Thứ hai, 17/06/2024, 16:22 PM

Nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ công chứng viên, bảo đảm ổn định, bền vững

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, dự án Luật được xây dựng nhằm tiếp tục thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, đổi mới tổ chức và hoạt động công chứng;...

Chiều 17/6, tiếp tục chương trình đợt 2 của Kỳ họp thứ Bảy, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Công chứng (sửa đổi).

qh

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Trên cơ sở kế thừa các quy định còn phù hợp của Luật Công chứng năm 2014, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) gồm 10 chương, 78 điều, được xây dựng trên cơ sở giữ nguyên 9 điều, sửa đổi 61 điều, giảm bớt 12 điều và bổ sung 9 điều mới trong tổng số 81 điều của Luật hiện hành.

Dự thảo Luật bổ sung quy định xác định công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của giao dịch dân sự bằng văn bản; việc chứng nhận bản dịch không còn thuộc phạm vi công chứng mà là hoạt động chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật về chứng thực.

Như vậy, trong trường hợp công chứng viên chỉ thực hiện việc chứng thực thì không được xem là hành nghề công chứng. Đồng thời, bổ sung quy định về một số hành vi bị nghiêm cấm đối với công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, cá nhân, tổ chức có liên quan.

Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chứng viên, bảo đảm số lượng phù hợp với nhu cầu công chứng và phát triển ổn định, bền vững, so với Luật hiện hành, dự thảo Luật đã bổ sung quy định người muốn bổ nhiệm công chứng viên phải được đào tạo nghề công chứng (bỏ quy định miễn đào tạo); bổ sung quy định về một số đối tượng được tham dự khóa đào tạo nghề công chứng 6 tháng như chấp hành viên trung cấp, kiểm tra viên chính ngành kiểm sát, trợ giúp viên pháp lý hạng II, thanh tra viên chính ngành tư pháp…

Thời gian tập sự hành nghề công chứng được quy định là 12 tháng đối với tất cả các đối tượng để bảo đảm sự thống nhất áp dụng. Độ tuổi hành nghề của công chứng viên là đến 70 tuổi (các công chứng viên trên 70 tuổi đang hành nghề công chứng sẽ được tiếp tục hành nghề công chứng trong thời hạn tối đa là 2 năm để bảo đảm quá trình chuyển giao hoạt động của những công chứng viên này).

Với mục tiêu phát triển các tổ chức hành nghề công chứng ổn định, bền vững, phù hợp với nhu cầu công chứng của xã hội và có sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước, dự thảo Luật đã bổ sung quy định Giám đốc Sở Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Trưởng phòng công chứng thay vì giao cho Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bổ nhiệm như hiện nay; quy định Sở Tư pháp là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng thay vì UBND cấp tỉnh như hiện nay để tăng cường phân cấp, phân quyền.

Dự thảo Luật cũng bổ sung 4 điều mới để quy định về công chứng điện tử, trong đó có quy định về khái niệm, thời điểm có hiệu lực, giá trị của văn bản công chứng điện tử và việc chuyển đổi hình thức giữa văn bản công chứng điện tử và văn bản công chứng giấy.

Đồng thời, bổ sung một hình thức hành nghề là công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại phòng công chứng để tạo thêm cơ hội hành nghề cho công chứng viên và giúp các phòng công chứng giải quyết khó khăn trong việc kịp thời bổ sung công chứng viên cho đơn vị mình…

Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng tán thành việc sửa đổi toàn diện Luật Công chứng hiện hành và nhận thấy, các tài liệu trong hồ sơ dự án Luật đã bảo đảm đầy đủ theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Thiện Phúc

Bình luận

Nổi bật

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người khai sinh và đặt nền móng cho Báo chí Cách mạng Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người khai sinh và đặt nền móng cho Báo chí Cách mạng Việt Nam

sự kiện🞄Thứ tư, 19/06/2024, 14:52

(CL&CS) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một lãnh tụ kiệt xuất, một danh nhân văn hóa thế giới mà còn là một nhà báo vĩ đại, người sáng lập những tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam. Bác Hồ luôn coi báo chí là phương tiện hiệu quả để vận động, tập hợp lực lượng, tổ chức thực hiện mục tiêu cách mạng một cách nhanh chóng, sâu rộng và hiệu quả.

Bộ trưởng Bộ Công an trình Quốc hội dự Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Bộ trưởng Bộ Công an trình Quốc hội dự Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

sự kiện🞄Thứ tư, 19/06/2024, 14:44

(CL&CS) - Dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhằm bổ sung quy định về hoạt động cứu nạn, cứu hộ với những sự cố, tại nạn xảy ra trong đời sống hàng ngày.

Các đại biểu Quốc hội đồng thuận cao với việc duy trì nguồn thu kinh phí công đoàn 2%

Các đại biểu Quốc hội đồng thuận cao với việc duy trì nguồn thu kinh phí công đoàn 2%

sự kiện🞄Thứ tư, 19/06/2024, 08:25

(CL&CS) - Sáng 18/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi), có nhiều ý kiến của các đại biểu cho rằng, cần nâng cao vai trò của công đoàn cơ sở cũng như khẳng định, việc duy trì nguồn thu kinh phí công đoàn 2% là cần thiết.