Lần đầu tiên, lợi nhuận trước thuế của ACB vượt 20.000 tỷ đồng

(CL&CS) - Vượt qua những khó khăn của thị trường, ACB hoàn thành tất cả các mục tiêu kinh doanh đã thông qua ở đại hội đồng cổ đông thường niên 2023, với mức tăng trưởng tín dụng 17,9%, huy động tăng 16,6%, lợi nhuận vượt 20.000 tỷ đồng, tiếp tục duy trì tỷ lệ nợ xấu trong nhóm thấp nhất ngành.

Cuối năm 2023, ACB có 13.224 cán bộ nhân viên, tăng 620 người so với đầu năm.

Cuối năm 2023, ACB có 13.224 cán bộ nhân viên, tăng 620 người so với đầu năm.

Hoàn thành 100% kế hoạch

Năm 2023, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của ACB đạt 20.068 tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch (20.058 tỷ đồng), tăng trưởng 17,3% so với cùng kỳ năm trước (YoY).

Tăng trưởng lợi nhuận của chủ yếu đến từ thu nhập ngoài lãi tăng 48% YoY. Tỷ trọng đóng góp của thu nhập ngoài lãi vào doanh thu là 24%, nhờ vậy, áp lực lên mảng thu nhập từ lãi giảm. Trong đó, dịch vụ mua bán ngoại tệ và hoạt động đầu tư đóng góp lớn vào tăng trưởng thu nhập của ACB.

Tỷ lệ ROE ở mức gần 25%, tiếp tục là một trong những ngân hàng hoạt động hiệu quả đầu ngành.

Tính đến cuối năm 2023, quy mô tín dụng của ACB đạt 487.602, tăng 17,9% so với đầu năm, cao hơn mức 13,7% bình quân ngành. Đây là mức tăng trưởng tín dụng cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây nhờ chính sách cho vay linh hoạt với tình hình thị trường, bên cạnh nhiều chương trình ưu đãi, hỗ trợ lãi suất, trong đó có gói tín dụng 50.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi giảm đến 3%/năm để cùng khách hàng vượt qua khó khăn.

ACB cũng triển khai hỗ trợ kịp thời theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thông qua Gói hỗ trợ lãi suất 2% với tổng doanh số giải ngân gần 1.900 tỷ đồng; hoặc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02 với tổng dư nợ 2.200 tỷ đồng.

Quy mô huy động năm 2023 của ACB đạt 482.703 tỷ đồng, tăng 16,6% so với đầu năm, cao hơn mức tăng trưởng toàn ngành. Trong đó, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tăng trưởng mạnh mẽ và về đích với mức 22%, đứng top 5 về tỷ lệ CASA toàn ngành.

Tối ưu chi phí, quản trị rủi ro hiệu quả và an toàn

Cùng với những khó khăn chung của nền kinh tế, nợ xấu của ACB tăng lên mức 1,21% trong năm 2023, tuy nhiên ACB vẫn là một trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất thị trường.

ACB cũng là ngân hàng đầu tiên hoàn thành hệ thống quản lý rủi ro liên quan đến lãi suất và thị trường tài chính theo chuẩn mực quốc tế và theo quy định của NHNN tại Thông tư 13/2018/TT-NHNN. ACB đã hoàn thành phần lớn các nội dung có tính phức tạp cao trong yêu cầu về quản trị IRRBB theo Basel III.

Và ACB đặt mục tiêu liên tục cải tiến để duy trì vị thế ngân hàng có mô hình quản lý rủi ro tốt nhất trên thị trường. Tới cuối năm 2023, tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ theo Basel II vượt xa mức quy định tối thiểu, ở mức 12,1%.

ACB tuân thủ các quy định về tỷ lệ an toàn thanh khoản theo quy định của NHNN. Cụ thể, tỷ lệ LDR đạt mức 78% (dưới mức 85% so với quy định), tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn chiếm 17% (thấp hơn nhiều so với mức quy định 30%).

Không chỉ hoàn thành kế hoạch kinh doanh hiệu quả và an toàn, ACB cũng thực hiện nhiều giải pháp nhằm tối ưu chi phí. Năm 2023 ghi nhận chi phí hoạt động của ACB giảm 6,3% so với 2022, nhờ đó tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) được cải thiện còn 33%, giảm so với mức 40% vào cuối năm 2022.

Biểu đồ: Tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận trước thuế của ACB giai đoạn 2010-2023 (đvt: tỷ đồng).

Biểu đồ: Tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận trước thuế của ACB giai đoạn 2010-2023 (đvt: tỷ đồng).

Chuyển đổi số mạnh mẽ, 63% khách hàng mới đến từ kênh online

ACB tiếp tục đầu tư mạnh mẽ cho hoạt động chuyển đổi số. Khách hàng dễ dàng tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng số theo đúng định hướng xã hội không tiền mặt của Chính phủ.

Có thể kể đến ứng dụng Ngân hàng số ACB ONE, hệ thống Ngân hàng tự động ACB Lite, các giải pháp thanh toán cho doanh nghiệp như ACB One Connect, website được nâng cấp và ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI, và là một trong số ít các ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán liên kết với Apple Pay tại Việt Nam…

Năm 2023, số lượng khách hàng tại ACB tăng thêm 28% so với năm 2022, trong đó 63% khách hàng mới đến từ kênh online.

ACB là ngân hàng đầu tiên công bố báo cáo phát triển bền vững riêng tại Việt Nam. Đầu tháng 1/2024, ACB chính thức triển khai gói tín dụng xanh/xã hội 2.000 tỷ đồng cùng nhiều ưu đãi dành cho các doanh nghiệp có phương án sản xuất kinh doanh có lợi cho môi trường và xã hội.

Những thành công trong năm 2023 là kết quả do ACB thực hiện chuyển đổi mạnh mẽ, sáng tạo và trẻ hóa hình ảnh thương hiệu cũng như dẫn đầu nhiều xu hướng dịch vụ tài chính trên thị trường trong khi vẫn liên tục nâng cao năng lực quản trị rủi ro hoạt động.

Năm 2024, ACB sẽ tiếp tục chuyển đổi toàn diện hướng đến mục tiêu là một trong những ngân hàng hoạt động minh bạch, hiệu quả hàng đầu Việt Nam.

Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD

ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 14:08

(CL&CS) - Ngày 20/11/2024, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thông báo tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank từ 75 triệu USD lên 115 triệu USD. Sự kiện này không những tiếp tục khẳng định uy tín của Eximbank trên thị trường tài chính quốc tế mà còn mở ra cơ hội để ngân hàng tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế.

Eximbank giới thiệu giải pháp tài chính thông minh khi mua xe ô tô

Eximbank giới thiệu giải pháp tài chính thông minh khi mua xe ô tô

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 21:57

(CL&CS) - Trong nhịp sống hiện đại, câu chuyện về việc sở hữu xe ô tô không còn đơn thuần là điều xa xỉ, mà đã trở thành một mảnh ghép quan trọng trong bức tranh cuộc sống của nhiều gia đình Việt. Hãy cùng tìm hiểu về hành trình này và khám phá giải pháp tài chính thông minh để hiện thực hóa ước mơ sở hữu xe.

Thực hành ESG: Bộ ba tiêu chuẩn đo lường tính hiệu quả và bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng

Thực hành ESG: Bộ ba tiêu chuẩn đo lường tính hiệu quả và bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:31

(CL&CS) - Hiện nay, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và Net Zero vào năm 2050 là một hành trình đầy thách thức, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến rất phức tạp. Trong đó, các vấn đề về tài chính khí hậu đang là một trong những nỗi trăn trở lớn nhất không chỉ với Việt Nam mà cả các quốc gia khác trên toàn cầu.