Năm 2020 đẩy mạnh chuyển đổi kinh tế số: Bứt phá từ trong khủng hoảng!

(CL&CS) - Năm 2020 là một năm với nền kinh tế Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung bị chững lại. Trong thách thức và khó khăn của dịch Covid-19 việc đẩy mạnh phát triển nền kinh tế số sẽ giải quyết và bù đắp phần nào những mất mát.

business-without-degree_RCVT

Lợi ích của nền kinh tế số

Theo Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), trên thế giới, xu hướng chuyển đổi số mạnh mẽ hơn bao giờ hết khi đại dịch Covid-19 hoành hành. Trên 1,2 tỷ học sinh phải học trực tuyến, 30% người bệnh khám bệnh từ xa. Theo báo cáo mới nhất do Tata Consultancy khảo sát trên 300 tập đoàn toàn cầu, dự kiến đến năm 2025, 40% nhân sự sẽ thực hiện chế độ làm việc từ xa.

Kinh tế số trở thành một xu thế tất yếu đối với các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với tầm nhìn Việt Nam trở thành quốc gia số, trong đó bao gồm các mục tiêu phát triển: Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu.

Về phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, mục tiêu đến năm 2025 là kinh tế số chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%; Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI), thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh (GCI), thuộc nhóm 35 nước dẫn đầu về đổi mới sáng tạo (GII). Phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp và Chuyển đổi số Việt Nam 2020, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ nhận định, Covid-19 ảnh hưởng rất nặng tới nền kinh tế. Song, đại dịch cũng là cơ hội giúp doanh nghiệp thức tỉnh, định vị lại bản thân, thích ứng, xác định chuyển đổi số là một trong những chiến lược để bứt phá.

“Chúng ta đã chứng kiến sự chuyển biến lớn trong việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động khối cơ quan Chính phủ, đặc biệt là khối y tế, giáo dục. Đã có gần 1.000 cá nhân đến từ hàng chục công ty công nghệ, cùng nhau xây dựng hơn 20 ứng dụng nhằm phục vụ người dân, xã hội, phục vụ các cơ quan chức năng” - ông Vũ nói.

Hiện nay có 6 ngành, lĩnh vực, đối tượng trọng điểm được chọn để thực hiện đẩy mạnh việc chuyển đổi số bao gồm: Y tế, tài chính ngân hàng, logistics, nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và chuyển đổi số doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Đây là những ngành kinh tế và đối tượng quan trọng, những lĩnh vực Việt Nam có lợi thế, góp phần quan trọng trong việc tiên phong dẫn dắt công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam.

Chuyển đổi kinh tế số như thế nào?

Vấn đề chuyển đổi số đã được đặt ra, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu thực hiện, tuy nhiên sự thành công của chuyển đổi số, công nghệ không phải là yếu tố quyết định. Để quyết định chuyển đổi số thành công hay không, đầu tiên phải đến từ ban lãnh đạo, tiếp đến chính là yếu tố văn hóa của doanh nghiệp, thói quen, hay nói theo một cách khác: Chuyển đổi số xác định con người là trung tâm.

Trong suốt giai đoạn cách ly xã hội, hành vi của toàn xã hội thay đổi một cách đột ngột và sau đại dịch, nhiều chuyên gia cho rằng hành vi người tiêu dùng cũng sẽ không còn như trước. Để trở về điểm cân bằng của một trạng thái “bình thường mới” đòi hỏi một mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt hơn, tiết giảm chi phí và tối ưu nguồn lực để vượt qua khó khăn hiện tại.

Nếu trước đây, chuyển đổi số là một quá trình có thể kéo dài từ 3-5 năm, sau đại dịch, quá trình này có thể sẽ được rút ngắn một cách cấp thiết nhất có thể. Đại dịch Covid-19 xét theo một góc độ tích cực, nó đã và đang thúc đẩy sự tái phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ và quy trình làm việc theo hướng chuyển sang mô hình online và công nghệ hóa, buộc các doanh nghiệp phải chuyển đổi số mạnh mẽ hơn giai đoạn trước.

Việc chuyển đổi số và ứng dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big data), công nghệ Cloud, Blockchain và IoT... được xem là chìa khóa để mở ra những cơ hội mới cho doanh nghiệp. Những công nghệ này được ứng dụng nhằm tăng cường hiệu quả vận hành, quản lý; tối ưu hóa dịch vụ và sản phẩm; tiếp cận người dùng chính xác hơn...

Trước đây, các doanh nghiệp thường tập trung đầu tư mạnh vào các công nghệ nền tảng hơn là những công nghệ mới, khi đại dịch Covid-19 diễn ra trên toàn cầu khiến các hoạt động kinh doanh chủ yếu tập trung trên nền tảng số và internet, do vậy các tổ chức đang dần chuyển các chương trình chuyển đổi số sang những thiết bị cao cấp và thời gian hoàn thành chỉ trong vài tháng thay vì mất vài năm như thông thường. 89% người được khảo sát cho biết họ cần những cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin linh hoạt và có khả năng mở rộng tốt hơn. Chỉ số DT Index 2020 cho thấy những công nghệ sẽ được đầu tư nhiều nhất trong 1-3 năm tới là: An ninh mạng (cybersecurity), các công cụ quản lý dữ liệu (data management tools), cơ sở hạ tầng 5G (5G infrastructure), phần mềm bảo mật (privacy software), các môi trường đa đám mây (multi-cloud environment).

309-106

Các doanh nghiệp hiện nay cũng dần phát triển kinh tế số bằng cách đầu tư các ứng dụng, công nghệ có kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất cũng như vận hành và quản lý doanh nghiệp.

HUY_2131

Đẩy mạnh chuyển đổi và phát triển kinh tế số là đề án quan trọng mà Chính phủ đề ra.

Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng 2030 và coi năm 2020 là năm chuyển đổi số quốc gia. Đến cuối năm 2020, có 20 bộ, ngành, địa phương đã hoàn thiện đề án chuyển đổi số.

Kim Ngọc

Bình luận

Nổi bật

Masan đặt mục tiêu 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025

Masan đặt mục tiêu 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:04

(CL&CS) - Ra mắt vào năm 2023, chương trình hội viên WIN đã thu hút số lượng 8,5 triệu vào cuối quý 1/2024 và Masan dự kiến ​​sẽ đạt 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025.

Công bố thêm 1 nhà máy đạt trung hòa Carbon, VINAMILK tiến nhanh trên hành trình đến Net Zero

Công bố thêm 1 nhà máy đạt trung hòa Carbon, VINAMILK tiến nhanh trên hành trình đến Net Zero

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 18:51

(CL&CS) - Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Vinamilk công bố Nhà máy Nước giải khát Việt Nam đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014. Như vậy, Vinamilk đang sở hữu tới 3 đơn vị (gồm 2 nhà máy và 1 trang trại) đạt chứng nhận về trung hòa Carbon, cho thấy những bước tiến quyết liệt của doanh nghiệp trên con đường tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

Viettel xây dựng hạ tầng logistics xuyên biên giới với Nam Ninh, Trung Quốc

Viettel xây dựng hạ tầng logistics xuyên biên giới với Nam Ninh, Trung Quốc

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 17:30

(CL&CS) - Sắp tới, thời gian kết nối giữa Nam Ninh (Trung Quốc) và Hà Nội được giảm xuống 50% và chỉ còn 12 giờ, tối ưu ít nhất 30% chi phí logistics.