Lãnh đạo ngân hàng thì không được làm “sếp” doanh nghiệp khác

(NTD) - Sắp tới, hàng loạt sếp lớn ngân hàng như bà Nguyễn Thị Nga (SeABank), ông Võ Quốc Thắng (KienLongBank), ông Đỗ Minh Phú (TPBank)... sẽ không cùng lúc được ngồi “ghế nóng” ở cả ngân hàng và doanh nghiệp.

bầu-thắng
Ông Võ Quốc Thắng vừa là Chủ tịch KienLongBank vừa là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Đồng Tâm.

Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung vừa được Quốc hội thông qua chiều 20/11. Trong đó, nhiều điều khoản, quy định nhằm hạn chế sở hữu chéo sẽ có hiệu lực từ 15/1/2018.

Theo quy định mới thì chủ tịch hội đồng quản trị (HĐQT), chủ tịch hội đồng thành viên, tổng giám đốc (giám đốc) của một tổ chức tín dụng không được đồng thời là chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, chủ tịch hội đồng thành viên, thành viên hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, tổng giám đốc hoặc các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác.

Bên cạnh đó, các vị trí khác trong ban điều hành của ngân hàng như tổng giám đốc, phó tổng giám đốc cũng không được đồng thời là thành viên HĐQT hay ban kiểm soát của ngân hàng khác, trừ trường hợp tổ chức đó là công ty con của ngân hàng. Bản thân phó tổng giám đốc mỗi ngân hàng, theo quy định mới, cũng không được làm tổng giám đốc hay phó giám đốc ở bất cứ doanh nghiệp nào khác.

bà-nga
Vừa là Chủ tịch HĐQT SeAbank, bà Nguyễn Thị Nga còn đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn BRG.

Với quy định này, hàng loạt sếp lớn ngân hàng như bà Nguyễn Thị Nga (SeABank), ông Võ Quốc Thắng, ông Đỗ Minh Phú (TPBank)… sẽ buộc phải lựa chọn doanh nghiệp hay ngân hàng trong thời gian tới.

Vừa là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á (SeAbank), bà Nga còn đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn BRG.

Tương tự, ông Võ Quốc Thắng (bầu Thắng) vừa đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT KienLongBank vừa là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Đồng Tâm. Theo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi có hiệu lực từ ngày 15/1/2018, bầu Thắng buộc sẽ phải chọn hoặc KienLongBank, hoặc CTCP Đồng Tâm.

Sau khi xây dựng “đế chế” đủ mạnh ở lĩnh vực vàng bạc đá quý, ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI đã lấn sân sang lĩnh vực ngân hàng bằng thương vụ mua lại cổ phần của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank). Hiện tại ông Phú đang giữ chức Chủ tịch HĐQT tại ngân hàng này. Như vậy, hẳn thời điểm này ông Đỗ Minh Phú sẽ rất đau đầu khi phải chọn một bên là ngành nghề truyền thống kinh doanh gia truyền hay vị trí ông chủ nhà băng nhiều quyền lực.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo là cái tên được nhắc đến với vị trí đầy quyền lực trong ngành hàng không và ngân hàng. Hiện bà Thảo giữ chức vụ CEO VietJet Air và Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBANK). Theo như quy định mới thì có lẽ thời gian tới, bà Thảo cũng phải lựa chọn 1 trong 2 vị trí trên.

ong-Do-Minh-Phu
Ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch TPBank, sẽ phải đưa ra lựa chọn hoặc là chủ ngân hàng hoặc là chủ doanh nghiệp DOJI.

Tân Chủ tịch HĐQT mới của Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) chắc hẳn cũng phải đưa ra lựa chọn sớm khi vừa là “sếp” lớn ở ngân hàng, vừa là chủ của Tập đoàn Gami - Gami Group. Đây là tập đoàn đa ngành, hoạt động trên các lĩnh vực phân phối ô tô và dịch vụ; phát triển các khu đô thị đồng bộ, chung cư cao cấp; dịch vụ gia tăng bất động sản; xúc tiến đầu tư kinh doanh bất động sản và du lịch…

Không phải là cái tên quá nổi bật trong ngành ngân hàng nhưng ông Đặng Khắc Vỹ vẫn có chỗ đứng vững chắc trong ngành khi là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB). Ngoài ra, ông Đặng Khắc Vỹ đang là Chủ tịch Tập đoàn Mareven Food Holdings - một trong những tập đoàn lớn nhất của người Việt Nam ở nước ngoài, hoạt động tại các quốc gia Đông Âu, Tây Âu và một số quốc gia châu Á.

Ông Hồ Hùng Anh, người từng đứng trong top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam nhờ cổ phiếu MNS của CTCP Tập đoàn Masan là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank). Ngoài ra, ông Hồ Hùng Anh còn là Phó Chủ tịch HĐQT Masan.

Trong khi đó, bà Thái Hương nổi tiếng ở cả 2 chức vụ Chủ tịch HĐQT CTCP Sữa TH (THMILK) và Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á.

 Vân Lam

Bao Nguoi Tieu Dung so 386_In_Page_08
 

 

Bình luận

Nổi bật

Thị trường bất động sản vẫn chờ những chính sách mới có hiệu lực

Thị trường bất động sản vẫn chờ những chính sách mới có hiệu lực

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:20

Dù đã bước sang quý II, nhưng thị trường bất động sản (BĐS) vẫn chưa có sự chuyển biến rõ nét khi thanh khoản kém tích cực, nguồn cung vẫn hạn chế… Và kỳ vọng của doanh nghiệp bất động sản là vẫn chờ những chính sách mới có hiệu lực.

[Longform] Đi tìm phân khúc bất động sản tiềm năng trong năm 2024

[Longform] Đi tìm phân khúc bất động sản tiềm năng trong năm 2024

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:19

Nhiều ý kiến cho rằng, thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam trong năm 2024 vẫn còn nhiều cơ hội. Nếu nhìn vào thực tế đang diễn ra, đây hoàn toàn là điều dễ hiểu khi thị trường mới chỉ chớm có sự phục hồi sau thời gian dài trầm lắng. Tuy nhiên, để tìm ra phân khúc tiềm năng cũng như thời điểm thích hợp để “xuống tiền” thì lại cần dựa vào nhiều yếu tố để đánh giá.

Vốn FDI tăng cao, thúc đẩy nhu cầu thuê căn hộ dịch vụ ở Việt Nam

Vốn FDI tăng cao, thúc đẩy nhu cầu thuê căn hộ dịch vụ ở Việt Nam

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:19

Báo cáo của Savills World Research vừa công bố vào tháng 2/2024 cho biết, xu hướng gia tăng về nhu cầu thuê đối với loại hình nhà ở là căn hộ dịch vụ đồng thời được ghi nhận tại Hà Nội và TP.HCM.