Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét thông qua vào tháng 10/2023
(CL&CS) - Chiều nay (13/6), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022. Đáng chú ý, tại Nghị quyết này, đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023).
Cho ý kiến về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) vào kỳ họp thứ 4, thông qua tại kỳ họp thứ 6
Theo đó, trong Chương trình kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV, chiều 13/6, với 462/463 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (bằng 92,77% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.
Nghị quyết gồm 4 điều, trong đó đổi tên dự án Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn thành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022).
Đáng chú ý, Nghị quyết điều chỉnh thời gian trình đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi) từ Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022) sang cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) và kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023), thông qua tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023).
Đồng thời, bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 để trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) theo quy trình tại một kỳ họp dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi)…
Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ trình Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và Luật Nhà ở (sửa đổi).
Về tổ chức thực hiện, Quốc hội yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân đề cao trách nhiệm, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật; bảo đảm thực hiện nghiêm Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; không đề nghị bổ sung dự án vào Chương trình ở thời điểm sát kỳ họp Quốc hội, trừ trường hợp thực sự cần thiết, cấp bách, triển khai ngay chủ trương, chính sách của Đảng, kết luận, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; khắc phục triệt để tình trạng gửi hồ sơ dự án, dự thảo không đúng thời hạn quy định, không bảo đảm chất lượng.
Bộ Tư pháp phát huy tốt hơn nữa vai trò thẩm định, tham mưu, giúp Chính phủ xây dựng đề nghị về Chương trình hàng năm, kiểm soát chặt chẽ hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết bảo đảm chất lượng, đầy đủ theo đúng quy định; thực hiện tốt nhiệm vụ cơ quan đầu mối giúp Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chương trình và Đề án Định hướng, báo cáo kết quả thực hiện.
Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ tiếp tục dành thời gian thỏa đáng để xem xét, thảo luận kỹ các dự án, dự thảo trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội…
Có thể đẩy nhanh hơn tiến độ thông qua Dự án Luật Đất đai (sửa đổi)
Trước đó, báo cáo giải trình chỉnh lý dự thảo Nghị quyết Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, qua thảo luận có ý kiến đề nghị cần khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Đất đai (sửa đổi) để trình Quốc hội cho ý kiến, bảo đảm tiến độ và chất lượng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với ý kiến đại biểu Quốc hội và nhấn mạnh, đây là dự án Luật quan trọng, cấp thiết cần khẩn trương xây dựng, ban hành nhằm kịp thời thể chế hóa Nghị quyết Trung ương 5 khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về đất đai, bảo đảm quản lý, sử dụng, khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Do đó, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan tập trung nghiên cứu, sớm hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến theo đúng tiến độ. "Trường hợp dự án được chuẩn bị tốt, ý kiến đại biểu Quốc hội đồng thuận cao, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội xem xét đẩy nhanh hơn tiến độ thông qua luật", ông Hoàng Thanh Tùng cho biết.
Đối với 3 dự án gồm: Luật Giao thông đường bộ, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, ông Hoàng Thanh Tùng cho biết, có ý kiến đề nghị bổ sung vào chương trình. Song cũng ý kiến khác đề nghị Quốc hội khóa XV không xem xét lại các dự án luật này, do Quốc hội khóa XIV cho ý kiến nhưng chưa thông qua.
Trước các ý kiến nêu trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, qua thảo luận, ý kiến của các đại biểu Quốc hội còn rất khác nhau cả về sự cần thiết ban hành và một số nội dung, chính sách lớn của các dự án luật. Do đó, Quốc hội khóa XIV giao lại Chính phủ tiếp tục nghiên cứu.
Cũng theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có văn bản đề nghị cơ quan trình dự án nghiên cứu kỹ lưỡng ý kiến đại biểu Quốc hội, báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bằng văn bản về kết quả để hoàn chỉnh các dự án luật này, đồng thời báo cáo xin ý kiến cấp có thẩm quyền trước khi trình Quốc hội xem xét, quyết định việc đưa vào chương trình.
Quốc Trần ( theo congluan.vn)
- ▪Đại biểu Quốc hội kiến nghị Chính phủ chính sách đền bù trong thực hiện 2 'siêu dự án' đường vành đai
- ▪Giá vàng tăng cao làm “nóng” nghị trường Quốc hội
- ▪Đại biểu Quốc hội lần đầu chất vấn về room tín dụng
- ▪Bản tin Tâm điểm Chất lượng và cuộc sống: Phiên chất vấn của Quốc hội sẽ được tổ chức trong 2,5 ngày làm việc
Bình luận
Nổi bật
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 11:02
(CL&CS) - Chuyến thăm là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Malaysia, góp phần củng cố nền tảng tin cậy chính trị giữa hai nước ở mức độ cao, thể hiện chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ với các nước láng giềng, khu vực, trong đó có Malaysia.
Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 10:38
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Công điện số 118/CĐ-TTg ngày 19/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh.
Nâng cao vị thế của nhà giáo trong bối cảnh mới
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:13
(CL&CS) - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khi trả lời phỏng vấn của phóng viên đã nhấn mạnh, Luật Nhà giáo sẽ giải quyết được những vấn đề về căn cứ pháp lý cho đổi mới về quản lý nhà giáo, những thể hiện về mặt chuyên môn và cả chế độ chính sách cho nhà giáo. Điều này sẽ góp phần quan trọng để khẳng định và giữ vững vị thế, nâng cao vị trí của nhà giáo trong xã hội.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.