Thứ năm, 11/01/2024, 21:56 PM

Kinh tế Việt Nam đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất

(CL&CS) - Theo các chuyên gia, kinh tế Việt Nam đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Trong năm 2024, các chính sách tài khóa sẽ tác động tích cực đến hộ kinh doanh và doanh nghiệp, trở thành chìa khóa chủ đạo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tại Diễn đàn các diễn giả đã chia sẻ những giải pháp cho tăng trưởng kinh tế năm 2024. Ảnh: T.D

Tại Diễn đàn các diễn giả đã chia sẻ những giải pháp cho tăng trưởng kinh tế năm 2024. Ảnh: T.D

Nhiều điểm sáng

Thông tin tại Diễn đàn kinh tế vĩ mô năm 2024 với chủ đề “Kinh tế Việt Nam vượt những cơn gió ngược” các chuyên gia đánh giá, năm 2023, kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng ở góc nhìn ngược lại, nhiều điểm sáng cũng đã xuất hiện, tạo điều kiện tăng trưởng cho năm 2024.

Theo PGS. TS Nguyễn Đức Trung, Hiệu trưởng trường Đại học Ngân hàng TPHCM năm 2023, kinh tế Việt Nam có nhiều điểm sáng như Ngân hàng Nhà nước có 4 lần giảm lãi suất điều hành; tín dụng tăng trưởng 13,7%, phù hợp với các cân đối vĩ mô; tỷ giá điều chỉnh ở mức 2,89%, giúp Việt Nam vượt qua nhiều cú sốc bên ngoài.

Đầu tư công được giải ngân ở mức ấn tượng, đạt trên 81% so với kế hoạch. Chính phủ đã có nhiều giải pháp quyết liệt để đảm bảo cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024 ở mức 6-6,5%.

Ông Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Phó giám đốc Đại học Kinh tế TPHCM cũng chỉ ra những điểm sáng xuất hiện trong năm 2023 đó là xu hướng lạm phát của thế giới đã giảm xuống, tạo nhiều dư địa cho các chính sách hỗ trợ. Kinh tế Việt Nam đã đi qua những giai đoạn lạm phát lên đến đỉnh điểm, các dự báo gần đây đều cho rằng mặt bằng lạm phát sẽ giảm.

Một yếu tố khác là sự hồi phục của du lịch đã tăng nhưng do với trước dịch còn cách xa đỉnh. Do đó, dư địa tăng trưởng ngành du lịch còn rất tốt, nếu có chương trình kích thích mở ra nhu cầu hồi phục nội địa.

Ông Nguyễn Khắc Quốc Bảo có lòng tin tổng cầu nền kinh tế thế giới và Việt Nam sẽ hồi phục tốt hơn trong 2024. Tổng cầu thế giới hồi phục vì hàng tồn kho của Mỹ và EU đã đạt đỉnh vào cuối 2023. Tồn kho đã tăng đỉnh điểm và đã giảm mở ra cơ hội xuất khẩu cho Việt Nam.

Cần giải pháp tổng thể

Song theo các chuyên gia, để kinh tế Việt Nam tăng trưởng trong năm 2024 cần phải thực hiện nhiều giải pháp tổng thể.

Theo TS Võ Trí Thành, chính sách vẫn phải ứng phó với khó khăn, vượt khó. Chúng ta cần có tầm nhìn dài hạn, lo chính sách dài hạn và sớm có hành động, để bớt đi những nỗi nhọc nhằn của ngắn hạn và trước mắt.

Ông Trần Anh Tuấn, Trưởng Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp TPHCM cho rằng, Việt Nam cần giải quyết vấn đề về thủ tục đầu tư. Dòng tiền đưa vào nền kinh tế chậm dù đã có cải thiện. Hiện, một thủ tục nhanh, những dự án nhỏ thời gian làm thủ tục thông thường gấp đôi thời gian triển khai thực hiện, xây dựng. Điều này dẫn đến độ trễ lớn, không tác động ngay lập tức đến nền kinh tế. Kích cầu làm nhiều biện pháp, từ chính sách tiền tệ đến tài khóa, có nhiều chương trình phục hồi kinh tế được triển khai từ năm 2021 nhưng còn chậm.

Theo đó, cơ chế chính sách đầu tư cần được rút gọn về trình tự đầu tư. Nếu quá thận trọng đến mức tự kiềm chế sẽ khó có sự đột phá trong kích cầu tiêu dùng sản xuất, kích cầu sản xuất, xuất khẩu.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, vấn đề mô hình tăng trưởng kinh tế phải có một chính sách dài hạn hơn, nếu đi theo lối mòn chỉ có ổn định trong ngắn hạn. Kinh tế Việt Nam phục hồi sau giai đoạn Covid-19. Đầu tư công được đẩy mạnh, nhưng cũng cần tính toán hiệu ứng trong dài hạn tác động đến tăng trưởng, chuẩn bị nguồn lực hấp thụ dự án như thế nào. Về tiêu dùng, tiêu dùng hiện nay dựa trên bất động sản, du lịch, hạ tầng. Tuy nhiên, tiêu dùng chưa ổn định, mang tính chu kỳ, bài toán đặt ra là làm sao đóng góp để mang tính bền vững hơn…

Theo Tạp chí Hải quan

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.