Năm 2023, Vietcombank trụ vững trong khó khăn

(CL&CS) - Hoạt động cho vay của Vietcombank tương đối thận trọng so với các ngân hàng cùng hệ thống. Do đó, ngân hàng có thể sẽ ít bị ảnh hưởng bởi những rủi ro gia tăng trên thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp hơn so với nhóm các ngân hàng TMCP tư nhân.

SSI Research dự báo Vietcombank sẽ đạt 44,6 ngàn tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong năm 2023, tăng 19,4% so cùng kỳ.

SSI Research dự báo Vietcombank sẽ đạt 44,6 ngàn tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong năm 2023, tăng 19,4% so cùng kỳ.

Năm 2022 - Các khoản trích lập mạnh dự phòng trước đây hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận

Trong quý 4/2022, Vietcombank ghi nhận kết quả lợi nhuận trước bất ngờ ở mức 12.419 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ (YoY) và tăng 64% so với quý 3/2022. Lợi nhuận cả năm 2022 đạt 37.359 tỷ đồng (+36,5% YoY) - cao hơn so với mức tăng trưởng lợi nhuận bình quân các ngân hàng trong nước (+31,6% YoY).

Động lực chính cho kết quả này là việc biên lãi ròng (NIM) duy trì tốt và dự phòng rủi ro cho vay khách hàng có một khoản hoàn nhập lớn trong quý 4/2022. Các nguồn doanh thu tăng tốt với tổng thu nhập hoạt động tăng trưởng 20% YoY. Đồng thời, các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tài sản vẫn ở trạng thái tốt.

NIM ít bị ảnh hưởng nhờ cơ cấu tài sản nợ tốt. Trong quý 4/2022, tỷ lệ NIM của Vietcombank ở mức 3,51%, tăng 10 điểm cơ bản so với quý trước hay tăng 37 điểm cơ bản so với cùng kỳ.

Kiểm soát chi phí vốn là chìa khóa để Vietcombank duy trì tỷ lệ NIM ổn định, với 2 trọng điểm chính như sau: Tệp khách hàng gửi tiền dồi dào giúp Vietcombank thu hút được nhiều tiền gửi hơn mà không cần phải tăng lãi suất huy động quá nhiều; CASA duy trì tương đối tốt so với các ngân hàng khác nhờ chương trình miễn phí chuyển tiền.

Bộ đệm tín dụng mạnh giúp Vietcombank trụ vững trước những khó khăn. Mặc dù chất lượng tài sản của toàn ngành suy giảm trong quý 4/2022, nhưng tại Vietcombank đã đi ngược xu hướng. Ngân hàng đã xóa 3,2 ngàn tỷ đồng nợ xấu (0,28% tổng dư nợ) trong quý, nhưng không phải trích lập dự phòng bổ sung. Thay vào đó, Vietcombank đã hoàn nhập dự phòng 8 ngàn tỷ đồng nhờ thu hồi các khoản nợ khó đòi trong quý.

Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay mua nhà vẫn ở mức thấp là 0,3% nhưng Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư CTCP Chứng khoán SSI (SSI Research) cho rằng tỷ lệ này có thể tăng trong thời gian tới do thu nhập của người mua nhà có thể giảm. Trong năm 2022, cho vay mua nhà chiếm 55% tổng dư nợ cho vay bán lẻ với 60% là các khoản cho vay mua nhà đã hoàn thiện, 20% là cho vay các dự án đang xây dựng, còn lại là cho vay các nhóm khác, trong đó có cho vay với mục đích sửa chữa nhà.

Năm 2023 - Quản lý rủi ro chặt chẽ

Nói về kế hoạch kinh doanh năm nay, mới đây, Ban lãnh đạo Vietcombank cho biết, tăng trưởng tín dụng chậm lại ở mức 13% trong năm 2023 do ngân hàng lựa chọn ưu tiên chất lượng hơn tăng trưởng. Các khoản giải ngân cho vay mới sẽ được phân bổ đồng đều hơn giữa khách hàng bán buôn và bán lẻ. Xét về cơ cấu ngành, các ngành như: sản xuất, chế biến, điện tử, khu công nghiệp sẽ được ưu tiên giải ngân. Trong khi đó, ngành thủy sản, chăn nuôi và bất động sản sẽ cần được cân nhắc cẩn trọng hơn. Tăng trưởng cho vay bán lẻ dự kiến dưới 20% trong năm 2023, trong đó cho vay kinh doanh hộ gia đình sẽ là động lực chính. Để hỗ trợ mức tăng trưởng này, tiền gửi dự kiến sẽ tăng 9%.

NIM ổn định nhờ tối ưu hóa cơ cấu tài sản. Tỷ lệ dư tín dụng trên số vốn huy động (LDR) có khả năng mở rộng từ mức hiện tại là 75%. Ngoài ra, ngân hàng kỳ vọng tiền gửi sẽ tăng dần trong vài tháng đầu năm và sau đó tăng nhanh vào cuối năm. Điều này sẽ giảm thiểu tác động của việc gia tăng lãi suất tiền gửi đối với chi phí vốn tổng thể. Lãi suất cho vay sẽ được định giá lại sau khi lãi suất huy động thay đổi. Gói ưu đãi giảm 50 điểm cơ bản lãi suất cho vay đối với khách hàng hiện tại đến hết tháng 4/2023 ước tính sẽ tác động đến thu nhập lãi ròng gần 700 tỷ đồng.

Chi phí tín dụng trong khoảng 0,8-0,9%; tỷ lệ nợ xấu dưới 1,5%; và tỷ lệ dự phòng trong khoảng 150- 200%, bao gồm khoản hoàn nhập dự phòng liên ngân hàng dự kiến trong năm 2023.

Thu nhập ròng ngoài lãi trên tổng thu nhập hoạt động dự kiến tăng từ 22% trong năm 2022 lên 35% trong 5 năm tới. Mô hình bancassurance sẽ thay đổi từ mô hình giới thiệu sang mô hình trực tiếp trong năm 2023. Do đó, mức tăng trưởng hoa hồng dự kiến là 60% so với cùng kỳ trong năm 2023 và ngân hàng kỳ vọng sẽ giành được vị trí số 1 về thị phần phí bảo hiểm năm đầu tiên (FYP) vào năm 2025 (từ vị trí thứ 5 trong năm 2022).

Kế hoạch tăng vốn được kỳ vọng sẽ hoàn thành trong năm 2024. Hệ số an toàn vốn (CAR) lý tưởng được đặt ở mức 11%. Do đó, ngân hàng dự kiến sẽ tiếp tục phát hành cổ phiếu mới với tỷ lệ 6,5% vốn điều lệ trước thực hiện.

SSI Research dự báo Vietcombank có thể đạt 44,6 ngàn tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong năm 2023, tăng 19,4% YoY. Ứng với mức trung bình lịch sử cổ phiếu VCB của Vietcombank là 2,6x, SSI Research dự báo giá VCB mục tiêu một năm là 103.750 đồng/cổ phiếu, tiềm năng tăng giá là 13%.

Các động lực chính giúp lợi nhuận trước thuế năm 2023 tăng 19,4%:

Tình hình thanh khoản tốt và dòng tiền gửi tiết kiệm hướng về những ngân hàng uy tín có thể giúp Vietcombank kiểm soát tốt hơn chi phí vốn trong bối cảnh lãi suất vẫn ở mức cao như hiện nay.

Quan điểm cho vay thận trọng có thể hạn chế phần nào rủi ro liên quan tới bất động sản, gồm: 4% cho các chủ đầu tư và 25% cho các khoản cho vay mua nhà.

Bộ đệm tín dụng mạnh cùng khả năng có thể có hoàn nhập dự phòng đối với các khoản cho vay liên ngân hàng.

Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

Ông Nguyễn Cảnh Anh được bầu làm Chủ tịch HĐQT Eximbank

Ông Nguyễn Cảnh Anh được bầu làm Chủ tịch HĐQT Eximbank

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 15:26

(CL&CS) - Ngày 26/4, HĐQT Eximbank đã thông qua nghị quyết chính thức bầu ông Nguyễn Cảnh Anh, thành viên HĐQT giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ VII (2020-2025) thay cho bà Đỗ Hà Phương.

NCB ghi nhận tín hiệu kinh doanh tích cực trong quý I/2024

NCB ghi nhận tín hiệu kinh doanh tích cực trong quý I/2024

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 08:50

(CL&CS) - Kết thúc quý I/2024, hoạt động kinh doanh chính của NCB có nhiều tín hiệu tích cực, huy động vốn và cho vay khách hàng tăng trưởng khả quan cho thấy niềm tin của khách hàng vào NCB ngày một tăng.

Năm 2024: Sacombank đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 23:12

(CL&CS) - Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của Sacombank đã thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.