Lộc Trời ước đạt vốn hóa 1 tỷ USD vào năm 2021

(NTD) - Mới đây, tại buổi giới thiệu cơ hội đầu tư vào cổ phiếu LTG của CTCP Tập đoàn Lộc Trời, đại diện tập đoàn đặt mục tiêu vốn hóa 1 tỷ USD vào năm 2021 và sẽ niêm yết sàn HOSE trong thời gian sớm nhất.

Ngày 24/7 tới đây, hơn 67,1 triệu cổ phiếu TLG sẽ được niêm yết trên thị trường UpCoM với giá tham chiếu phiên đầu tiên là 55.000 đồng/cổ phiếu, biên độ giao dịch +/- 40%.

Tập đoàn Lộc Trời tiền thân là Công ty dịch vụ bảo vệ thực vật An Giang với vốn điều lệ 750 triệu đồng và 23 nhân sự. Tính tới hết năm 2016, Lộc Trời có vốn điều lệ 671 tỷ đồng, gấp gần 90 lần khi thành lập với 14 công ty con và 3.200 nhân sự.

Lộc Trời có 3 mảng kinh doanh chính: thuốc bảo vệ thực vật (CPC), giống cây trồng và lương thực (gạo). CPC là mảng kinh doanh đóng góp nhiều nhất vào doanh thu thuần (61% trong năm 2016) và lợi nhuận gộp (87% trong năm 2016). Mặc dù gạo chiếm 29% doanh thu thuần, phân khúc này chỉ chiếm 5% lợi nhuận gộp. Bên cạnh đó, giống cây trồng chiếm 7% doanh thu thuần và 5% lợi nhuận gộp.

Tập đoàn hiện có 3 trung tâm nghiên cứu hạt giống, 6 nhà máy giống lúa với tổng công suất 57 nghìn tấn/năm, 2 nhà máy giống ngô với tổng công suất 4.000 tấn/năm và một kho lưu trữ giống rau.

Từ năm 2010, Lộc Trời bắt đầu xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo, từ giai đoạn trồng trọt đến việc phân phối thành phẩm. Lộc Trời hiện có 5 nhà máy chế biến gạo, với tổng công suất 700.000 tấn/năm. Nhà máy chế biến gạo đầu tiên bắt đầu hoạt động vào năm 2011. Năm 2016, hiệu suất hoạt động của 5 nhà máy chế biến gạo trung bình đạt khoảng 60%.

LTG
Lộc Trời ước đạt vốn hóa 1 tỷ USD vào năm 2021

Trong giai đoạn 2011-2016, mức tăng trưởng doanh thu thuần hàng năm của công ty đạt 9,8%, trong khi lợi nhuận gộp tăng ở mức 3,5%. Phân khúc gạo là động lực tăng trưởng chủ yếu cho cả doanh thu thuần và lợi nhuận gộp. Biên lợi nhuận gộp thu hẹp dần từ 28% năm 2011 xuống còn 21% vào năm 2016, do sự đóng góp cao hơn từ phân khúc có biên lợi nhuận gộp thấp (phân khúc gạo).

Về cơ cấu cổ đông, UBND tỉnh An Giang sở hữu 24,15%, cổ đông nước ngoài nắm 44,04%, cán bộ công nhân viên nắm 15,31%, còn lại là tổ chức và cá nhân trong nước.

Năm 2016, Lộc Trời đạt 7.783 tỷ đồng doanh thu và 349 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tương ứng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) đạt 4.382 đồng. Trong một thập kỷ qua, Lộc Trời đạt mức tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) doanh thu thuần là 13,66% và lợi nhuận sau thuế là 18,14%.

Sang năm 2017, tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 8.287 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 460 tỷ đồng, tăng trưởng 28,7%, chỉ số lãi cơ bản trên cổ phiếu đạt 5.822 đồng và cổ tức 30% tiền mặt. Kết thúc 6 tháng đầu năm 2017, doanh thu thuần của Lộc Trời đạt 4.052 tỷ đồng, tăng trưởng 14,42% so với cùng kỳ năm 2016; lợi nhuận sau thuế ở mức 173 tỷ đồng, tăng gần 4%.

Chia sẻ tại buổi giới thiệu, đại diện Lộc Trời cho biết, đặt mục tiêu vốn hóa của tập đoàn đạt 1 tỷ USD năm 2021, chiếm 30% thị phần ngành thuốc bảo vệ thực vật từ mức 20% hiện tại và số 1 về thương hiệu gạo. Đồng thời, lợi nhuận sau thuế khoảng 65 triệu USD và triển khai niêm yết sàn HOSE trong thời gian sớm nhất.

Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT tập đoàn Lộc Trời, cho biết: “Tiềm năng tăng trưởng ngành nông nghiệp là rất lớn, đặc biệt khi Lộc Trời đang dần hoàn thiện chuỗi giá trị nông nghiệp từ khâu nghiên cứu đến khâu sản xuất, tiêu thụ nhiều mặt hàng nông sản chiến lược như lúa gạo, cà phê… Đồng thời tiếp tục là nhà phân phối nội địa và sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, nhà cung cấp dịch vụ nông nghiệp lớn nhất cả nước theo mô hình sản xuất liên kết dọc. Với việc đưa cổ phiếu lên giao dịch tại UPCoM, Lộc Trời hi vọng mang đến cho nhà đầu tư thêm một cổ phiếu tăng trưởng bền vững, minh bạch thông tin để cả nhà đầu tư và Lộc Trời cùng tiếp tục chinh phục các đỉnh cao mới trong tương lai”.

 Ánh Hoa

Bình luận

Nổi bật

NCB ghi nhận tín hiệu kinh doanh tích cực trong quý I/2024

NCB ghi nhận tín hiệu kinh doanh tích cực trong quý I/2024

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 08:50

(CL&CS) - Kết thúc quý I/2024, hoạt động kinh doanh chính của NCB có nhiều tín hiệu tích cực, huy động vốn và cho vay khách hàng tăng trưởng khả quan cho thấy niềm tin của khách hàng vào NCB ngày một tăng.

Năm 2024: Sacombank đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 23:12

(CL&CS) - Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của Sacombank đã thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Ông Nguyễn Hồ Nam, Chủ tịch HĐQT Bamboo Capital tham gia HĐQT Eximbank

Ông Nguyễn Hồ Nam, Chủ tịch HĐQT Bamboo Capital tham gia HĐQT Eximbank

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 23:04

(CL&CS) - Ông Nguyễn Hồ Nam được kỳ vọng sẽ hỗ trợ Eximbank củng cố năng lực quản trị, tăng tốc trong chiến lược chuyển đổi số và phát triển bền vững; thực hiện hóa các mục tiêu lớn của ngân hàng trong giai đoạn phát triển mới.