Thứ sáu, 23/02/2024, 20:54 PM

Lộ diện tỉnh thành sẽ 'chiếm lĩnh' thị trường bất động sản công nghiệp năm 2024

Trong năm 2024, tình hình phát triển bất động sản công nghiệp ở phía Bắc sẽ nổi trội hơn, đặc biệt là các tỉnh “hàng xóm” của Thủ đô.

Theo dự báo của Thomas Rooney, quản lý cấp cao, bộ phận tư vấn công nghiệp, Savills Hà Nội, tại khu vực phía kinh tế trọng điểm phía Bắc, Bắc Ninh là tỉnh nổi bật về thu hút đầu tư.

Số liệu từ cục thống kê tỉnh Bắc Ninh cho thấy trong năm 2023, thu hút mới vốn FDI vào các khu công nghiệp tại tỉnh đạt 1,104 tỷ USD (vượt 163,7% so với năm 2022). Bắc Ninh không chỉ thu hút các doanh nghiệp sản xuất và logistics, mà còn từ các chủ đầu tư cho thuê trong nước và nước ngoài. Hoạt động đầu tư bất động sản diễn ra sôi động trên toàn tỉnh, đặc biệt là khu vực Yên Phong.

Ngoài ra, Vĩnh Phúc là một thị trường đáng chú ý. Hiện tại, có nhiều hoạt động đầu tư đang diễn ra âm thầm tại đây, và sẽ có thêm nhiều thông tin về các nhà đầu tư nước ngoài khởi công dự án tại Vĩnh Phúc trong năm 2024.

Tỷ lệ sử dụng đất tại các tỉnh phía Nam Hà Nội như Hưng Yên và Hà Nam đang cho thấy tín hiệu cực kỳ tích cực. Giá đất cạnh tranh mở ra cánh cửa mới cho các quỹ đầu tư, giúp họ tận dụng sớm những cơ hội sinh lời hấp dẫn. Bên cạnh đó, nguồn lao động dồi dào, vị trí gần thị trường tiêu thụ chính, thuận lợi tiếp cận cảng biển đi kèm cơ sở hạ tầng giao thông hoàn thiện cũng là những yếu tố củng cố sức hút của khu vực này.

khu-cong-nghiep-1675047648556801383825

Ảnh minh hoạ

Trong thời gian sắp tới, các thị trường sẽ ghi nhận mức phát triển nổi bật về bất động sản công nghiệp sẽ là các tỉnh thuộc nhóm 2 nằm tại phía Nam của Hà Nội như Nam Định hay Thái Bình. Những tỉnh này đã nổi tiếng trong lĩnh vực đầu tư về dệt may nhưng những tháng gần đây đã chứng kiến các khoản đầu tư đối với công nghiệp có giá trị cao hơn.

Đối với lĩnh vực thu hút được lượng đầu tư lớn tại các tỉnh phía Bắc, công nghệ cao và điện tử là lĩnh vực ghi nhận mức đầu tư liên tục từ các nhà cung ứng sản xuất cho các "ông lớn" về công nghệ trên thế giới.

Sự ký kết của các Hiệp định Thương mại Quốc tế, các chính sách ưu đãi đầu tư của chính phủ và bức tranh kinh tế tổng thể của Việt Nam là những thỏi “nam châm” thu hút đầu tư từ đa dạng các ngành nghề tới Việt Nam.

Về nhu cầu, nhu cầu của các doanh nghiệp khá đơn giản, ví dụ, các doanh nghiệp chế xuất cần có cơ sở hạ tầng tốt để có thể tiếp cận các cảng, biên giới và sân bay lớn, ưu đãi thuế hấp dẫn và vị trí gần các nhà cung cấp đối tác.

Phương Hà

Bình luận

Nổi bật

'Trùm' khu công nghiệp đất Bình Dương nhận loạt 'điểm sáng' kinh doanh quý I: Doanh thu 812 tỷ, lợi nhuận tăng 60%

'Trùm' khu công nghiệp đất Bình Dương nhận loạt 'điểm sáng' kinh doanh quý I: Doanh thu 812 tỷ, lợi nhuận tăng 60%

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 00:19

Trong 3 tháng đầu năm 2024, doanh nghiệp này ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 119 tỷ đồng, tăng 60% so với cùng kỳ năm trước.

'Chạy nước rút' thi công xuyên lễ, hình hài những cây cầu đi bộ nối nhà ga Metro Bến Thành - Suối Tiên đã lộ rõ

'Chạy nước rút' thi công xuyên lễ, hình hài những cây cầu đi bộ nối nhà ga Metro Bến Thành - Suối Tiên đã lộ rõ

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 00:00

Trong 9 cây cầu đi bộ nối nhà ga Metro Bến Thành, 2 cầu đã hoàn thành và 7 cầu còn lại đang được đốc thúc thi công kịp tiến độ.

Tỉnh quy mô kinh tế cao nhất miền Trung di dời 826 cơ sở sản xuất: Vấn nạn được giải quyết, người dân hưởng lợi lớn

Tỉnh quy mô kinh tế cao nhất miền Trung di dời 826 cơ sở sản xuất: Vấn nạn được giải quyết, người dân hưởng lợi lớn

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 00:00

Đến năm 2023, địa phương sẽ hoàn thành di dời 826 cơ sở sản xuất làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân quanh khu vực.