Nền kinh tế Internet khu vực Đông Nam Á sẽ đạt 105 tỷ năm 2020

(CL&CS) - Báo cáo chung của Temasek, Google và Bain & Company vừa công bố cho thấy mặc dù có thêm 40 triệu người dùng mới và sự gia tăng mức độ sử dụng lưu lượng trực tuyến, nhưng nền kinh tế Internet của khu vực Đông Nam Á dự kiến đạt 105 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa (GMV) trong năm nay.

Nền kinh tế internet khu vực Đông Nam Á vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng trong năm nay. Ảnh: minh họa

Nền kinh tế internet khu vực Đông Nam Á vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng trong năm nay. Ảnh: minh họa

Tuy có sự gia tăng trong hoạt động mua sắm trực tuyến, tiêu dùng giải trí trực tuyến và dịch vụ giao đồ ăn, nhưng sự sụt giảm trong các lĩnh vực khác như dịch vụ vận tải và dịch vụ du lịch trực tuyến đã dẫn đến sự tăng trưởng nền kinh tế Internet không khác nhiều so với năm 2019. Năm 2020 cũng là năm đầu tiên mà báo cáo thường niên về Kinh tế Điện tử Đông Nam Á đưa ra ước tính mức tăng trưởng hàng năm của kinh tế Internet không vượt xa so với ước tính của những năm trước. Đây là báo cáo thứ năm về Kinh tế Điện tử Đông Nam Á.

Theo báo cáo này, Singapore là quốc gia duy nhất trong khu vực Đông Nam Á có GMV suy giảm trong năm nay, với mức giảm 24% xuống còn 9 tỷ USD. Trong khi đó, các nền kinh tế kỹ thuật số ở Việt Nam và Indonesia đã đạt mức tăng trưởng hai con số, lần lượt là 16% và 11%, bất chấp những khó khăn từ đại dịch Covid-19.

Mặc dù có dự báo về một sự phục hồi ban đầu chậm chạp cho ngành du lịch trực tuyến nhưng báo cáo này cho rằng sự suy giảm lĩnh vực kinh tế kỹ thuật số của Singapore có thể chỉ là trong "ngắn hạn". Về lâu dài, các ngành này được kỳ vọng sẽ phục hồi và trở lại mức bình thường. Cũng theo báo cáo, du lịch trực tuyến dự kiến sẽ có sự phục hồi mạnh nhất, với tốc độ tăng trưởng tổng hợp hàng năm (CAGR) là 33%, đạt 60 tỷ USD vào năm 2025, trong khi lĩnh vực giao thông và thực phẩm dự kiến sẽ tăng lên 42 tỷ USD.

Trong khi đó, thương mại điện tử có khả năng tăng lên 172 tỷ USD vào năm 2025 và truyền thông trực tuyến lên 35 tỷ USD. 

Dự kiến, nền kinh tế kỹ thuật số của Singapore sẽ phục hồi với tốc độ CAGR là 19% và đạt 22 tỷ USD vào năm 2025. Nền kinh tế kỹ thuật số của Indonesia dự kiến đạt 124 tỷ USD và Việt Nam sẽ ở mức 52 tỷ USD vào năm 2025. Trong bối cảnh nền kinh tế kỹ thuật số phát triển vượt bậc cùng với sự gia tăng ứng dụng trong khu vực Đông Nam Á, nhiều nhà đầu tư đang chú ý đến các cơ hội sẵn có, đặc biệt là trong các lĩnh vực mới và chớm nở như kỹ thuật công nghệ tài chính (fintech), kỹ thuật công nghệ y tế (healthtech) và kỹ thuật công nghệ giáo dục (edtech). Giá trị giao dịch trong lĩnh vực fintech đã tăng lên mức cao kỷ lục 1,7 tỷ USD vào năm 2019, tăng 40% so với năm 2018.

Bản báo cáo cho biết sẽ có thêm nhiều khoản đầu tư và hợp nhất trong lĩnh vực này trong những năm tới khi các nhà đầu tư tài chính và chiến lược tận dụng lĩnh vực dịch vụ tài chính kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng.

Tuy nhiên, nguồn tài trợ tổng thể cho nền kinh tế kỹ thuật số của khu vực đang giảm dần. Giá trị giao dịch trên toàn khu vực đã từ mức cao nhất vào năm 2018 là 14,1 tỷ USD giảm 14,9% xuống còn khoảng 12 tỷ USD cho năm 2019. Nửa đầu năm 2020, giá trị giao dịch đã giảm 18,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Báo cáo của Google, Temasek và Brain & Company cho biết, nền kinh tế Internet Việt Nam năm nay đạt quy mô 14 tỷ USD, tăng 16% so với 2019.

Kinh tế Internet của Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trên tất cả lĩnh vực, mạnh nhất là vận tải và thực phẩm. Theo đó, thị trường gọi xe, giao hàng và gọi đồ ăn năm nay đạt giá trị 1,6 tỷ USD, tăng đến 50% so với năm trước.

Quy mô của thị trường thương mại điện tử cũng tăng nóng với mức 46%, từ quy mô 5 tỷ USD lên 7 tỷ USD năm nay. Trong khi đó, truyền thông trực tuyến tăng trưởng 18%, đạt giá trị 3,3 tỷ USD. Riêng du lịch trực tuyến, do bị ảnh hưởng nặng bởi Covid-19 nên quy mô thị trường thu hẹp đến 28%.

Nguyễn Ngọc

Bình luận

Nổi bật

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:00

Bất động sản khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI trong nhiều năm qua. 9 tháng đầu năm 2024, tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 17.34 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ; trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với hơn 1,4 tỷ USD, chiếm hơn 8% vốn thực hiện.

Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới

Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:59

Giá thuê mặt bằng trên đường Đồng Khởi xếp thứ 14 trên thế giới, trong khi Tràng Tiền Plaza Hà Nội góp mặt ở vị trí 18, theo bảng xếp hạng các đại lộ bán lẻ đắt đỏ nhất thế giới của đơn vị Cushman & Wakefield.

Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?

Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:57

Trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, bất động sản công nghiệp (BĐS KCN) đang trở thành một "miền đất hứa" thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ.