Ngân hàng chú trọng đầu tư cho các dự án hạ tầng giao thông
(CL&CS) - Phó Vụ trưởng Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong thời gian qua, việc các tổ chức tín dụng (TCTD) đầu tư vốn cho các dự án hạ tầng giao thông đã được chú trọng.
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ thì trong hội thảo "Thúc đẩy kết nối hạ tầng giao thông vùng Đông Nam Bộ" được tổ chức mới đây, ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ KHĐT (Bộ GTVT) cho biết: “Chúng ta đã có nhiều bài học về PPP từ thành công đến thất bại, nhưng tôi cho rằng việc Quốc hội ban hành Luật PPP (Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư - PV) vừa qua làm cơ sở pháp lý là một thành công. Nhưng với Luật PPP này đã giải quyết được toàn bộ vấn đề hiện nay chưa, thì tôi cho rằng còn nhiều vấn đề cần giải quyết”.
Ông Huy cho rằng vấn đề lớn mà các nhà đầu tư đang gặp khó khăn là do phụ thuộc vào nguồn vốn của ngân hàng, nhưng hiện nay thị trường tín dụng dài hạn tại Việt Nam chưa phát triển.
“Thêm nữa, việc nhà đầu tư đi vay đến 80% vốn không sai, bởi theo tôi nhà đầu tư là những người nghiên cứu và tìm ra lợi thế dự án để thực hiện, họ không phải người có lợi thế đi huy động vốn, việc này phải do các tổ chức tín dụng, hoặc các quỹ đầu tư thực hiện”, ông Huy cho biết thêm.

Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian qua, khoảng 80% vốn đầu tư cho các dự án giao thông theo hình thức BT, BOT là do ngành ngân hàng tài trợ, đặt áp lực quá lớn cho ngành ngân hàng vì đầu tư rất dài hạn.
Tham dự tại hội thảo, bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong thời gian qua, việc các TCTD đầu tư vốn cho các dự án hạ tầng giao thông đã được chú trọng.
Cụ thể, các TCTD đã cam kết đầu tư cho 120 dự án giao thông. Trong đó, vùng Đông Nam Bộ có khoảng 20 dự án đang được đầu tư về kết cấu hạ tầng giao thông. Ngành ngân hàng đã quan tâm và đầu tư vốn thì đầu tư cho kết cấu hạ tầng của vùng kinh tế trọng điểm, sôi động của phía Nam như vùng Đông Nam Bộ là điều tất yếu.
Tuy nhiên, đại diện của Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết trong việc thực hiện vẫn xảy ra hai vấn đề đó là: Thứ nhất là đòi hòi nhu cầu vốn rất lớn. Thứ hai là thời gian đầu rất tư dài nên các tổ chức tín dụng cũng khó trong cân đối nguồn.
“Thời gian qua, do chính sách thu phí của Nhà nước thay đổi dẫn đến doanh thu của một số dự án không đủ, ảnh hướng đến nguồn vốn để trả nợ và ngân hàng cũng gặp khó khăn. Khoảng gần 50% dự thu không đạt như dự kiến, ảnh hưởng đến việc trả nợ. Khi cơ chế thúc đẩy cho hệ thống giao thông thì trước hết cần tháo gỡ khó khăn cho các tổ chức tín dụng cho vay, tức là Nhà nước phải đảm bảo cơ chế thì phí mới ổn định để bảo đảm doanh thu cho dự án như ban đầu. Như vậy, các tổ chức tín dụng mới đủ cơ sở để cho vay”, bà Tùng chia sẻ thêm.
Bà Tùng cũng cho biết, thời gian qua, khoảng 80% vốn đầu tư cho các dự án giao thông theo hình thức BT, BOT là do ngành ngân hàng tài trợ, đặt áp lực quá lớn cho ngành ngân hàng vì đầu tư rất dài hạn.
Giải pháp được đưa ra là cần đa đạng hoá các nguồn lực đầu tư, Nhà nước phải tăng tỉ lệ đầu tư và các chủ đầu tư phải tăng nguồn vốn tự có. Ngoài ra, cần tăng cường nguồn huy động từ trong và ngoài nước như FDI, ODA.
Đặc biệt, tháng 6 vừa qua, Quốc hội vừa thông qua Luật PPP và cho phép cơ chế chia sẻ rủi ro, phương án tài chính của dự án và cho phép doanh nghiệp dự án có thể phát hành trái phiếu để đầu tư cho công trình kết nối giao thông.
“Tôi cho rằng, cơ chế huy động vốn phù hợp cũng giúp cho các tổ chức tín dụng giảm áp lực cho vay và chia sẻ được rủi ro đối với các dự án giao thông. Trên cơ sở đó, các tổ chức tín dụng cũng tham gia được nhiều hơn vào nhiều dự án. Các tổ chức luôn xem xét đầu tư bảo đảm trên nguyên tắc cân đối nguồn lực của ngành ngân hàng, Không có hạn chế nào đối với dự án giao thông, quan trọng là tính khả thi của các dự án đó”, bà Tùng khẳng định.
Bảo Phương
Bình luận
Nổi bật
Tâm điểm CL&CS: Sữa giả tràn lan, người tiêu dùng hoang mang trước chất lượng
sự kiện🞄Thứ bảy, 19/04/2025, 19:59
(CL&CS) - Những nội dung chính: Sữa giả tràn lan, người tiêu dùng hoang mang trước chất lượng; Phương án 34 tỉnh, thành phố được Ban Chấp hành Trung ương thông qua; Triển khai gói tín dụng 100.000 tỷ đồng cho nông, lâm, thủy sản; Xây dựng cơ chế lương, thưởng theo công việc của doanh nghiệp nhà nước.
Tâm điểm CL&CS: Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT
sự kiện🞄Thứ bảy, 12/04/2025, 14:11
(CL&CS) - Những nội dung chính: Các nhóm ngành, doanh nghiệp chịu áp lực do thuế suất của Mỹ; Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng 2%; Việt Nam tăng mua nông sản Mỹ; Gần 1/3 nguồn điện toàn cầu là năng lượng tái tạo.
Tâm điểm CL&CS: Tiêu chuẩn, chất lượng và đo lường là “đòn bẩy” tăng năng lực cạnh tranh
sự kiện🞄Thứ bảy, 05/04/2025, 20:17
(CL&CS) - Những nội dung chính: Việt Nam áp thuế chống bán phá giá gần 40% với một số sản phẩm tôn mạ; Tổng thống Mỹ áp thuế 10% lên tất cả hàng nhập khẩu; Dừng hoạt động chung cư mini không đảm bảo phòng cháy, chữa cháy; Tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng phải là đòn bẩy tăng năng lực cạnh tranh.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.