Văn hóa và Đời sống
Thứ năm, 14/12/2023, 20:24 PM

Muốn con mình thành công, cha mẹ trước hết phải từ bỏ 6 điều này

Cha mẹ hiện đại quan tâm nhiều hơn đến việc học tập của con, nhưng đôi khi kiểm soát quá mức có thể gây phản tác dụng.

Việc nuôi dạy và chăm sóc con cái là một hành trình dài, và mỗi giai đoạn của nó đều đánh dấu sự thay đổi về tâm lý và tính cách của con. Cha mẹ cần tỉ mỉ quan sát và áp dụng phương pháp nuôi dạy phù hợp với từng đợt phát triển của con.

Cha mẹ đóng vai trò quan trọng nhất trong sự phát triển của con cái.

Cha mẹ đóng vai trò quan trọng nhất trong sự phát triển của con cái.

Nhà tâm lý học người Anh Sylvia đã từng chia sẻ: "Tình yêu thực sự của cha mẹ là để đứa trẻ tách khỏi cuộc sống của họ như một cá thể độc lập. Sự phân tách này diễn ra càng sớm thì bạn càng là cha mẹ thành công".

Thực tế cho thấy cha mẹ đóng vai trò quan trọng nhất trong sự phát triển của con cái. Mặc dù cha mẹ hiện đại thường quan tâm đến thành tích học tập của con, nhưng việc kiểm soát quá mức có thể gây phản tác dụng.

Để giáo dục con cái thành công, cha mẹ cần hết sức chú trọng đến điều này và có thể cần bỏ qua một số hành động kiểm soát không cần thiết.

1. Không hối thúc, trẻ sẽ ngày càng tự giác

"Trời đất, sao con làm gì cũng chậm chạp thế, chán thật đấy"; "Hằng sáng đều phải nhắc nhở, lại còn muộn nữa kia"; "Thôi ăn thêm đi, đừng lười ăn như thế nữa"... Rất nhiều bậc cha mẹ đã sử dụng cách thức thúc giục con cái như vậy. Tuy nhiên, đôi khi việc thúc giục có thể gây ra tác dụng ngược.

Mỗi đứa trẻ khi chào đời mang theo nhịp điệu và cái riêng biệt của mình.

Mỗi đứa trẻ khi chào đời mang theo nhịp điệu và cái riêng biệt của mình.

Mỗi đứa trẻ khi chào đời mang theo nhịp điệu và cái riêng biệt của mình. Nếu cha mẹ áp đặt yêu cầu phải tuân thủ theo nhịp điệu của người lớn, điều này có thể ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần của trẻ.

Thêm vào đó, hành vi thúc giục như vậy còn khiến trẻ cảm thấy rằng, nếu có cha mẹ quản lý thời gian thì mọi hoạt động đều phải diễn ra đúng giờ, không chấp nhận được muộn màng. Điều này có thể làm yếu đi khái niệm về thời gian của trẻ, tạo ra ấn tượng rằng mọi việc đều phải theo quy luật và không chịu được sự linh hoạt.

2. Không lo lắng những điều trong khả năng của trẻ

Trẻ nhỏ thường có khả năng bắt chước và chúng học được nhiều kỹ năng thông qua việc quan sát hành vi của cha mẹ.

Ví dụ, trẻ có thể học cách làm việc nhà và dọn dẹp ngôi nhà từ cha mẹ. Tuy nhiên, một số người lo lắng rằng việc này có thể làm tổn thương và mệt mỏi cho con, do đó họ cản trở trẻ khi chúng muốn bắt chước hành động của mình. Nếu lo lắng này kéo dài, có thể dẫn đến sự nuông chiều.

Nên để trẻ thực hiện những công việc phù hợp với khả năng của mình để phát triển sức mạnh trí não và rèn luyện khả năng thực hành.

Nên để trẻ thực hiện những công việc phù hợp với khả năng của mình để phát triển sức mạnh trí não và rèn luyện khả năng thực hành.

Những đứa trẻ được bảo bọc và nuông chiều quá mức thường phát triển tính cách ích kỷ, bướng bỉnh và thiếu kỹ năng sống cần thiết, điều này có thể làm trở ngại cho sự phát triển bình thường trong tương lai.

Thay vì bảo vệ trẻ và ngăn cản mọi thứ, nên để trẻ thực hiện những công việc phù hợp với khả năng của mình để phát triển sức mạnh trí não và rèn luyện khả năng thực hành. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn nên ở bên để hỗ trợ và đồng hành, đặc biệt khi trẻ cần sự giúp đỡ.

3. Tạo ranh giới giữa cha mẹ và con cái

Nhà trị liệu tâm lý người Đức nổi tiếng Bert Hellinger từng nói: "Một gia đình tốt phải có ý thức về ranh giới". Nếu gia đình thiếu ý thức về việc này, thứ chờ đợi họ phía trước là một bi kịch. Ý thức về ranh giới được hiểu là bố mẹ nên tôn trọng không gian và ý tưởng của con cái, đồng thời cho con tự do suy nghĩ và bày tỏ quan điểm cá nhân, từ đó có thể hỗ trợ con trong việc đưa ra các quyết định hợp lý nhất.

Bố mẹ nên tôn trọng không gian và ý tưởng của con cái, đồng thời cho con tự do suy nghĩ và bày tỏ quan điểm cá nhân.

Bố mẹ nên tôn trọng không gian và ý tưởng của con cái, đồng thời cho con tự do suy nghĩ và bày tỏ quan điểm cá nhân.

Tự hỏi xem bố mẹ đã thực sự biết ranh giới giữa họ và con cái để có thể theo dõi và giám sát mà không đụng chạm đến sự riêng tư của trẻ chưa. Những cha mẹ không có ý thức về ranh giới, dưới chiêu bài suy nghĩ vì lợi ích của trẻ không chỉ xâm phạm không gian riêng tư mà xâm phạm tới quyền được suy nghĩ tự do của con cái. Đây là lý do khiến trẻ mất đi lý tưởng thực sự của chúng. Trẻ cũng không thể có một không gian độc lập riêng trên con đường trưởng thành sau này.

Khi trẻ nhận được sự tôn trọng từ bố mẹ, chúng sẽ ý thức hơn với hành động, cuộc sống của mình để hoàn thiện nhân cách và có những bước tiến dài trên quá trình phát triển bản thân.

4. Không lo lắng về những sáng tạo của trẻ

Ngay từ khi chào đời, trẻ đã có tính tò mò và có cách quan sát cũng như khả năng tư duy độc lập của riêng mình. Khả năng bẩm sinh này khiến chúng có những ý tưởng và giải pháp riêng khi gặp vấn đề, dù người lớn có thể thấy vô lý.

Điều cha mẹ phải làm là tôn trọng con, khuyến khích con phát triển tư duy.

Điều cha mẹ phải làm là tôn trọng con, khuyến khích con phát triển tư duy.

Đôi khi những sản phẩm của trẻ khiến người lớn không hiểu gì nhưng đừng chê bai hay dè bỉu mà vô tình làm mất đi cảm hứng sáng tạo ở trẻ. Điều cha mẹ phải làm là tôn trọng con, khuyến khích con phát triển tư duy, cố gắng đối mặt với vấn đề và nghĩ ra giải pháp. Nhiều người lớn quá hào phóng với hình phạt, chê bai trẻ và tiết kiệm quá đáng những lời khen, sự khuyến khích. Điều này làm mất đi chất xúc tác kì diệu nuôi dưỡng hành vi sáng tạo ở trẻ.

Trong quá trình trẻ trưởng thành, cha mẹ cũng nên nhắc nhở con không nên dao động khi đã có lựa chọn của chính mình.

5. Không can thiệp vào việc trẻ mang lại lợi ích cho người khác

Một số trẻ sống khép kín và không thích gần gũi người khác, trong khi số khác lại nhiệt tình, hào phóng và cởi mở trong các mối quan hệ. Một phần nguyên nhân của sự khác biệt tính cách này đến từ di truyền nhưng phần lớn đến từ sự giáo dục của cha mẹ.

Trẻ cần được giáo dục về việc

Trẻ cần được giáo dục về việc "cho đi" và biết cách giúp đỡ người khác thay vì chỉ tập trung vào mỗi việc học.

Nhiều cha mẹ cho rằng thời gian của con nên tập trung vào việc học. Điều này có thể cản trở khả năng giao tiếp của con và không thể khiến trẻ thấm nhuần được các khái niệm như "chia sẻ", "giúp đỡ" hay "quan tâm". Cách dạy dỗ này sẽ tạo ra một đứa trẻ chỉ chú ý đến bản thân hơn là quan tâm tới người khác. Những đứa trẻ như vậy không muốn giao tiếp, chỉ làm mọi thứ một mình. Cuộc sống tương lai của chúng chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Bởi vậy, trẻ cần được giáo dục về việc "cho đi" và biết cách giúp đỡ người khác để có thể phát triển một tâm lý lành mạnh. Khi trẻ giúp đỡ người khác với ý định tốt tức là trẻ đang đạt được thành tựu của chính mình.

6. Không kỳ vọng quá mức vào con

Trong gia đình, đứa trẻ luôn là trung tâm. Ngay từ khi được sinh ra, các bậc cha mẹ luôn đau đầu về những kế hoạch dành cho con như: học mẫu giáo, tiểu học, trung học rồi đại học ở đâu. Việc làm, kết hôn, rồi mua nhà... sau này sẽ thế nào? Quá trình này lại chứa đựng nhiều sự so sánh, nỗ lực, hy vọng rồi thất vọng, tiếc nuối... Cho đến khi trẻ trưởng thành, cha mẹ lại trông đợi sự hiếu thuận báo đáp của con cái.

Thực tế, sự kỳ vọng quá cao không chỉ gây áp lực cho cha mẹ, mà bản thân con cái cũng mỏi mệt.

Thực tế, sự kỳ vọng quá cao không chỉ gây áp lực cho cha mẹ, mà bản thân con cái cũng mỏi mệt.

Thực tế, sự kỳ vọng quá cao không chỉ gây áp lực cho cha mẹ, mà bản thân con cái cũng mỏi mệt. Nếu cha mẹ có thể nhìn vào bản chất vấn đề này và từ bỏ mọi kỳ vọng về danh tiếng, địa vị, tài sản của trẻ trong tương lai. Thay vì thế, quan tâm nhiều hơn tới sự an yên, hài lòng trong tâm hồn con và chính mình. Nếu thực hiện được, nhiệm vụ làm cha mẹ sẽ tự khắc trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Hải Yến

Bình luận

Nổi bật

Lễ hội chùa Tây Phương sẽ được tổ chức đầu tháng 4/2025

Lễ hội chùa Tây Phương sẽ được tổ chức đầu tháng 4/2025

sự kiện🞄Thứ hai, 24/03/2025, 13:39

(CL&CS) - Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia; kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận bảo vật Quốc gia (2015 - 2025) và khai hội chùa Tây Phương huyện Thạch Thất năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 2 - 4/4.

Lễ hội Thành Bản Phủ tưởng nhớ Tướng quân Hoàng Công Chất

Lễ hội Thành Bản Phủ tưởng nhớ Tướng quân Hoàng Công Chất

sự kiện🞄Thứ hai, 24/03/2025, 13:39

(CL&CS) - Lễ hội Thành Bản Phủ năm 2025 được tổ chức với nhiều hoạt động đặc sắc nhằm quảng bá hình ảnh, con người, nét văn hóa của các dân tộc bản địa.

Đà Nẵng: Nhà hàng Danaksara mở cửa trở lại mang hơi thở tinh hoa ẩm thực Miền Trung

Đà Nẵng: Nhà hàng Danaksara mở cửa trở lại mang hơi thở tinh hoa ẩm thực Miền Trung

sự kiện🞄Chủ nhật, 23/03/2025, 08:34

(CL&CS0 - Nhằm đáp ứng sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch và xu hướng khám phá văn hóa ẩm thực địa phương ngày càng gia tăng, nhà hàng Danaksara chính thức mở cửa trở lại, mang đến cho du khách cơ hội trải nghiệm tinh hoa ẩm thực Miền Trung trong không gian mang đậm bản sắc văn hóa. Ẩm thực miền Trung – Di sản quý giá trong dòng chảy du lịch Việt Nam Miền Trung Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng không chỉ với những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp mà còn với nền ẩm thực phong phú, đậm đà hương vị địa phương. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch, ẩm thực không chỉ là một phần của trải nghiệm mà còn trở thành cầu nối văn hóa, giúp du khách hiểu hơn về vùng đất họ đặt chân đến. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của ẩm thực trong hành trình khám phá của du khách, nhà hàng Danaksara ra đời với sứ mệnh gìn giữ và phát huy tinh hoa ẩm thực miền Trung, mang đến một không gian ẩm thực độc đáo nơi du khách có thể thưởng thức những món ăn truyền thống được chế biến từ những nguyên liệu địa phương tươi ngon nhất. Trải nghiệm văn hóa qua từng món ăn Tọa lạc tại khuôn viên biệt thự Furama Villas Đà Nẵng, nhà hàng Danaksara là sự giao thoa giữa nét truyền thống và hiện đại, giữa không gian xanh mát và những câu chuyện ẩm thực giàu bản sắc. Với thực đơn phong phú, Danaksara tái hiện trọn vẹn hương vị miền Trung qua các món ăn quen thuộc như gỏi sứa trộn vả, ram chiên tôm thịt, canh chua cá lóc, cá kho truyền thống trong niêu đất, heo ba chỉ kho nước dừa, rau lang luộc chấm mắm nêm, cá cấn kho nghệ, cá chuồn chiên củ nén, ốc um chuối, heo quay bánh hỏi, mì Quảng, bún bò Huế, bún chả cá Đà Nẵng… Mỗi món ăn không chỉ là một công thức nấu nướng, mà còn là một câu chuyện về phong tục, tập quán và đời sống của người dân miền Trung. Nhà hàng không chỉ phục vụ du khách mà còn mang đến những trải nghiệm văn hóa trọn vẹn qua cách bày trí, phong cách phục vụ và sự tận tâm trong từng món ăn. Mục tiêu của Danaksara không chỉ là một địa điểm ẩm thực mà còn là một điểm đến để du khách tìm hiểu, cảm nhận và yêu mến văn hóa miền Trung Việt Nam. Ẩm thực – Động lực thúc đẩy du lịch bền vững Trong bối cảnh du lịch đang phục hồi mạnh mẽ, xu hướng du lịch ẩm thực ngày càng trở thành động lực thu hút du khách quốc tế và trong nước. Du khách không chỉ muốn ngắm nhìn cảnh đẹp mà còn mong muốn trải nghiệm văn hóa qua ẩm thực, tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của từng món ăn. Bằng việc tập trung vào các món ăn truyền thống và cách chế biến chuẩn vị, Danaksara mong muốn góp phần quảng bá ẩm thực miền Trung ra thế giới, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững của du lịch địa phương. Nhà hàng cam kết sử dụng nguyên liệu từ nguồn cung cấp uy tín, hỗ trợ các hộ nông dân và ngư dân địa phương, qua đó tạo nên một hệ sinh thái du lịch bền vững, bảo tồn giá trị văn hóa, đồng thời mang lại trải nghiệm ẩm thực đẳng cấp cho du khách. Sự trở lại của nhà hàng Danaksara không chỉ là một dấu mốc quan trọng trong hành trình phát triển của Furama Villas Đà Nẵng mà còn là một bước tiến trong việc nâng tầm du lịch ẩm thực của miền Trung Việt Nam.