếp tục góp phần vào mục tiêu tăng trưởng chung của nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 là 6.5% - 7%.

Sau một thời gian dài do tác động của các biện pháp giãn cách xã hội từ  đại dịch Covid 19 và chịu thêm tác động từ các chính sách quản lý chuyên ngành, đặc thù bao gồm Luật số 44/2019/QH14 về Phòng, chống tác hại của rượu, bia với các hạn chế toàn diện về quảng cáo, khuyến mại, sản xuất, kinh doanh, và Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt với chế tài rất nặng áp dụng khi điều khiển phương tiên giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề, thị trường tiêu thụ giảm 20%-30%, doanh thu toàn ngành đồ uống giảm tới 16% so với năm 2019.

unnamed

Ngành sản xuất, kinh doanh đồ uống là ngành kinh tế - kỹ thuật đã và đang đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Sử dụng đồ uống có cồn vào những dịp lễ, tết là một nét văn hóa lâu đời của của dân tộc. 

Ngành đồ uống đảm bảo sự ổn định của thị trường,  thúc đẩy các ngành hàng du lịch, dịch vụ, thương mại phát triển, đóng góp lớn vào ngân sách Nhà nước, ước tính khoảng 60 ngàn tỉ đồng/năm, tạo công ăn việc làm trực tiếp và gián tiếp cho hàng triệu lao động trong chuỗi sản xuất, kinh doanh bao gồm cung ứng nguyên liệu, phụ liệu phục vụ sản xuất, bao bì, đóng gói, vận chuyển, bảo quản, phân phối, dịch vụ tiêu thụ trực tiếp v.v. Các doanh nghiệp của ngành đồ uống  luôn tiên phong trong công tác phát triển bền vững, bảo vệ môi  trường, làm tốt trách nhiệm đối với xã hội v.v.

Ngoài ra, hiện nay trên thị trường có khoảng trên 70% rượu do dân tự nấu, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, nằm ngoài sự kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nước, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh, những doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp, và đặc biệt là gây thất thu ngân sách Nhà nước. Một số thống kê cho thấy, nguyên nhân của các vụ ngộ độc dẫn đến tử vong hoặc ảnh hưởng đến khả năng lao động là do sử dụng các sản phẩm rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, rượu có chứa cồn công nghiệp methanol v.v.

Theo một báo cáo của Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương (CIEM) công bố năm 2020, tổn thất về thuế đối với riêng rượu thủ công gây ra vào khoảng 751,582 triệu USD, chiếm 29% tổng tổn thất về thuế từ khu vực phi chính thức (rượu thủ công, rượu nhập lậu, rượu giả v.v.)

Với những khó khăn chồng chất, ngay cả những doanh nghiệp có tiềm lực cũng sẽ mất rất nhiều năm để có thể phục hồi và quay trở lại đà phát triển như trước đại dịch. Trong năm nay và những năm tới khi đại dịch Covid qua đi, những tác động tiêu cực của nó vẫn còn ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong bối cảnh nguy cơ lạm phát toàn cầu tăng cao, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm giảm sút rõ rệt, ảnh hưởng tới tất cả các ngành sản xuất kinh doanh, du lịch, dịch vụ v.v.

Với mong muốn được các cơ quan nhà nước thấu hiểu và hỗ trợ giúp các doanh nghiệp trong ngành đồ uống vượt qua khó khăn để có thể phục hồi và có thể tiếp tục góp phần vào mục tiêu tăng trưởng chung của nền kinh tế, Hiệp hội mong muốn các cơ quan Nhà nước lưu tâm tới các khía cạnh sau:

Xem xét để những chính sách tài chính phù hợp để hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp ngành đồ uống có thể phục hồi sau một thời gian dài ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19.

Thanh Tùng

Bình luận

Nổi bật

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:00

Bất động sản khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI trong nhiều năm qua. 9 tháng đầu năm 2024, tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 17.34 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ; trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với hơn 1,4 tỷ USD, chiếm hơn 8% vốn thực hiện.

Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới

Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:59

Giá thuê mặt bằng trên đường Đồng Khởi xếp thứ 14 trên thế giới, trong khi Tràng Tiền Plaza Hà Nội góp mặt ở vị trí 18, theo bảng xếp hạng các đại lộ bán lẻ đắt đỏ nhất thế giới của đơn vị Cushman & Wakefield.

Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?

Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:57

Trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, bất động sản công nghiệp (BĐS KCN) đang trở thành một "miền đất hứa" thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ.