Loài cây từng mọc dại nay giúp lão nông Quảng Nam đổi đời, cứ tới mùa là "đếm lá tính tiền", thu tiền tỷ mỗi năm
(CL&CS) - Từng là loại cây từng mọc dại ở rừng núi, nhưng sau khi được người dân địa phương đem về trồng tại vườn nhà thì phát triển vượt bậc, cho năng suất vượt mong đợi.
Trước đây, cây sương sâm vốn mọc nhiều trong các khu rừng tự nhiên. Người dân địa phương chỉ biết hái về làm món ăn giải nhiệt dân dã vào những ngày nóng bức. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, khi nhận thấy nhu cầu thị trường ngày càng lớn và giá trị kinh tế ổn định, nhiều hộ dân bắt đầu tìm cách thuần hóa loại cây này, đưa sương sâm từ rừng về trồng ngay tại vườn nhà.
Ngoài công dụng giải nhiệt, cây sương sâm mang nhiều giá trị cho sức khoẻ, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, chứa các hoạt chất giúp chống lại các quá trình oxy hóa và tăng hấp thụ vitamin C. Đặc biệt hữu hiệu đối với các bệnh nhân có các bệnh về gan, dạ dày, huyết áp cao do tăng cholesterol…
Theo tìm hiểu, cây sương sâm không đòi hỏi kỹ thuật canh tác phức tạp. Cây dễ trồng, ưa đất pha cát hoặc đất đồi tơi xốp, chỉ cần làm giàn đơn giản để cây leo. Khâu bón phân, tưới nước cũng nhẹ nhàng, chủ yếu dùng phân hữu cơ và tưới nước định kỳ vào mùa khô. Sau khi trồng khoảng 6-7 tháng, cây đã bắt đầu cho thu hoạch đợt đầu tiên. Sau đó, mỗi năm có thể cho thu hoạch liên tục từ 3-4 đợt.

Sương sâm là loại cây trồng ít sâu bệnh hại, sương sâm rất sợ úng, úng sẽ dễ bị bệnh, đặc biệt là bệnh thối rễ. Nếu đất không được tơi xốp và thoát nước thì cây có thể không phát triển mạnh, gây hại đến cả cây và lá.
Nhờ khả năng thích nghi cao, kỹ thuật trồng đơn giản và giá trị kinh tế bền vững, cây sương sâm không chỉ phủ xanh vùng đất cằn mà còn mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế nông thôn.
Ông Nguyễn Quang Định (ngụ huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) - lão nông đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trồng cây sương sâm. Trước đây, ông Định cho biết loại này vốn là dây leo mọc hoang dã ở các khu vực rừng núi. Người dân địa phương thường tìm hái lá sương sâm để chế biến món thạch giải nhiệt trong mùa hè, song chưa từng có ai nghiên cứu và đưa cây về trồng tại vườn.
Năm 2013, trong thời gian làm việc tại miền Nam, ông Định tình cờ biết đến mô hình trồng sương sâm thương phẩm. Nhận thấy tiềm năng kinh tế từ loại cây này, ông đã quyết định mang giống về quê nhà, thử nghiệm trên diện tích đất đồi vốn cằn cỗi. "Ban đầu, tôi áp dụng những kỹ thuật học hỏi từ các mô hình ở miền Nam. Qua quá trình trồng thử nghiệm và điều chỉnh phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương. Đến nay, tôi có thể tự tin nắm vững kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sương sâm" - ông Định chia sẻ.

Theo ông Định, cây sương sâm có đặc tính dễ trồng, thích nghi nhanh và cho thu hoạch trong thời gian ngắn. Đáng chú ý, việc thu hoạch thường xuyên sẽ kích thích cây ra đọt non nhanh, từ đó tăng sản lượng lá thu hái, nâng cao năng suất.
Để đạt hiệu quả cao, ông Định khuyến cáo cần dọn sạch gốc cây nhằm hạn chế sâu bệnh, đồng thời chú trọng việc cột dây leo kịp thời lên giàn để tránh tình trạng lá ở phần gốc thiếu ánh sáng. Ngoài ra, cần đảm bảo mật độ trồng hợp lý, không để cây mọc quá dày, và duy trì nguồn nước tưới ổn định trong suốt quá trình sinh trưởng.
"Nếu được chăm sóc đúng kỹ thuật, sau khoảng 5–6 tháng kể từ khi trồng, cây sương sâm đã có thể cho thu hoạch lứa đầu tiên. Dây càng trưởng thành, năng suất càng cao. Đây là loại cây dễ tính, chỉ cần làm giàn vững chắc và cung cấp đủ nước là có thể phát triển tốt" - ông Định cho chia sẻ thêm.

Với hơn 3.000m2 đất trồng, ông Định có thể thu được 20 tấn lá sương sâm, thu nhập khoảng 2 tỷ đồng/năm.
Chị Vũ Thị Bé (ngụ huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước) ghi nhận hiệu quả kinh tế tích cực từ việc trồng cây sương sâm. Bắt đầu khởi động mô hình vào tháng 1/2024, trên diện tích 2.000m² đất vườn của gia đình, chị Bé đã xây dựng thành công một vườn sương sâm xanh mướt, phát triển ổn định.
Theo chia sẻ của chị Bé, chỉ trong ba vụ thu hoạch gần đây, toàn bộ sản lượng lá sương sâm đều được thương lái từ TP.HCM đặt mua và thu gom tận vườn.

Vào những ngày thời tiết nắng nóng, nhu cầu tiêu thụ lá sương sâm trên thị trường tăng mạnh, giúp việc tiêu thụ sản phẩm càng thuận lợi.
"Trồng sương sâm mới hơn một năm nhưng gia đình tôi đã thu hoạch gần 5 tấn lá. Vườn nhà cứ vặt lá đến đâu, thương lái mua sạch đến đó. Lá được họ dùng để làm thạch giải khát hoặc sấy khô chế biến thành bột sương sâm" - chị Bé tâm sự.
Hiện tại, trung bình mỗi ngày, chị thu hái từ 20-30kg lá, tuy nhiên sản lượng vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu đặt hàng từ các thương lái TP.HCM. Giá bán lá sương sâm hiện dao động quanh mức 65.000 đồng/kg. Nhờ nguồn thu nhập ổn định từ việc bán lá, gia đình chị Bé đã có điều kiện nâng cao đời sống, lo cho các con ăn học và trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày.
Từ một loại cây mọc dại ít ai để ý, cây sương sâm giờ đây đã thực sự trở thành "vàng xanh" với nhiều hộ dân. Không chỉ mang lại thu nhập ổn định, với đặc tính dễ thích nghi của cây sương sâm còn góp phần tạo sự phát triển bền vững, tận dụng hiệu quả diện tích đất đồi cằn cỗi, khó trồng cây hoa màu, lương thực.
Theo Tri thức và Cuộc sống
- ▪Nuôi 'con ngọc quý' nằm đầy dưới ao, mò lên bán mỗi viên nửa triệu đồng, anh nông dân Ninh Bình kiếm tiền tỷ
- ▪Đánh liều nuôi loài đặc sản thích sống theo đàn, sinh sản nhanh, ông nông dân Cà Mau thu lãi 600 triệu đồng/năm
- ▪Nuôi loài tí hon làm “vệ sĩ” cho cây ăn quả, anh nông dân nhàn tênh, bỏ túi hàng trăm triệu đồng mỗi năm
- ▪Nuôi con '1 vốn 4 lời', suốt ngày vùi dưới bùn, không tốn công chăm sóc, lão nông Ninh Bình nhẹ nhàng bỏ túi trăm triệu đồng
Bình luận
Nổi bật
Loài cây từng mọc dại nay giúp lão nông Quảng Nam đổi đời, cứ tới mùa là 'đếm lá tính tiền', thu tiền tỷ mỗi năm
sự kiện🞄Thứ ba, 22/04/2025, 07:36
(CL&CS) - Từng là loại cây từng mọc dại ở rừng núi, nhưng sau khi được người dân địa phương đem về trồng tại vườn nhà thì phát triển vượt bậc, cho năng suất vượt mong đợi.
Cần có hướng dẫn cụ thể việc quản lý chất lượng hàng hoá mậu biên
sự kiện🞄Thứ năm, 17/04/2025, 22:30
(CL&CS)- Mới đây, tại trụ sở làm việc các cơ quan của Quốc hội, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức hội thảo lấy ý kiến vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Nông dân thu tiền tỷ nhờ quả vải to 'bất thường', trở thành đặc sản 250.000 đồng/kg, khách nườm nượp tới mua
sự kiện🞄Thứ năm, 17/04/2025, 22:25
(CL&CS) - Với hình dáng to như quả trứng gà, vỏ đỏ tươi bắt mắt và hương vị ngọt thanh đặc trưng, loại quả này ở Hưng Yên đang trở thành đặc sản được săn đón trên thị trường, có giá bán lên tới 250.000 đồng/kg. Từ đó, nhiều nông dân đã đổi đời nhờ trồng loại trái cây đặc biệt này.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.