Thứ bảy, 13/01/2024, 19:57 PM

Năm 2024 là thời cơ mới để tăng lượng và chất trong thu hút FDI

(CL&CS) - Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tăng mạnh trong năm 2023 nên theo ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), điều này đã tạo tiền đề thuận lợi cho thu hút FDI của Việt Nam trong năm 2024.

Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Ông đánh giá như thế nào về bức tranh thu hút vốn FDI năm 2023?

Năm 2023, Việt Nam đã đạt con số kỷ lục về vốn FDI đăng ký với 36,6 tỷ USD, tăng 32,1% so với năm 2022. Trong đó, vốn đăng ký cấp mới đạt hơn 20 tỷ USD, tăng 62,2%; vốn đăng ký điều chỉnh đạt gần 7,9 tỷ USD, giảm 22,1%; tổng giá trị vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 8,5 tỷ USD, tăng 65,7% so với cùng kỳ. Kết quả này có được là nhờ môi trường đầu tư Việt Nam luôn được cải thiện, hấp dẫn với nhiều ưu thế vượt trội. Chính trị ổn định, vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế có triển vọng, quan hệ ngoại giao có những kết quả nổi bật là những bước tiến lớn của Việt Nam giúp thu hút đầu tư mới. Nếu chuẩn bị tốt, 2024 sẽ là năm bắt đầu cho làn sóng FDI mới vào Việt Nam.

Như ông vừa trao đổi ở trên, dòng vốn FDI vào Việt Nam tăng mạnh trong năm 2023 sẽ là bệ phóng vững chắc, tạo tiền đề thuận lợi cho thu hút FDI của Việt Nam trong năm 2024. Ông dự báo như thế nào về triển vọng dòng vốn FDI vào Việt Nam trong năm nay?

Việt Nam đang có rất nhiều kinh nghiệm trong thu hút FDI. Đặc biệt, trong quan hệ quốc tế, cú huých nâng cấp quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ đã tạo hiệu ứng lan tỏa tới dòng vốn FDI từ Mỹ, châu Âu vào Việt Nam. Với EU, Hà Lan là nước đầu tư nhiều nhất ở Việt Nam. Ngoài ra, trong năm 2023, Đức cũng là một quốc gia có sự gia tăng đầu tư (khoảng 366 triệu USD) vào Việt Nam, tăng mạnh so với năm 2022.

Bên cạnh các lợi thế cạnh tranh có sẵn bao gồm tình hình kinh tế, chính trị ổn định, vị trí thuận lợi cho hoạt động đầu tư, số lượng lớn hiệp định thương mại tự do đã ký kết, lực lượng lao động dồi dào, Việt Nam còn có tiềm lực về đất hiếm - loại nguyên vật liệu quan trọng trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, phát triển vi mạch và điện tử. Điều này tạo nên lợi thế cho Việt Nam.

Nhiều tập đoàn từ Mỹ đã tới tìm hiểu thị trường, khả năng hợp tác với Việt Nam trong đầu tư ngành đất hiếm và bán dẫn. Mới đây, ông John Neffeur, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Mỹ (SIA) và lãnh đạo các doanh nghiệp bán dẫn hàng đầu Mỹ, như: Intel, Qualcom, Ampere, ARM… đã tới Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư. Đặc biệt, ông Jensen Huang, Chủ tịch, Tổng giám đốc Tập đoàn NVIDIA - tập đoàn sản xuất chip đắt giá nhất thế giới cũng đã tới Việt Nam để tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư. Như vậy, cơ hội thu hút đầu tư FDI trong năm 2024 đang mở ra như năm 2008 - thời điểm Việt Nam vừa tham gia WTO. Các yếu tố như cuộc chiến kiểm soát công nghệ lõi, công nghệ chip, công nghệ của tương lai đang mở ra cơ hội cho Việt Nam trong thu hút FDI công nghệ cao.

Để tận dụng được cơ hội trên, chúng ta cần triển khai những giải pháp nào, thưa ông?

Việc áp thuế tối thiểu toàn cầu từ 1/1/2024 sẽ làm mất lợi thế ưu đãi thuế của Việt Nam trong thu hút đầu tư FDI nhưng nó cũng mang lại những lợi ích cho Việt Nam, giúp giải quyết được câu chuyện chuyển giá trong hoạt động đầu tư FDI. Để thích ứng với thuế tối thiểu toàn cầu, Việt Nam cần thay đổi môi trường đầu tư để giữ chân các nhà đầu tư lớn FDI, đồng thời thu hút thêm các nhà đầu tư mới. Năm 2024 dự báo là một năm đột phá về thu hút FDI. Để thu hút và hấp thụ được nguồn vốn chất lượng cao thì cần cải thiện môi trường đầu tư, làm tốt công tác bảo hộ sở hữu trí tuệ, cải cách thủ tục hành chính, và cần sớm nâng chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam.

Năm 2024 với Việt Nam là thời cơ mới, bước ngoặt mới để tăng cả về số lượng và chất lượng thu hút đầu tư FDI. Vấn đề đặt ra là làm thế nào tận dụng tốt lợi thế của dòng vốn FDI như các nước Trung Quốc, Hàn Quốc từng làm để vươn lên thành nước phát triển. Năm 2024 là điểm khởi đầu trong việc thu hút đầu tư FDI mới, chất lượng cao, công nghệ cao vào Việt Nam, do vậy, Việt Nam cần giải pháp phù hợp để tiếp nhận vốn đầu tư FDI hiệu quả. Đặc biệt, Việt Nam cần có các chính sách hỗ trợ phù hợp để doanh nghiệp trong nước có thể tham gia chuỗi giá trị xuất khẩu của các tập đoàn FDI ở phân khúc có công nghệ, giá trị cao hơn hiện nay.

Để thực hiện được, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: sử dụng nguồn thu từ thuế tối thiểu toàn cầu trong thời gian tới để hỗ trợ thu hút đầu tư FDI; hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, sản xuất của các doanh nghiệp FDI. Bên cạnh đó, có thể hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua phát triển hạ tầng; hoặc hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng, sản xuất của doanh nghiệp FDI; đẩy mạnh hỗ trợ đào tạo lao động; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để thu hút được nhà đầu tư FDI mới có chất lượng cao hơn.

Xin cảm ơn ông!

Theo Tạp chí Hải quan

Bình luận

Nổi bật

Thành phố đông dân nhất Việt Nam ban hành quy chế loại bỏ nhà giàu 'săn' nhà ở xã hội

Thành phố đông dân nhất Việt Nam ban hành quy chế loại bỏ nhà giàu 'săn' nhà ở xã hội

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 00:11

Một số dự án nhà ở xã hội người dân thu nhập thấp không tiếp cận được, nhưng người đã có nhà ở lại bốc thăm và trúng suất.

Một 'ông lớn' bất động sản hoàn thành 43% chỉ tiêu lợi nhuận chỉ trong 3 tháng đầu năm

Một 'ông lớn' bất động sản hoàn thành 43% chỉ tiêu lợi nhuận chỉ trong 3 tháng đầu năm

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 23:10

'Ông lớn' bất động sản này hiện đang quản lý bất động sản khu công nghiệp khoảng 1.300ha, bất động sản kho vận hơn 700.000m2, mục tiêu tiến đến 2030 đạt hơn 2.000ha đất khu công nghiệp và hơn 1 triệu m2 sàn kho vận.

Kênh đào lớn nhất Việt Nam: Được mệnh danh 'Panama' lưu thông tàu trọng tải 3.000 tấn, rút thời gian đi lại từ 8 tiếng còn 20 phút

Kênh đào lớn nhất Việt Nam: Được mệnh danh 'Panama' lưu thông tàu trọng tải 3.000 tấn, rút thời gian đi lại từ 8 tiếng còn 20 phút

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 22:51

Dự án kênh đào này nhằm tạo kết nối tuyến vận tải ven biển phía Bắc với các cảng thủy trên sông Đáy, khu vực tỉnh Nam Định, Ninh Bình.