Nghị quyết số 68 mở ra “cơ hội vàng” cho doanh nghiệp tư nhân bứt phá trong kỷ nguyên mới
(CL&CS)- Một điểm nổi bật trong tinh thần Nghị quyết số 68 là cam kết không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, không áp dụng hồi tố đối với những quy định pháp luật gây bất lợi cho doanh nghiệp
Trao đổi tại Toạ đàm với chủ đề “Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc” do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội tổ chức vào chiều ngày 10/5/2025, TS. Mạc Quốc Anh - Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội nhấn mạnh, các doanh nghiệp đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức đan xen, nên cần nhận diện đúng và ứng phó linh hoạt để đón bắt “cơ hội vàng”.

TS. Mạc Quốc Anh - Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội
Theo TS. Mạc Quốc Anh, một trong những "bộ tứ chiến lược" được chỉ ra là phát triển khu vực kinh tế tư nhân, nên Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều quyết định quan trọng để phát triển khu vực này, trong đó mới đây nhất là Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị. Vì thế, yêu cầu đặt ra là phát triển kinh tế tư nhân để đúng với khả năng, năng lực đủ sức cạnh tranh, tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng là bộ phận quan trọng của kinh tế tư nhân Việt Nam, nên việc triển khai các nghị quyết cần có những văn bản hướng dẫn cụ thể, giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và nắm bắt.
Chia sẻ tại buổi toạ đàm, ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, tinh thần cốt lõi của Nghị quyết số 68 không chỉ đơn thuần là tháo gỡ những rào cản trong môi trường kinh doanh, mà quan trọng hơn là tạo ra sự thay đổi căn bản trong tư duy lập pháp và thực thi pháp luật. Với cách tiếp cận mới, doanh nghiệp sẽ không còn bị giam hãm trong cơ chế quản lý kiểu “xin – cho”, mà từng bước được trao quyền chủ động, tự do phát triển và được bảo vệ đầy đủ về tài sản cũng như các quyền lợi hợp pháp.
Ông Hiếu nhấn mạnh rằng, cần nhìn nhận doanh nghiệp như một thực thể pháp lý độc lập. Việc tách bạch rõ ràng giữa tài sản, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp với cá nhân người quản lý là yêu cầu bắt buộc trong bối cảnh hiện nay. Điều này sẽ giúp bảo đảm rằng, doanh nghiệp không bị liên lụy bởi sai phạm cá nhân và có thể hoạt động ổn định trong khuôn khổ pháp luật.

Ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội
Đáng chú ý, một điểm nổi bật trong tinh thần Nghị quyết số 68 là cam kết không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, không áp dụng hồi tố đối với những quy định pháp luật gây bất lợi cho doanh nghiệp. Đây là những tín hiệu tích cực, tạo dựng lòng tin cho cộng đồng doanh nghiệp, giúp họ yên tâm mở rộng đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững trong dài hạn.
Một trong những trụ cột trọng yếu mà Nghị quyết số 68 đặt ra là yêu cầu khơi thông các nguồn lực then chốt cho khu vực kinh tế tư nhân. Ông Phan Đức Hiếu khẳng định, để doanh nghiệp phát triển bền vững, ba yếu tố cốt lõi cần được ưu tiên tháo gỡ.
Trước hết, việc tiếp cận đất đai và mặt bằng sản xuất sẽ trở nên thuận lợi hơn khi các địa phương được giao trách nhiệm rà soát, quy hoạch và công khai minh bạch quỹ đất dành cho doanh nghiệp. Đây là bước đi quan trọng nhằm xóa bỏ tình trạng thiếu mặt bằng kinh doanh, vốn là rào cản lớn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đồng quan điểm, bà Đinh Thị Thuý - Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần MISA cho rằng, doanh nghiệp nhỏ và vừa còn nhiều hạn chế nên muốn có sự phát triển đột phá thì cần thay đổi tư duy trong quản lý và quản trị điều hành từ cơ quan nhà nước đến các doanh nghiệp.
Bà Thuý cho hay, để thực thi Nghị quyết số 68-NQ/TW, các cơ quan chức năng cần tạo điều kiện thuận lợi với cac văn bản hướng dẫn cụ thể, minh bạch, rõ ràng. Trong đó, các chính sách cần hướng đến những hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ứng dụng chuyển đổi số, nâng cao hoạt động đào tạo nhân lực, tăng khả năng tiếp cận vốn… cũng như tạo cơ chế để chính các doanh nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp, giúp nhau về công nghệ trong kinh doanh.
Từ góc độ doanh nghiệp, bà Đinh Thị Thuý cũng nêu, xu thế cạnh tranh không còn là câu chuyện “cá lớn nuốt cá bé” mà là “nhanh nuốt chậm”, nên các doanh nghiệp phải chủ động thích ứng với xu thế hiện nay khi bối cảnh kinh tế và công nghệ luôn thay đổi rất nhanh và khó lường.
Chẳng hạn, MISA đã xây dựng và liên kết với các ngân hàng trong nền tảng MISA Lending để cho vay tín chấp, tính đến nay đã giải ngân được hơn 20.000 tỷ đồng tín dụng; cũng như phối hợp triển khai với cơ quan Thuế về hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền cho các doanh nghiệp và hộ kinh doanh...
Chia sẻ về hướng đi của doanh nghiệp, ông Thân Đức Việt - Tổng Giám đốc Công ty May 10 cho biết , thành công của May 10 không đến từ may mắn, mà là kết quả của quá trình đầu tư nghiêm túc vào công nghệ, tiêu chuẩn hóa quy trình sản xuất và không ngừng đổi mới mô hình quản trị. Ông Thân Đức Việt khẳng đinh, tầm quan trọng của việc cập nhật công nghệ mới trong ngành may mặc để tăng năng suất, chất lượng và đáp ứng yêu cầu khắt khe từ thị trường quốc tế.
May 10 hiện đang triển khai các tiêu chuẩn quốc tế trong quản trị chuỗi cung ứng, kiểm soát chất lượng và phát triển bền vững. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu của các đối tác nước ngoài mà còn tạo lợi thế cạnh tranh rõ rệt trên thị trường toàn cầu.

Ông Thân Đức Việt - Tổng Giám đốc Công ty May 10
Không dừng lại ở câu chuyện thương hiệu riêng, ông Thân Đức Việt cho hay, May 10 còn đóng vai trò tích cực trong việc đồng hành cùng Chính phủ trong chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia giai đoạn 2025 – 2030, đặc biệt là chiến lược "Made by Vietnam".
Khác với khái niệm “Made in Vietnam” chỉ nói đến nơi sản xuất, “Made by Vietnam” hàm ý về năng lực sáng tạo, thiết kế, công nghệ và giá trị gia tăng do chính người Việt làm chủ. Đây chính là bước chuyển mình từ gia công sang làm thương hiệu, từ sản xuất thuần túy sang phát triển bền vững bằng trí tuệ.

Rất nhiều doanh nghiệp tham dự buổi tạo đàm
“Doanh nghiệp Việt buộc phải thay đổi tư duy, không thể chỉ làm gia công, mà phải làm chủ cuộc chơi bằng thương hiệu và chất lượng. Made by Vietnam là con đường tất yếu để chúng ta khẳng định mình,” ông Việt chia sẻ.
Theo ông Việt, trong một thế giới đang biến đổi nhanh chóng, hội nhập và phát triển bền vững không còn là lựa chọn, mà là yêu cầu bắt buộc. Doanh nghiệp Việt phải vươn lên cả về tư duy quản trị, năng lực sản xuất lẫn đạo đức kinh doanh để có thể đứng vững và tiến xa.
Với những cải cách sâu rộng, rõ mục tiêu, Nghị quyết số 68 đang mở ra một chương mới cho kinh tế tư nhân Việt Nam. Nhưng thành công sẽ phụ thuộc vào tốc độ hành động và độ sâu thể chế. Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt, nếu chậm chân, Việt Nam có thể bỏ lỡ cơ hội vàng này.
Trung Kiên
Bình luận
Nổi bật
Nghị quyết số 68 mở ra “cơ hội vàng” cho doanh nghiệp tư nhân bứt phá trong kỷ nguyên mới
sự kiện🞄Chủ nhật, 11/05/2025, 15:33
(CL&CS)- Một điểm nổi bật trong tinh thần Nghị quyết số 68 là cam kết không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, không áp dụng hồi tố đối với những quy định pháp luật gây bất lợi cho doanh nghiệp
Vinamilk chi 4.180 tỷ đồng trả cổ tức cho cổ đông vào 23/5, tỷ lệ 20%
sự kiện🞄Thứ sáu, 09/05/2025, 16:55
(CL&CS) - CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) thông báo ngày 23/5, cổ đông của công ty sẽ nhận được cổ tức còn lại (lần 1) của năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 20%, cổ đông sở hữu cổ phiếu được nhận 2.000 đồng.
Nghị quyết 68: Trao quyền lực mới cho kinh tế tư nhân
sự kiện🞄Thứ sáu, 09/05/2025, 16:55
(CL&CS) - Lần đầu tiên trong lịch sử, kinh tế tư nhân được xác định là "động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân". Nghị quyết 68-NQ/TW được xem là bước ngoặt về tư duy phát triển, gỡ bỏ định kiến còn tồn tại với khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời mở ra những cam kết mới mạnh mẽ của Nhà nước trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.