Nâng cao năng suất chất lượng, phát triển bền vững cây hồi xứ Lạng
(CL&CS)- Thực hiện chăm sóc, quản lý rừng hồi theo tiêu chuẩn rừng sản xuất hữu cơ và đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cây hồi...
Hoa hồi hay hồi là sản phẩm nông sản đặc trưng của tỉnh, có giá trị kinh tế cao, cho ra các sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như dược liệu, hương liệu, ẩm thực, thủ công mỹ nghệ... thị trường tiêu thụ rộng. Hoa hồi Lạng Sơn là một trong 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được công nhận và bảo hộ tại Liên minh châu Âu (EU).
Hỗ trợ người nông dân cải tạo, nâng cao chất lượng cây hồi
Huyện Bình Gia có hơn 94.000 ha đất lâm nghiệp (chiếm trên 86% đất tự nhiên) là lợi thế rất lớn để phát triển cây hồi. Tuy nhiên trước đây người dân chủ yếu trồng và chăm sóc theo phương thức truyền thống nên năng suất thấp, sản lượng hồi không ổn định, cùng với đó theo thời gian, diện tích hồi già cỗi, thoái hóa khá lớn, chính vì vậy việc triển khai các giải pháp để hỗ trợ người dân trồng mới, cải tạo, nâng cao chất lượng cây hồi được huyện quan tâm triển khai trong những năm gần đây.
Từ năm 2020 đến nay, huyện đã triển khai 5 mô hình sản xuất hồi hữu cơ với tổng diện tích 141,9 ha, tại các xã: Quang Trung, Hoàng Văn Thụ, Hồng Phong, Thiện Hòa.
Hỗ trợ người nông dân cải tạo, nâng cao chất lượng cây hồi
Ông Lương Đình Chuyên, Chủ tịch UBND xã Quang Trung cho biết: Hiện nay, toàn xã có khoảng 1.400 ha hồi. Năm 2020, người dân trên địa bàn xã tham gia mô hình sản xuất hồi hữu cơ với 37 ha và thành lập tổ hợp tác gồm 37 thành viên. Khi tham gia mô hình, các hộ đều được hỗ trợ phân bón, hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Đánh giá kết quả triển khai mô hình cho thấy, năng suất cây hồi được nâng lên rõ rệt, đạt 6 tấn/ha, gấp 3 lần so với trồng và chăm sóc theo phương pháp truyền thống. Từ hiệu quả của mô hình, chính quyền xã tuyên truyền, khuyến khích bà con nhân rộng mô hình. Theo đó, hiện nay, xã đã thành lập HTX Sản xuất hồi hữu cơ với 331 ha hồi được chăm sóc theo hướng hữu cơ.
Bên cạnh phát triển sản xuất hồi hữu cơ, UBND huyện còn chỉ đạo phòng chuyên môn phối với các đơn vị liên quan, chính quyền cơ sở triển khai các mô hình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc hồi. Theo đó, từ năm 2020 đến nay, huyện đã triển khai 20 mô hình, dự án với tổng diện tích 524,6 ha. Cụ thể như mô hình ứng dụng và nhân rộng một số giải pháp kỹ thuật để khôi phục và phát triển cây hồi với diện tích 40 ha, tại các xã: Minh Khai, Quang Trung, Hồng Thái...; dự án ứng dụng một số giải pháp kỹ thuật để khôi phục và phát triển cây hồi với diện tích 484,6 ha, tại các xã: Hoa Thám, Hưng Đạo, Thiện Hòa, Thiện Thuật...
Ông Nông Ngọc Hậu, thôn Còn Tẩư, xã Tân Văn cho biết: Năm 2020, gia đình tôi tham gia mô hình ứng dụng một số giải pháp kỹ thuật để khôi phục và phát triển cây hồi do Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện phối hợp với Viện Bảo vệ thực vật Trung ương triển khai trên diện tích 1ha. Theo đó, tôi được hỗ trợ phân bón, hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăm sóc cây hồi như cách bón phân vi sinh, phun chế phẩm sinh học Bio... Sau khi thực hiện các kỹ thuật này, diện tích hồi phát triển tốt hơn, cho năng suất cao và hạn chế được các bệnh thán thư, rụng lá... Từ năm 2021 đến nay, trung bình mỗi năm, gia đình tôi thu được trên 2 tấn hoa hồi tươi, mang lại thu nhập trên 80 triệu đồng/năm (tăng 70% so với khi chưa áp dụng kỹ thuật).
Nâng tầm giá trị hoa hồi để mở rộng thị trường tiêu thụ
Từ năm 2020 đến nay, chỉ dẫn địa lý hoa hồi Lạng Sơn được công nhận và bảo hộ tại Liên minh châu Âu (EU), thì thị trường hoa hồi của tỉnh có nhiều khởi sắc, khẳng định uy tín ở thị trường trong nước và quốc tế. Nếu như trước đây, người trồng hồi thường chịu cảnh được mùa mất giá, mỗi ki-lô-gam hoa hồi khô chỉ vài chục nghìn đồng thì từ năm 2022 đến nay, giá hồi khô được duy trì ổn định từ 130 nghìn đến 150 nghìn đồng/kg.
Tại huyện Văn Quan luôn được coi là “Vương quốc hồi”, với diện tích rừng hồi hơn 14.000 ha. Vào mùa thu hái hồi, đến với mỗi thôn bản, mỗi ngọn đồi có rừng hồi đều thoang thoảng hương hồi nồng nàn, trầm ấm xen lẫn gió đại ngàn. Anh Nông Văn Be, ở thôn Đông B, Yên Phúc (Văn Quan) chia sẻ: Năm nay, hoa hồi được mùa, được giá. Hoa hồi phơi khô có giá từ 130 nghìn đến 140 nghìn đồng/kg. Mỗi năm, gia đình anh thu hoạch từ 20 tấn hoa hồi tươi thu 500 triệu đồng/năm.
Hoa hồi khi hái về, được phơi khô, để tư thương đến tận nhà thu gom. Chị Chu Thị Hạnh, thương lái thu mua hồi, phố Điềm He 2 (Văn Quan) chia sẻ: Để nâng cao giá trị hồi, từ năm 2017, gia đình chị đã đầu tư lò sấy hồi bằng hơi, tăng công suất lên hơn 10 lần so với phơi sấy thủ công. Từ đó đến nay, mỗi năm, gia đình thu mua, xuất khẩu hơn 100 tấn hồi.
Hiện trên địa bàn huyện Văn Quan, đa số tư thương thu mua hồi về chế biến sấy khô rồi xuất khẩu hoa hồi khô, chỉ có duy nhất gia đình anh Nông Văn Tú ở thôn Nà Hầy, xã Bình Phúc, đã mạnh dạn đầu tư chế biến tinh dầu hồi, xuất khẩu sang các thị trường khắt khe hơn về chất lượng. Anh Tú chia sẻ: Tôi đã hơn 40 năm gắn bó với nghề chưng cất tinh dầu hồi. Trước đây trong thôn có hàng trăm hộ chuyên chưng cất tinh dầu hồi, bằng phương pháp nấu thủ công. Vào mùa thu hái cả làng quê, lò chưng cất hoa hồi đỏ rực ngày đêm. Nay cảnh đó không còn, vì nấu thủ công rất tốn kém mà chất lượng tinh dầu không cao.
Gia đình anh Nông Văn Tú đã mạnh dạn đầu tư chế biến tinh dầu hồi, xuất khẩu sang các thị trường khắt khe hơn về chất lượng
Cuối năm 2019, gia đình anh đầu tư hơn một tỷ đồng lắp đặt hệ thống máy móc chưng cất tinh dầu hồi chạy bằng điện. Theo anh Tú, hệ thống chưng cất hoa hồi mới này có công suất lớn, mỗi mẻ nấu được 100 lít tinh dầu hồi, sản lượng tinh dầu nhiều hơn, chất lượng bảo đảm hơn. Hiện, sản phẩm tinh dầu hồi của anh Nông Văn Tú đã được chứng nhận OCOP 4 sao, được xuất khẩu sang các nước châu Âu.
Theo Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Đối với cây hồi, tỉnh đặt ra mục tiêu phát triển và duy trì ổn định diện tích cho thu hoạch đến năm 2030 khoảng 35.000 ha và thực hiện các giải pháp chăm sóc, nâng cao năng suất đối với 24.000 ha; thực hiện chăm sóc, quản lý rừng hồi theo tiêu chuẩn rừng sản xuất hữu cơ để tăng giá trị, chất lượng sản phẩm; hỗ trợ đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật để cải tạo, phát triển, nâng cao năng suất, sản phẩm cây hồi...
Từ năm 2020 đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh đã thiết lập được hai chuỗi liên kết sản phẩm hồi và các sản phẩm từ hồi với quy mô hơn 1.000 ha tại huyện Chi Lăng và huyện Tràng Định. Đơn vị liên kết là Công ty TNHH Quế Hồi Việt Nam (Vinasamex), Công ty TNHH chế biến và xuất nhập khẩu lâm sản Lạng Sơn. Các công ty này thu mua hơn 3.000 tấn hồi tươi/năm để chế biến và xuất khẩu.
Bên cạnh xuất khẩu trực tiếp cho các đối tác nước ngoài, các công ty còn quảng bá, mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm trên các sàn thương mại quốc tế như Alibaba, Amazon… Nhờ áp dụng các giải pháp về thủ tục pháp lý, nâng cao năng suất, chất lượng mà sản phẩm hồi của tỉnh Lạng Sơn đã đáp ứng được những quy định khắt khe của các thị trường khó tính với hàng trăm quy định từ quy trình canh tác, thu hái đến chế biến, bảo quản.
Từ đây, sản phẩm hồi không còn phụ thuộc vào thị trường truyền thống là Trung Quốc mà vươn ra khắp thế giới, điều này giúp ổn định đầu ra, nâng cao giá bán sản phẩm. Theo thống kê của tỉnh tính riêng năm 2022, sản lượng thu hoạch ước đạt 13.000 tấn hồi khô và giá trị thu về khoảng 1.500 tỷ đồng. Trước đó, năm 2021 sản phẩm hoa hồi Lạng Sơn có giá trị xuất khẩu 31 triệu USD tương đương với sản lượng xuất khẩu khoảng 3.500 tấn hồi khô.
Trung Kiên
- ▪Nâng cao năng suất, chuẩn hóa chất lượng sản phẩm, khẳng định vị thế của doanh nghiệp
- ▪Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2024
- ▪Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
- ▪Nâng cao năng suất nông nghiệp nhờ ứng dụng khoa học công nghệ
Bình luận
Nổi bật
Bắc Giang hướng dẫn triển khai quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:14
(CL&CS)- Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang vừa có công văn hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.
Áp dụng HTQLCL ISO 9001 - từng bước cải tiến, giảm tác động tiêu cực khi giải quyết thủ tục hành chính
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:12
(CL&CS) - Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 giúp vận hành cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” của nhiều cơ quan, đơn vị hiệu quả hơn, giúp thấy rõ các vấn đề thuộc hoạt động nội bộ cơ quan khi giải quyết công việc.
Tiêu chuẩn GMP: Đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng đạt chất lượng tốt nhất
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11
(CL&CS) - Tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practice) là tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt được áp dụng trong ngành dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm và các sản phẩm tiêu dùng khác để đảm bảo chất lượng sản phẩm từ quá trình sản xuất đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Mục tiêu chính của GMP là đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất và kiểm tra trong một môi trường kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, đáp ứng các yêu cầu về độ an toàn, hiệu quả và chất lượng.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.